Phân tích quá trình xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo là gì? Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015?

Hiện nay, việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay vốn để xây dựng sự nghiệp hoặc phát triển công ty thì cân phải có phần tài sản đảm bảo cho quá trình vay của mình. Tài sản đảm bảo được xác định là các loại giấy tờ có giá trị, vật và quyền ở hữu. Việc vạy vốn có tài sản bảo đảm này là việc mà ngân hàng cần tài sản bảo đảm để người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi của mình trong quá trình vạy, đây cũng là cơ sở để Ngân hàng có thể thực hiện phát mại tài sản để thu hồi lại số tiền đã cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay trước đó, tránh tình trạng thâm hụt ngồn tiền của ngân hàng dẫn đến tình trạng phá sản.

Tài sản bảo đảm được hiểu theo cách đơn giản là như thế. Nhưng dưới góc độ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì tài sản bảo đảm được quy định như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ về vấn đề này, và nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định ra sao. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015 này trong bài viết chi tiết dưới đây:

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trên cơ sở quy định của luật định thì để hiểu một cách đơn giản nhất về tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm được xác định bằng các tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, do đó thì tài sản bảo đảm này được xác định dưới ba hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.

Theo nội dung được nêu ra ở trên thì tài sản bỏ đảm được xác thuộc về một người sở hữu có những quyền tài sản của tài sản bảo đảm như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác. Bên cạnh đó thì tại Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá được xác định là trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền. Còn vật hiện hữu là những vận thấy được sử dụng được và có các giá trị tương đương với các khoản vay bảo đảm gọi là tài sản bảo đảm như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì pháp luật này đã quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299, cụ thể:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”.

Như vậy, có thể thấy rằng, điều luật nêu ở trên đã nêu ra quy định về các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý bảo đảm của ngân hàng và nhất là quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm; mặt khác, nó cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về các trường hợp xử lý bảo đảm khác, đồng thời ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định tại một văn bản luật cụ thể về các trường hợp xử lý bảo đảm đầu tiên nêu ở trên là trường hợp thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm. Bên cạnh đó cũng có quy định về trường hợp thứ hai thường xảy ra khi ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ  theo như quy định tại khoản 3, Điều 296, Bộ luật dân sự 2015 hay theo như quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 53, Luật phá sản có quy định về quyền và nghĩa vụ trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản.

Để bộ sung cho những quy định nêu ở trên thì một văn bản luật khác cũng có quy định về trường hợp xử lý bảo đảm đối với những tài sản được bảo đảm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc này, theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự về những trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Mặt khác, các bên cũng có thể thỏa thuận về một số trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đó nêu trong hợp đồng bảo đảm.

2. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào. Mong luật sư co thể giúp em. Gia đình em có 2 cái nhà. 1 cái bố mẹ em đang ở. Còn 1 cái ( cùng đứng tên bố em) dự tính là cho anh trai em. Nhưng khi 2 vợ chồng anh trai của em muốn làm ăn nên đã nói bố mang sổ lên ngân hàng thế chấp để vay vốn. Sau đó làm ăn thất bại. Cố gắng trả lãi hàng tháng theo hạn. Nhưng hơn 1 năm nay đã không còn khả năng trả lãi nữa. Và phía ngân hàng cũng không thấy có quyết định gì. Vậy khi họ quyết định xử lý theo luật thì ngoài ngôi nhà đã thế chấp đó ra, gia đình em có phải trả thêm hay họ có lấy luôn ngôi nhà còn lại để thanh toán số nợ đó không. E cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm:

Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

“Điều 49. Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm

1. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.

Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.”

Có thể thấy gia đình bạn kí hợp đồng vay tiền với Ngân hàng và tài sản thế chấp là ngôi nhà mà gia đình bạn đang ở, hình thức trả là trả lãi hàng tháng theo hạn, đối với việc gia đình bạn đã không trả lãi một khoảng thời gian và cũng xác định không có khả năng tri trả thì có thể khi đến hành thì ngân hàng có thể xử lý tài sản là ngôi nhà thế chấp đó. Nhưng sẽ chỉ được xử lý nếu trong hợp đồng vay có quy định là nếu không trả được nợ thì ngân hàng sẽ có quyền xử lý tài sản thế chấp còn nếu không có quy định này thì dù ngôi nhà là tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng sẽ không có quyền xử lý mà phải khởi kiện đòi tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu có thỏa thuận trước về việc xử lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ có quyền thực hiện một trong các biện pháp quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận:

2. Trường hợp các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận này. Trường hợp không có thỏa thuận riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015?

3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên nhận bảo đảm được bán theo giá tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch liên quan khác nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) biết trước khi bán.

Nếu ngân hàng thực hiện phương pháp xử lý tài sản bằng hình thức đấu giá dựa trên quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP hoặc bán tài sản thì sau khi bán xong được tổng số tiền là bao nhiêu thì ngân hàng sẽ dùng nó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của gia đình bạn, nếu số tiền đó nhiều hơn nghĩa vụ mà bạn phải trả thì gia đình bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền này, ngược lại, nếu thiếu thì gia đình bạn phải có nghĩa vụ bổ sung thêm để hoàn thành nghĩa vụ này.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015 theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về tài sản bảo đảm khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Chủ đề