Phong cách thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến

Phong cách thơ của Quang Dũng trong bài Tây Tiến

“Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa” (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD)

Anh/chị hãy chọn và phân tích một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ nhận định trên.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài:

+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ,viết văn,vẽ tranh ,soạn nhạc. Ở phương diện thơ ca, Quang dũng là một nhà thơ kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp lãng mạn và xu hướng hùng ca. Đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.

+ Tây Tiến là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách thơ Tố Hữu .Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đoạn thơ dưới đây là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nét phong cách của Quang Dũng đúng như ý kiến đã cho rằng: “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa”:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu ládữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu, anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Thân bài:

+ Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1974,chiến đấu trên địa bàn rừng núi rộng lớn và hiểm trở vùng biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch.Chiến sĩ Tây tiến phần lớn là những học sinh,sinh viên Hà Nội,chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ nhưng họ luôn sống lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.Năm 1974. Quang Dũng là đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến.Cuối năm 1948,ông được lệnh chuyển sang đơn vị khác.Tại làng Phù Lưu Chanh,Quang Dũng đã sáng tác bài thơ Tây Tiến.

+ Đoạn thơ trên nằm ở phần thứ ba của tác phẩm, thể hiện rõ nét nhất hình tượng người lính Tây Tiến làm nổi bất phong cách thơ Quang Dũng ,qua đó khẳng định rõ ý kiến”…..”

1. Giải thích ý kiến:

+ “Phóng khoáng” : là không bị gò bó bởi những khuôn mẫu hay bài viết có sẵn

+ “Hồn hậu” : hiền từ ,chất phác

+ “Lãng mạn”: vượt lên trên thực tế cuộc sống để phản ánh,thể hiện theo ý muốn chủ quan, dùng trí tưởng tượng bay bổng để lý tưởng hóa vẻ đẹp của hình tượng

+ “Tài hoa”: có tài về nghệ thuật, văn chương

⇒ Đây là những nét riêng trong phong cách thơ Quang Dũng so với các nha thơ khác khi cùng viết về đề tài người lính.

2. Phân tích chứng minh.

– 4 câu thơ đầu thể hiện rõ nét phong cách thơ Quang Dũng khi viết về đề tài người lính:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

+ 2 câu đầu: là những nét chấm phá về ngoại hình của người lính Tây Tiến.Bằng thủ pháp tương phản, một thủ pháp nổi bật của bút pháp lãng mạn,người lính Tây Tiến hiện lên vừa giản dị,vừa lẫm liệt, oai phong.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc: người lính hiện lên không tiều tụy mà ngạo nghễ,ngang tàn,phóng khoáng.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm: người lính như hòa vào thiên nhiên,hồn hậu,bao dung như cây lá mà vẫn toát lên vẻ dữ dội,kiêu hùng,uy nghi, lẫm liệt của những vị chúa tể rừng xanh.

+ 2 câu sau: Vẫn là thủ pháp tương phản đối lập dữ dội,oai hùng với mềm mại, mộng mơ nhằm thể hiện chiều sâu tâm hồn của người lính Tây Tiến. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới: gợi lên ý chí chiến đấu và khát vọng chiến đấu-khát vọng được lưu giữ trong”mộng chiến trường” cao đẹp.Ánh mắt ấy càng làm tôn thêm sự oai phong lẫm liệt trong dáng vẻ,nét kiêu hùng,ngạo nghễ trong tâm hồn người lính có lý tưởng và khát vọng lớn lao.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: thể hiện nỗi nhớ của người lính về những thiếu nữ Hà Nội đáng yêu,kiều diễm,thanh lịch,lãng mạn

– 4 câu sau: vang vọng âm hưởng bi tráng,vừa tha thiết, sâu lắng, vừa hào hùng, dữ dội, vừa trang trọng, thiêng liêng do hàng loạt hình ảnh đầy ấn tượng và các từ Hán việt cổ kính,trang trọng tạo nên.

=> thể hiện rõ nét phong cách phóng khoáng,hồn hậu, lãng mạn và tài hoa của hồn thơ Quang Dũng: “Rải rác…độc hành”

Rải rác biên cương…..: câu thơ mang đến một cảm giác bi hùng về cái chết của ng lính trên dường hành quân.

Chiến trường đi…: câu thơ nói lên ý chí quyết tâm của những thanh niên sẵn sàng hiến dâng cuộc đời và tuổi xuân của mình-những gì đẹp đẽ và quý giá nhất cho Đất nước.
Áo bào…: câu thơ tiếp tục nói về sự hi sinh của người lính:vừa bình dị,đơn sơ,vừa oai phong, sang trọng.Sang trọng,oai phong vì chiếc áo đơn sơ của người lính trong mắt nhà thơ đã hóa thành chiến bào,gợi nhớ hình ảnh oai hùng,lẫm liệt của những tướng sĩ thời phong kiến.

Sông Mã gầm lên…: câu thơ miêu tả tiếng gầm thét đơn đọc mà dữ dội của sông Mã.Sông Mã- chứng nhân lịch sử, thay lời nói cho thiên nhiên, trời đất, núi sông gầm vang “khúc độc hành” bi tráng tiễn đưa những người con yêu quý về yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Khúc động hành- ấy là khúc ca vừa mạnh mẽ, hùng tráng vừa phảng phất âm hưởng cô đơn, ngậm ngùi.
3, Bàn luận,đánh giá:

– Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Tây Tiến nói chung đã làm nên tên tuổi của nhà thơ QD khi viết về đề tài người lính

– Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa,tác giả đã khắc họa hình tượng ng lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn,đậm chất bi tráng.

Kết bài:

– Đoạn thơ là một bức tượng đài bi tráng về người chiến sĩ tây tiến với vẻ đẹp hào hùng của lý tưởng cao cả,của ý chí kiên cường cùng vẻ đẹp hào hoa của những tâm hồn lãng mạn,mộng mơ. Qua đó làm nổi bật rõ nét phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Quang Dũng khi viết về đề tài người lính đúng như ý kiến cho rằng “Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng,hồn hậu,lãng mạn và tài hoa” – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.

Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng

  • Cảm hứng lãng mạn
  • Nét hào hùng hào hoa
  • Tây Tiến (Quang Dũng)

Hướng dẫn

Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua các bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc và đoạn trích Đất Nước? Hãy cùng wikisecret phân tích và gợi ý bài làm ở dưới đây

==>> Bài phân tích phong cách sáng tác của quang dũng

1/ Phong cách nghệ thuật là gì? Biểu hiện của phong cách nghệ thuật? phong cách thơ quang dũng qua bài tây tiến?

2/ Mặc dù nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng sự độc đáo của người nghệ sĩ trong sáng tác nhưng trong những trường hợp đặc biệt như: các tác giả cùng chung phương pháp sáng tác, mục đích sáng tác, hoàn cảnh sáng tác …thì ngoài nét riêng không trộn lẫn họ còn có sự gặp gỡ, điểm chung trong phong cách sáng tác.

3/ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam 1945-1975 nên có gặp gỡ trong một số nét phong cách và nhận xét về phong cách thơ quang dũng

a/ Giới thiệu thật ngắn gọn 3 tác giả tác phẩm và phong cách nghệ thuật của quang dũng qua tây tiến

b/ Nét chung trong phong cách nghệ thuật của 3 nhà thơ.

– Các tác phẩm của họ đều mang đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 hay nói cách khác “phong cách văn học của thời đại chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật của các nhà văn và ngược lại” (SGK Ngữ văn 12 nâng cao trang 171).

+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.

+ Văn học hướng về đại chúng.

+ Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Biểu hiện cụ thể:

+ Về đề tài: Các tác giả thường viết về đề tài Tổ quốc, nhân dân, người lính và đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh của dân tộc và cộng đồng.

+ Về nhân vật trung tâm: là nhân dân anh hùng (người lính trong Tây Tiến, những người kháng chiến trong Việt Bắc, những con người bình dị vô danh làm nên Đất Nước trong đoạn trích Đất Nước).

+ Giọng điệu, cảm hứng chính: là cảm hứng tự hào, ngợi ca – ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những tình cảm lớn (đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, tình cảm với người lính, tình yêu lãnh tụ); lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc…

+ Về ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ truyền thống gần gũi, quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân….

c/ Lí giải vì sao có sự giống nhau:

– Các tác giả đều là những người con ưu tú trực tiếp tham gia vào cuộc chiến của dân tộc (nhà thơ-chiến sĩ).

– Cùng sáng tác dưới ánh sáng soi đường của Đảng, đề cương văn hoá của Đảng.

  • Cùng sáng tác trong 30 năm chiến tranh.
  • Cùng có tình yêu Tổ quốc, nhân dân anh hùng,…

4/ Đánh giá:

– Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các tác giả đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh và cổ vũ chiến đấu.

– Ngoài nét chung mỗi tác giả vẫn có nét riêng đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của sáng tạo nghệ thuật: không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình (nêu qua phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ).

– Các tác giả và tác phẩm của họ sẽ sống mãi cùng độc giả mọi thời đại bởi những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc và mỗi chúng ta tự hào về họ.

  1. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Việt Bắc -Tố Hữu
  2. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
  3. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Tây Tiến Quang Dũng

Từ khóa tìm kiếm : phong cách nghệ thuật của quang dũng, phong cách sáng tác của quang dũng, phong cách thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật quang dũng, phong cách thơ quang dũng qua bài tây tiến, phong cách nghệ thuật thơ quang dũng, nhận xét về phong cách thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật của quang dũng qua tây tiến, phong cách nghệ thuật của nguyễn khoa điềm, phong cách quang dũng, đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả quang dũng, phong cách nghệ thuật của quang dũng qua bài thơ tây tiến, phong cách thơ của quang dũng, nhận xét phong cách thơ quang dũng, nhận định về phong cách thơ quang dũng, phong cách sáng tác quang dũng, phong cách của quang dũng, phong cách sáng tác của nhà thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ quang dũng, đặc điểm phong cách thơ quang dũng, đặc điểm thơ quang dũng, phong cách thơ nguyễn khoa điềm, phong cách thơ của nguyễn khoa điềm, phong cách sáng tác của nguyễn khoa điềm, đặc điểm thơ quang dũng qua bài tây tiến, đặc điểm sáng tác của quang dũng,