Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách

Ví dụ 1: Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo nó.

Trả lời:

Những từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở các từ đã cho: Điện thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ.

  • Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
  • Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
  • Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sánh ưu đãi.
  • Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ đem lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ...

Ví dụ 2: Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc…). Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời:

  • Những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó: Lâm tặc, tin tặc, gia tặc….

Ghi nhớ: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

Ví dụ 1: Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau:

a) Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa mô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Kẻ này hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, sông có xin ngài . . nếu giữ , gìn lòng, vào nước xin làm Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng đối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

( Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

a. Thanh minh, tiết, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b. Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang. Tiết, trinh bạch, ngọc.

Ví dụ 2: Tiếng Việt có những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a) Bệnh mất khả năng miễn dịch , gây tử vong.

b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ( chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách

hàng...)

Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

a) Bệnh mất khả năng miễn dịch , gây tử vong =>AIDS

b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ( chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...)=>Ma-ket-tinh

Những từ này có nguồn gốc từ tiếng anh.

Ghi nhớ:

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Trả lời:

Hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới là:

  • X+ trường: Công trường, chiến trường, nông trường,…
  • X+ hóa: Ôxi hóa, công nghiệp hóa, …
  • X + viên: giáo viên, học viên, sinh viên, đoàn viên, nhân viên,... 
  • X + học: sinh học, nhân chủng học, hoá học, sử học,văn học, địa lí học, kinh tế học...

Trả lời:

  • Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo, tài giỏi hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động, kĩ thuật nào đó đạt hiệu quả xuất sắc.
  • Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.
  • Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu , đối thoại trực tiếp qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau.
  • Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
  • Đa dạng sinh học: phong phú, đa dạng về nguồn gien về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 7, hãy chỉ rõ trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Trả lời:

  • Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.
Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Trả lời:

Cách thức phát triển từ vựng:

  • Thêm nghĩa cho từ
  • Thêm số lượng từ ngữ

Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Vì tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

Biến đổi (tăng thêm) nghĩa của từ [edit]

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

             - Ẩn dụ và hoán dụ là phương thức lấy tên gọi (A) của sự vật này (x) để gọi cho sự vật khác (y).

                  + Phương thức ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó) giữa hai sự vật.

                   + Phương thức hoán dụ: dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi, luôn đi đôi) giữa hai sự vật.

             - Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là phương thức phát triển nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ) cũng giống như ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ (ẩn dụ và hoán dụ tu từ). Chỉ có điều, ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ tạo ra các nghĩa ổn định gắn với từ và không còn sắc thái biểu cảm cao. Trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ tu từ tạo ra các nghĩa lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tu từ, biểu cảm trong diễn đạt.

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách
 Từ “miệng” có nhiều nghĩa:

(1)  Há miệng ra

(2)  Miệng cốc

(3)  Nhà có năm miệng ăn

Các nghĩa (2), (3) là các nghĩa ổn định của từ “miệng”, được chuyển nghĩa dựa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ.

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách
“Áo chàm đưa buổi phân li

                Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                                  (Tố Hữu)

Nghĩa của từ “áo chàm” chỉ “đồng bào Việt Bắc” không phải là nghĩa ổn định. Đây là hoán dụ tu từ.

  • Sự phát triển nghĩa của từ làm cho một số từ trở thành các từ nhiều nghĩa. Trong số các nghĩa đó, có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển. Sự chuyển nghĩa trong một số từ có thể có măt cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

Từ ngữ mới [edit]

  • Ngoài phương thức phát triển từ vựng bằng cách tạo thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có, còn có phương thức tạo thêm từ ngữ mới.
  • Việc tạo ra những từ ngữ hoàn toàn mới là ít hơn nhiều so với việc tạo ra từ ngữ mới từ những yếu tố có sẵn theo hai phương thức cơ bản là ghép và láy. Trong hai phương thức này thì phương thức ghép có sức sản sinh cao hơn.

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách
xe + đạp = xe đạp => xe đạp + điện = xe đạp điện

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách
quần + áo = quần áo => quần quần áo áo

Từ ngữ vay mượn [edit]

Mượn từ ngữ nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng và đó là một hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, khi mượn cần cân nhắc, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng không tốt đến tiếng mẹ đẻ.

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách
ma-két-tinh, com-pu-tơ, xà-phòng,…


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Phát triển số lượng từ ngữ có mấy cách

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế