Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng

Phun thuốc trừ sâu là một công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cho cây hoa hồng. Sau đây là hướng dẫn bà con phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng đúng cách để bảo vệ cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trồng cây hoa hồng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu cũng như các rủi ro về dịch bệnh làm giảm chất lượng của hoa khiến người nông dân phải chịu thiệt hại về kinh tế. Để bảo vệ cây trồng, việc phun thuốc trừ sâu là không thể thiếu và khi thực hiện cần đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Sau đây các chuyên gia Agridrone Việt Nam xin chia sẻ một số lưu ý khi phun thuốc sâu cho hoa hồng.

Nguyên tắc khi phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng

Khi phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng, bà con cần đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc sau đây:

Đúng thuốc:

Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng

Sử dụng đúng thuốc đúng bệnh thì mới mang lại hiệu quả cao, do vậy người nông dân khi phun thuốc cần đảm bảo nguyên tắc ‘sâu bệnh nào sử dụng đúng thuốc đấy’. Nên chọn các thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu quả cao, ít độc hại đối với sinh vật có ích, thời gian cách ly ngắn.

Pha thuốc đúng nồng độ:

Bà con cần pha thuốc theo đúng nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Không pha thấp hơn vì sẽ không có tác dụng, thậm chí dễ gây bùng phát dịch. Cũng không được pha với nồng độ cao hơn khuyến cáo vì sẽ gây hại cho con người và côn trùng có ích, thậm chí gây hại cho cây trồng.

Phun thuốc đúng lúc:

Các chuyên gia khuyến cáo, bà con nên phun thuốc trừ sâu vào thời điểm sâu lúc còn ở dạng trứng và sâu non; phun trừ bệnh vào giai đoạn đầu phát bệnh.

Ngoài ra nên phun thuốc lúc trời râm mát, không có gió to, không phun thuốc lúc trời sắp mưa. Hạn chế phun thuốc khi cây đang ra hoa. Không phun thuốc khi trời nắng nóng vì dễ giảm hiệu lực của thuốc.

Phun thuốc đúng cách

  • Khi phun thuốc trừ sâu cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho người phun.

  • Không tự ý phối trộn nhiều loại thuốc, cần có hướng dẫn của chuyên viên nông nghiệp.

  • Phun thuốc ở dạng sương mù, phun theo hướng từ trên xuống hay từ dưới lên tùy từng loại sâu bệnh. Chẳng hạn như nhện đỏ phun từ dưới lên, bệnh đốm đen vàng lá phun từ trên xuống…

  • Thuốc sau khi pha phải sử dụng ngay, không được để qua đêm vì có thể gây độc hại cho con người, môi trường, cây trồng.

  • Nếu như diện tích trồng cây rất rộng và nhiều thì bà con nên kiểm tra sâu bệnh thường xuyên trên từng cây, nếu xuất hiện sâu bệnh thì đánh dấu và sử dụng bình phun nhỏ để tiêu diệt kịp thời, tránh bùng phát thành dịch.

Lưu ý khi tiến hành phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng

Khi phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng, tùy từng khu vực mà bà con lựa chọn phương thức phun phù hợp, chẳng hạn như nếu khu vực hồng cảnh quan, thưa thớt thì bà con nên dùng bình 16 lít để phun, khu vực hồng cũ mật độ cây dày hơn thì sử dụng máy nén khí để phun.

Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng

Khi dịch bệnh xuất hiện, cần phun liên tục 3 ngày 1 lần, phun liên tiếp 3 lần để tiêu diệt triệt để sâu bệnh.

Lựa chọn loại thuốc có tính đặc trị cao để tránh phải phun quá nhiều lần mà không hiệu quả, thậm chí sâu bệnh có thể kháng thuốc. Sau 3 lần phun nên thay đổi thuốc để đạt hiệu quả.

Bao bì thuốc sau khi phun thuốc xong phải thu gom tiêu hủy, không vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Bà con nên theo dõi kiểm tra cây trồng thường xuyên để tránh bùng phát dịch, phải thực hiện phun định kỳ.

Phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng bằng máy bay

Khi phun thuốc trừ sâu cho hoa hồng với diện tích lớn, một giải pháp hiệu quả, tiết kiệm lại an toàn cho người nông dân đó là phun thuốc trừ sâu bằng máy may. Những chiếc máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho bà con trong thời đại 4.0. Việc ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu vừa giúp tăng hiệu suất, giảm chi phí nhân công cũng như chi phí nguyên liệu, tiết kiệm sức lao động, hiệu quả phun thuốc trừ sâu cao, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người nông dân.

Agridrone Việt Nam hiện nay là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và phân phối máy bay không người lái trong nông nghiệp. Agridrone cũng là đại lý phân phối chính hãng của DIJ, hãng sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới. Ngoài ra Agridrone Việt Nam còn có thành lập nhiều trạm phun ở nhiều vùng trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay giúp bà con ứng phó, dập dịch kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm.

Để được tư vấn lựa chọn máy bay phun thuốc trừ sâu phù hợp, hoặc trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Website: https://agridrone.vn/

Fanpage: Agridrone – Máy bay phun thuốc Việt Nam

Hotline: 07 9955 8855.

Mô tả.🌷detto : Là chế phẩm diệt muỗi,côn trùng dùng trong gia dụng và y tế. nhưng có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát và tiêu diệt Trĩ,Rầy Rệp,Rùi Vàng,Kiến,Bù Xè...- Đóng chai Scudetto: 100 ml.🌷Cách sử dụng:Thuốc detto sử dụng để diệt Trĩ,Rầy,Rệp,Kiến,Bù Xè...trên cây hoa hồng rất tốt.+ Phun tồn lưu: Pha 5ml chế phẩm / 1lit nước .phun 1lit dung dịch cho 20m2 bề mặt.Thời gian cách ly: 60 phútPhun tồn lưu: hiệu lực 30 ngày.+ Phun ngoài trời,xung quanh nhà: pha 1ml/1lit nước phun ướt điều bề mặt.+ Phun cho Hoa Hồng:Pha 1ml/1lit nước(pha 16-20ml/ 20lit) xịt mặt trên, mặt dưới, và nụ, hoa của cây hoa hồng (nếu cây hoa hồng bị bệnh trĩ nặng)Nên xịt vào sáng sớm hoặc chiều tối khi trời lặng gió. Sau khi xịt cách ly 30phút.Cây bị bệnh: phun nhắc lại sau 3 ngày.Phòng bệnh: 1tuần -10 ngày phòng 1 lần.

Nhớ đeo khẩu trang, bao tay và kính mắt phòng hộ.

Chi tiết sản phẩm

SKU s3889690798
Thương hiệu OEM
Kho hàng Tiền Giang
d 913

Ở thời điểm hiện tại (tháng 12), thời tiết ở miền Tây giờ đã nắng nóng trở lại. Và đây là thời điểm bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng khá nhiều, nhất là đối với các cây hoa hồng đang ra tược non, đây là MỒI NGON cho bọ trĩ. Do đó, tôi thường phun ngừa bọ trĩ và nhện đỏ với tần suất nhiều hơn so với lúc mưa nhiều.

Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng
Đọt non và các lá hồng non bị quéo lại và xuất hiện những quầng thâm đen như bị cạo gió do bị bọ trĩ tấn công

Khi bọ trĩ tấn công cây hoa hồng, chúng hút nhựa cây và làm cây hồng bị giảm sức sống nghiệm trọng, nó không làm chết cây hồng ngay lập tức, nhưng bọ trĩ làm cây hồng gần như không ra tược non, cây không ra hoa, lá biếng dạng teo tóp lại làm giảm khả năng quang hợp.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ hại hoa hồng

Bên cạnh đó, điều đáng sợ là khả năng sinh sổi nảy nở cực lẹ. Nếu không diệt trừ bọ trĩ kịp thời, chỉ 1 tuần là toàn bộ vườn đã bị bọ trĩ tấn công nặng.

Còn về cách sử dụng loại thuốc nào diệt trừ bọ trĩ trên cây hoa hồng anh chị xem thêm bài viết:

Diệt trừ bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng

 Và thêm 1 điều tôi muốn nói ở bài viết này đó là khi thấy cây hồng bị bọ trĩ làm quăng queo lá rồi nôn nóng mà phun thuốc liên tục cho cây hằng ngày.

Trước kia, khi tôi mới trồng hồng, chăm sóc cây hồng đã khó, tôi rất vui mừng khi nhìn cây mình chăm sóc đâm tược non xanh mơn mởn. Vì thế khi nhìn thấy cái đọt hồng này bị quăng queo, nhăng dúm lại. Tôi liền tìm thuốc phun. Mua thuốc xong, với tâm lý:

+ Thôi pha đậm đặc tí cho mấy con này mau chết. Hôm nay phun xong, hôm sau nóng ruột cứ xem cây. Hazza, sao lá vẫn còn quăng queo, thôi xịt thêm lần nữa cho chắc ăn. Đến hôm sau lại lo lo…phun 2 lần chắc chưa đủ để diệt hết bọ trĩ, chơi thêm lần nữa…Tôi cứ phun liên tục, ngửi thuốc riết mệt trong người không phun nổi nên ngưng…

Kết quả… 4-7 ngày sau nhìn đọt non cây hồng vẫn bị cháy, quăng lại…Lúc này tôi cũng hơi hoang man, không biết thử thêm thuốc khác hay thế nào đây… Tôi bỏ mặc cây hồng trong khoảng 1 tuần, thì lúc này tự nhiên tôi nhận thấy bọ trĩ đã ít gây hại hẳn??? Oh, tự nhiên bọ trĩ bỏ đi???

Đến sau này, tôi được 1 người trồng hồng ở Sa Đéc bảo rằng:

Mầy xịt quá liều rồi còn xịt thuốc trị bọ trĩ liên tục, người còn cháy huống chi lá hồng. Mấy cái lá đó cháy là do mầy phun thuốc quá trời nên nó làm cháy lá. Và chú mới nói về cách xịt thuốc: 1-3-7

Xịt thuốc trị bọ trĩ nên pha thêm thuốc trị nhện đỏ vào luôn cho ít tốn công. Để diệt bọ trĩ khi vườn hồng bị nó phá nặng nề thì phải phun 3 lần (1-3-7):

+ Lần I

+ Lần II: cách lần I, 3 ngày

+ Lần III: cách lần II, 7 ngày

Không được nóng vội mà xịt liên tục hằng ngày và phun quá liều trong hướng dẫn (vừa tốn thuốc, vừa gây ngộ độc cây hồng, làm cháy lá hồng, và quan trọng là các thuốc trừ bọ trĩ khá độc, tác dụng không tốt cho con người nếu tiếp xúc liên tục).

Cây hồng cũng giống con người, khi bệnh, uống thuốc Tây thì lần này cách lần trước cũng 3-4 tiếng đồng hồ là tối thiểu, bác sĩ dặn mỗi lần uống 1 viên là đủ thì chắc không ai uống chi 2-3 viên thuốc, uống liên tục là mệt trong người!

Có chăng mỗi ngày vào sáng sớm nên tưới nước đẫm thân lá để rửa trôi bớt bọ trĩ và tạo môi trường ẩm cục bộ (bọ trĩ không thích ẩm cho lắm!) đồng thời do đây đến Noel có nhiều đêm sương khá nhiều, nên tưới rửa lá cây hồng vào sáng sớm để rửa trôi sương muối gây hại (nếu có).

Tóm lại: cho dù là phun thuốc trị nấm bệnh hoặc bọ trĩ nhện đỏ thì cây hồng cũng cần 1 thời gian mới hồi phục, ra tược non mới. Chứ không phải phun vào là cây hồng sẽ hết liền.

Nên hỏi cửa hàng BVTV, tìm mua thuốc đặc trị bọ trĩ và nhện đỏ. Sau 1-2 ngày phun loại thuốc này, thấy bọ trĩ không gây hại nhiều thêm đáng kể, chứng tỏ thuốc có tác dụng thì cứ yên tâm phun theo lịch trên từ từ cây sẽ khỏi.

 Một số ý mà tôi đã nhớ lại những gì nhà vườn trồng hồng đã nói với tôi. Tôi gõ lại và chia sẻ cùng mọi người. Con cám ơn cô Hằng, và bạn Mai đã gợi ý cho bài viết này!

  • Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng
  • Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng
  • Phun thuốc diệt muỗi cho hoa hồng