Phương pháp dạy học khám phá là gì

 Học tập khám phá là một dạng học tập mà ở đó, những người học học cách nhận ra vấn đề, mô tả giải pháp sẽ như thế nào, tìm kiếm thông tin có liên quan, phát triển và thực hiện chiến lược được lựa chọn để giải quyết vấn đề đó.

1.1.1.2.Mục đích của học tập khám phá

          Mục đích của học tập khám phá là:

- Tăng cường học tập sâu

- Tăng cường kĩ năng siêu nhận thức.

- Tăng cường sự tham gia của người học.

          Trong học tập khám phá, người học được tham gia đắm mình trong cộng đồng thực hành, giải quyết các vấn đề với nhau. Nó khuyến khích người học tìm tòi khám phá xây dựng trên kinh nghiệm và kiến thức có sẵn trong quá khứ, sử sụng trực giác, trí tưởng tượng và sáng tạo của mình, tìm kiếm các thông tin mới để khám phá sự thật, tương quan và chân lí mới. Học không bằng hập thụ những gì mình đã nói hoặc đọc, nhưng tích cực tìm kiếm câu trả lời và giải pháp. Nó dựa trên ý tưởng người học có nhiều khả năng nhớ khái niệm mà họ tự mình tìm ra. Học tập khám phá cung cấp cho người học cơ hội để phát triển giải thuyết để trả lời câu hỏi và có thể đóng góp vào sự phát triển cảm xúc và học tập suốt đời. Người học đề xuất sự cố hoặc vấn đề, thu thập dữ liệu hoặc quan sát để phát triển giả thuyết, khẳng định hoặc tinh chỉnh các giả thuyết của họ, và giải thích hay chứng minh vấn đề đó.

1.1.1.3.Vai trò của học tập khám phá với công nghệ giáo dục

          Một trong những vấn đề khó khăn chính của học tập khám phá là việc tải nhận thức có liên kết với nó, đầy bộ nhớ làm việc, nơi mà người học cảm thấy choáng ngợp vì họ không tin rằng họ có những kĩ năng cơ bản hoặc thông tin để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng hiện nay, học tập khám phá đã không còn quá khó khăn và ngày càng trở nên dễ dàng hơn vì đã có những công nghệ giáo dục hiện đại như sử dụng internet, máy tính cầm tay, điện thoại thông minh... Hơn nữa, Swaak và Jong (2001) cho rằng, người học được trao cho sự tự do để khám phá những công nghệ và con đường khác nhau, để thực hiện công việc. Qua đó họ đạt được khả năng trực giác thông qua việc học tập khám phá so với người học buộc phải đi theo một lộ trình nhất định do giáo viên đặt ra. Các kĩ năng trực giác đã đạt được rất hữu ích cho những nỗ lực học tập khám phá trong tương lai, giúp người học trở nên sáng tạo hơn và làm tăng kĩ năng giải quyết vấn đề của họ, xác định được con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất cho việc học tập của họ. Điều này nhấn mạnh những tác động tích cực của học tập khám phá với công nghệ và những giá trị kĩ năng người học đạt được từ nó, làm cho nó trở thành một phương pháp hiệu quả của việc học.

1.1.2. Dạy học dựa vào học tập khám phá

1.1.2.2.Khái niệm dạy học dựa vào học tập khám phá

Dạy học dựa vào học tập khám phá là một cách tiếp cận của người dạy để hướng dẫn người học tương tác với môi trường bằng cách khám phá và thao tác các đối tượng, trả lời những câu hỏi và tranh luận hoặc thực hiện các thí nghiệm thực tế để làm sáng tỏ và phát triển vấn đề cần học tập.

1.1.2.3.Các hình thức và  mức độ của dạy học khám phá

a) Các hình thức của dạy học khám phá

          Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấp lên trình độ cao, tùy theo năng lực tư duy của người học, tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề nghiên cứu và cách thực hiện. Các dạng của hoạt động khám phá trong học tập có thể là:

          - Trả lời câu hỏi.

          -  Điền từ, điền bảng, tra bảng...

- Lập bảng, biểu đồ, đồ thị...

- Thử nghiệm, đề xuất giải quyết, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả.

- Thảo luận, tranh cãi về một vấn đề

- Giải bài toán, bài tập.

- Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp cải thiện thực trạng, thực nghiệm giải pháp lớn.

- Làm bài tập lớn, chuyên đề, đề án...

b) Các mức độ của dạy học khám phá

          Khi xem xét hoạt động khám phá của HS, người ta chú trọng tới mức độ chủ động, tính độc lập hoạt động của HS. Để phân biệt các mức độ của hoạt động dạy học khám phá, ta có thể căn cứ vào mức độ can thiệp của GV vào quá trình khám phá của HS. Như vậy, dạy học khám phá thường được chia ra làm ba dạng, ứng dụng với các mức độ khác nhau:

-         Mức độ 1: DHKP có dẫn dắt (Guided discovery learning). Vấn đề và đáp án được GV đưa ra, HS tìm cách lí giải.

-         Mức độ 2: DHKP có sự hỗ trợ (Modified discovery learning). Vấn đề được GV đưa ra, HS tìm đáp án trả lời.

-         Mức độ 3: DHKP tự do (Free discovery learning). Vấn đề và đáp án do HS tự khám phá.

Bảng 1.1. Các dạng hoạt động khám phá

Dạng

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

DHKP

1

Nêu các hoạt động để HS thực hiện

Hoạt động theo hướng dẫn của GV để đạt mục đích

Khám phá có hướng dẫn hoàn toàn

2

Đặt vấn đề, để ngỏ phương pháp giải

Tự tìm lấy con đường để giải

Khám phá có hướng dẫn một phần

3

Chọn tình huống xuất phát hay chấp nhận tự lựa chọn của HS

Xác định vấn đề trong tình huống, tìm lời giải theo con đường của mình

Khám phá tự do

1.1.2.4.Đặc điểm của dạy học khám phá

Theo Bicknell-Holmes and Hoffman (2000), dạy học khám phá có ba đặc điểm sau đây:

          1.Khảo sát và giải quyết vấn đề để hình thành, khái quát hóa kiến thức

          Đặc điểm thứ nhất này rất quan trọng. Thông qua việc khảo sát và giải quyết vấn đề, HS có vai trò tích cực trong việc tạo ra kiến thức, thay cho việc chỉ lắng nghe bài giảng, HS có cơ hội vận dụng các kĩ năng khác nhau trong các hoạt động, HS chính là người làm chủ việc học chứ không phải là thầy giáo.

          2.HS thu hút vào hoạt động, hoạt động dựa trên sự hứng thú và ở đó HS có thể xác định được trình tự và thời gian.

          Đặc điểm thứ hai này khuyến khích HS hoạt động theo nhịp độ riêng của mình. Học tập không phải là một tiến trình cứng nhắc không thay đổi được. Đặc điểm này giúp HS có động cơ và làm chủ việc học của mình.

          3.Hoạt động khuyến khích việc liên kết kiến thức mới vào vốn kiến thức của người học.

          Đặc điểm thứ ba này dựa trên nguyên tắc là sử dụng kiến thức mà HS đã biết làm cơ sở cho việc xây dựng kiến thức mới. Trong dạy học khám phá, HS luôn luôn đặt trong những tình huống sao cho từ kiến thức vốn có của mình các em có thể mở rộng hay phát hiện ra những ý tưởng mới.

          Từ ba đặc điểm trên, dạy học khám phá 5 điểm khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống là:

                   + Người học tích cực chứ không thụ động.

                   + Việc học tập có tính quá trình chứ không là nội duung.

                   + Thất bại là quan trọng.

                   + Phản hồi là cần thiết.

                   + Sự hiểu biết sau hơn.

          Theo M.D.Hsiniki (1998), dạy học khám phá có ba đặc điểm chính sau đây:

*Học tập tích cực

          Người học tập là người tham gia tích cực trong quá trình học tập không phải là một chiếc thuyền rỗng chứa những lời giảng của thầy cô giáo.

          - Khi HS là người tham gia tích cực, HS sẽ tập trung chú ý cao hơn trong quá trình học tập của mình. Việc học tập sẽ không diễn ra nếu HS lơ là với việc học tập.

          - Các hoạt động nhằm tập trung chúc ý của HS vào những tư tưởng then chốt mà các em xem xét. Các hoạt động luôn được thiết kế để làm rõ một khái niệm hay quy trình chứ không chỉ vì để hoạt động tích cực. Giai đoạn đầu tiên của quá trình học tập là phát hiện ra cái cần được học và HS được thu hút vào những hoạt động đó.

          - Tham gia tích cực nhằm để kiến tạo nên những lời giải, nhờ vậy mà HS sẽ có cơ hội thực hiện các quá trình xử lí thông tin một cách sâu  sắc hơn. Khi học tập khám phá HS dựa vào kiến thức trước đó để đáp ứng những yêu cầu của các hoạt động. Vì vậy, các em dễ huy động lại về sau khi cần vì nó đã có sự gắn kết với các kiến thức đã học của các em.

          - Học tập khám phá giúp HS có cơ hội nhận được phản hồi sớm về sự hiểu biết của mình. Trong cách dạy truyền thống, GV thừơng dạy học theo tốc độ của mình, thường ít quan tâm HS có nắm được các thông tin thầy giáo truyền đạt hay không. Trong dạy học khám phá, việc hổng kiến thức cảu HS không thể bị bỏ qua; việc học phản hồi của GV xảy ra ngay trong bản thân nhiệm vụ học tập; HS thành công hay thất bại. GV chính là nguồn phản hồi khi GV xem xét sự tiến triển của HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, GV phải đối mặt với những thực trạng về sự hiểu biết của HS và bắt buộc GV phải có những ứng xử kịp thời.

          - Học trong môi trường tích cực làm cho HS có sự “ ghi nhớ có tình tiết” tức là việc ghi nhớ này gắn liền với một sự kiện. Nhờ thế mà HS có thể tái tạo lại kiến thức nếu họ quên.

           - Dạy học khám phá gợi được động cơ học tập cho HS. Hầu hết các quá trình dạy học khám phá là khêu gợi được tính tò mò của HS. Khía cạnh tò mò và quá trình tìm kiếm những điều còn ẩn dấu nhằm thỏa mãn tính tò mò cả hai đều là những dạng động cơ.

* Học tập có ý nghĩa

          Một chìa khóa thành công thứ hai của dạy học khám phá đó là học tập có ý nghĩa.

          - Dạy học khám phá có nhiều ý nghĩa vì nó tận dụng sự liên tưởng của bản thân HS như là cơ sở của sự hiểu biết. Trong học tập khám phá, HS phải sử dụng ngôn ngữ riêng của mình để diễn tả những hiểu biết của mình phát hiện. Có cơ hội liên kết kiến thức mới với hệ thống kiến thức vốn có cảu mình; điều này giúp HS có thể huy động lại chúng khi cần.

          - Dạy học khám phá buộc HS phải đương đầu với những ý tưởng hiện có của mình về chủ đề, nhiều trong chúng có thể là những sự hiểu biết sai lệch, và làm cho nó tương thích với điều mà các em quan sát. Trong giáo dục khoa học, một trong những vấn đề khó khăn nhất là vấn đề hiểu sai của HS. Trong dạy học khám phá, HS có cơ hội để điều chỉnh lại nhận thức sai của mình nhờ vào môi trường học tập.

          - Dạy học khám phá có tính cụ thể và do đó dễ cho người bắt đầu học trong lĩnh vực nào đó. Hầu hết các nhiệm vụ khám phá được dựa trên các bài toán thực hoặc tình huống thực. Vì vậy, dạy học khám phá giúp HS dễ dàng hiểu được kiến thức.

          - Dạy học khám phá làm cho thông tin rõ ràng hơn. Trong dạy học khám phá, các kiến thức thường được trình bày trong một bối cảnh gắn liền với công việc sử dụng nó, người học dễ nhận ra cách sử dụng nó và thấy được giá trị của kiến thức đối với mình.

          - Dạy học khám phá khuyến khích người học tự nêu câu hỏi và tự giải quyết các bài toán, nhờ đó HS sẽ tự tin hơn khi gặp các vấn đề cần giải quyết.

*Thay đổi niềm tin và thái độ

          - Dạy học khám phá cho HS niềm tin rằng sự hiểu biết có được là do chính các em kiến tạo lấy chứ không phải nhận từ thầy giáo.

          - Dạy học khám phá cho HS thấy rằng khoa học là một quá trình chứ không phải là tập hợp các dữ kiện. Dạy học khám phá được thiết kế nhằm cho phép HS hành động như một nhà khoa học. HS có dịp trải qua quá trình quan sát, thử - sai, hình thành giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết...

          - Dạy học khám phá đặt nhiều trách nhiệm về học tập hơn cho người học. Trong quá trình học tập khám phá, HS thường phải vận dụng các quá trình tư duy để giải quyết vấn đề và phát hiện ra các điều cần học; vì vậy các em phải có nhiều trách nhiệm hơn trong học tập của mình.

=> Nhận xét: Từ hai quan điểm về đặc điểm của hai tác giả thì ta nhận thấy rằng:

Theo tác giả Theo Bicknell-Holmes and Hoffman (2000), dạy học khám phá có ba đặc điểm là :

1.Khảo sát và giải quyết vấn đề để hình thành, khái quát hóa kiến thức.

2.HS thu hút vào hoạt động, hoạt động dựa trên sự hứng thú và ở đó HS có thể xác định được trình tự và thời gian.

3.Hoạt động khuyến khích việc liên kết kiến thức mới vào vốn kiến thức của người học.

Theo M.D.Hsiniki (1998), dạy học khám phá có ba đặc điểm chính là:

1.Học tập tích cực.

2.Học tập có ý nghĩa.

3.Thay đổi niềm tin và thái độ.

          Vậy đặc điểm của dạy học khám phá là

1.1.2.5.Những ưu điểm và hạn chế của dạy học khám phá

          Dạy học khám phá [48] có những ưu điểm và hạn chế sau:

          Ưu điểm:

-         DHKP làm cho HS tích cực trong tiến trình học tập, khi tham gia học tập thì HS chú ý hơn.

-         DHKP thúc đẩy tính tò mò.

-         DHKP thúc đẩy sự phát triển các kĩ năng học tập cao về đời sống xã hội.

-         DHKP cho phép cá nhân hóa kinh nghiệm học tập.

-         DHKP có tính khuyến khích cao vì nó cho phép các cá nhân có cơ hội trải nghiệm và khám phá điều gì đó cho chính bản thân.

-         DHKP xây dựng trước tiên trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết của HS.

-         Hoạt động DHKP tập trung sự chú ý của HS vào những ý tưởng hay các kĩ thuật quan trọng.

-         DHKP buộc HS phải luôn phản hồi và những kết quả phản hồi này trong tiến trình xử lí thông tin sẽ trở nên sâu sắc hơn nhiều so với việc ghi nhớ đơn thuần.

-         DHKP cung cấp cho HS cơ hội nhận được phản hồi nhanh về hiểu biết của HS.

-         DHKP cho phép HS kết nối thông tin với các sự kiện để tạo ra sự kích thích đối với việc ghi nhớ thông tin.

-         DHKP là động cơ thúc đẩy, nó có khả năng kết hợp ý muốn của các cá nhân về giải quyết vấn đề thành công với việc nhớ lại thông tin.

Hạn chế:

-         DHKP có khả năng gây nhầm lẫn cho HS nếu HS không có nền tảng kiến thức ban đầu.

-         DHKP có những hạn chế vè thực hành khi các trường học không coi đó là phương pháp dạy học chính để HS học các bài học.

-         DHKP không hiệu quả, nó quá tốn thời gian cho việc thực hiện các hoạt động bài học, sẽ không đủ thời giờ để HS có thể “khám phá” hết tất cả mọi điều trong năm học của HS.

-         DHKP yêu cầu GV phải chuẩn bị nhiều thứ dành cho chỉnh sai, nhiều phản hồi về việc HS mắc sai lầm (quá trình thử và sai).

-         DHKP có thể trở thành rào cản, đó là có quá nhiều kĩ năng quan trọng và thông tin quan trọng mà tất cả HS nên học.

-         Nếu DHKP được thực hiện như một thuyết giáo dục quan trọng bậc nhất thì dễ có khuynh hướng tạo ra một nền giáo dục không đầy đủ [48].

Chúng tôi bổ sung thêm một số hạn chế khsc của DHKP trong lớp truyền thống:

-         DHKP truyền thống với số đông HS thì không đủ các chuyên gia trợ giúp trong các pha phản hồi ngay tức thì. Khi HS chọn sai một lựa chọn thì DHKP truyền thống không ngay lập tức đưa ra thông tin cũng như hướng dẫn bổ trợ cho HS.

-         DHKP truyền thống thường phải có thầy mới thực hiện được các pha dạy học. HS khám phá theo các yêu cầu của thầy.

1.2.1. Nguyên tắc.

            Học tập khám phá có 5 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc 1: giải quyết vấn đề.

            Nhà giáo nên hướng dẫn và tạo động lực cho người học để tìm kiếm các giải pháp bằng cách kết hợp thông tin có được hiện tại và các thông tin mới, đơn giản hóa kiến thức. Bằng cách này, người học là động lực thúc đẩy việc học, có một vai trò tích cực và thiết lập ứng dụng rộng rãi cho các kỹ năng thông qua các hoạt động khuyến khích rủi ro, giải quyết vấn đề và thăm dò.

Nguyên tắc 2: Quản lí người học.

Nhà giáo nên cho phép người học học để làm việc hoặc một mình hoặc với người khác, và học theo tốc độ của riêng họ. Sự linh hoạt này làm cho việc học hoàn toàn ngược lại một trình tự tĩnh của bài học và các hoạt động, nó làm giảm người học những sự căng thẳng không cần thiết, và làm cho họ cảm thấy họ có sở hữu học.

Nguyên tắc 3: Tích hợp và kết nối.

Nhà giáo nên dạy người học làm sao để kết hợp kiến thức có trước với mới, và khuyến khích họ kết nối với thế giới thực. Các tình huống quen thuộc trở thành cơ sở thông tin mới, khuyến khích người học để mở rộng những gì họ biết và phát minh ra một cái gì đó mới mẻ.

Nguyên tắc 4: Phân tích thông tin và giải thích.

Học tập khám phá là định hướng quá trình định hướng nội dung, và được dựa trên giả định rằng việc học không phải là một tập hợp đơn thuần của sự kiện. Người học trên thực tế học để phân tích và giải thích các thông tin có được, chứ không phải học thuộc lòng các câu trả lời đúng.

Nguyên tắc 5: Thất bại và phản hồi.

Việc học không chỉ xảy ra khi chúng ta tìm thấy những câu trả lời đúng. Nó còn chỉ ra thông qua sự thất bại. Học tập khám phá không tập trung vào việc tìm kiếm các kết quả đúng cuối cùng, nhưng có những điều mới chúng ta khám phá ra trong quá trình này. Và đó là trách nhiệm của người hướng dẫn để cung cấp thông tin phản hồi, vì không có nó học tập không đầy đủ.

Những bài học thông qua học tập khám phá phải được thiết kế tốt, dựa trên kinh nghiệm và tương tác. Nhà giáo hướng đãn nên sử dụng những câu chuyện, trò chơi, dụng cụ trực quan và kĩ thuật chú ý khác để xây dựng sự tò mò và quan tâm, và người học sẽ đi đầu trong cách suy nghĩ mới, hành động và phản ánh. Các kĩ thuật sử dụng trong khám phá có thể khác nhau, nhưng mục tiêu luôn luôn như nhau, và đó là cách để người học đạt được kết quả cuối cùng của riêng mình. Bằng cách khai thác và chế tác các tình huống, đấu tranh với những câu hỏi và những tranh cãi, hoặc bằng cách thực hiện các thí nghiệm, người học có nhiều khả năng nhớ những khái niệm và kiến thức mới.

1.2.2. Tiến trình.

          Qua tham khảo Roger Bybee và các cộng sự [57], tác giả Nguyễn Ngọc Giang có những chỉnh sửa bổ sung đưa ra quy trình dạy học khám phá gồm 5 bước, gọi là quy trình 5E (Engage: Tạo chú ý; Explore: Khảo sát; Explain: Giải thích; Elaborate: Phát biểu; Evaluation: Đánh giá).

Bước 1: Tạo chú ý (Engage)

     HS được tiếp xúc và giao nhiệm vụ. Lúc này, HS bắt đầu tạo mối liên hệ giữa kinh nghiệm đã có và những kinh nghiệm hiện tại, đưa ra những kiến thức cơ sở cho các hoạt động và kích thích sự tham gia vào các hoạt động này. Việc đặt các câu hỏi, chỉ ra vấn đề, đưa ra các sự kiện mới hoặc xây dựng các tình huống có vấn đề là những cách tạo sự chú ý và hướng HS vào đúng nhiệm vụ trọng tâm.

Bước 2: Khảo sát (Explore)

Từ những học liệu, tài nguyên và thông tin gợi ý được cung cấp sẵn thì HS tham gia quá trình tìm tòi khám phá. HS tập trung tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã có cùng với kinh nghiệm của bản thân để trao đổi, giao lưu chia sẻ, thảo luận nhằm tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Bước 3: Giải thích (Explain)

HS bắt đầu hình thành những hiểu biết khái quát thông qua những gì mà HS thu nhận được sau quá trình trao đổi, giao lưu, chia sẻ thông tin. Ngôn ngữ giúp việc thể hiện những hiểu biết này sâu sắc và logic hơn. Ở đây, quá trình giao lưu, giao tiếp, tiếp xúc của HS với phương tiện dạy học giúp HS hiểu vấn đề bằng cách kết nối các ý tưởng, những vấn đề đặt ra, các giả thuyết và kết quả quan sát được. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nó giúp HS phát triển các ý tưởng, lập luận các giả định, xác lập giả thuyết, từ đó trình bày ý kiến của bản thân.

Bước 4: Phát biểu (Elaborate)

HS được mở rộng vốn khái niệm mình đã học, kết nối với những khái niệm có liên quan và vận dụng những hiểu biết của mình vào thế giới xung quanh, mô hình hóa các bài tập hay tình huống thực tế nếu được.

Bước 5: Đánh giá (Evaluation)

Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của quy trình 5E. Kiểm tra và đánh giá có thể tiến hành tại mọi thời điểm trong quá trình học tập. Một số công cụ hỗ trợ quá trình chuẩn đoán này như là bài kiểm ta, phỏng vấn, tự luận về các vấn đề, tình huống cụ thể gắn với mục đích đánh giá. Những kết quả của quá trình đánh giá sẽ là gợi ý để tiếp tục quá trình khám phá mới và lên kế hoạch cho những bài học tiếp theo.

1.2.3. Những vấn đề cần chú ý trong dạy học dựa vào học tập khám phá.

          Có 5 vấn đề cần chú ý trong việc triển khai học tập khám phá với công nghệ trong lớp học:

-         Người học thiếu động lực học tập.

-         Khả năng tiếp cận các kĩ thuật truy vấn và trực giác.

-         Người học thiếu kiến thức nền tảng.

-         Quản lí hoạt động bởi các nhà giáo.

-         Những khó khăn thực tế của một lớp học và lợi ích của công nghệ.

Điều này nhấn mạnh rằng, có thể có một số khó khăn triển khai học tập khám phá với công nghệ, và cho thấy năm lĩnh vực nhà giáo cần phải nhận thức được để cho phép những học tập khám phá là có hiệu quả.

Có cả hai mặt tích cực và tiêu cực để sử dụng học tập khám phá với công nghệ trong lớp học, nhưng cuối cùng công nghệ mở ra cơ hội cho việc học tập khám phá trong một loạt các cách hành xử: internet, nhiệm vụ mô phỏng, học ảo, trò chơi giáo dục, tài nguyên học tập trực tuyến, bảng trắng tương tác... Tuy nhiên, nó có thể khó khăn để giữ cho người học đi đúng hướng, đặc biệt là khi sử dụng internet để ngăn chặn người học trì hoãn việc học bằng những phương tiện truyền thông xã hội và các trang web khác. Nhìn chung, công nghệ nên được kết hợp với học tập khám phá để nâng cao kinh nghiệm của người học và làm các bài học sáng tạo hơn.

................ Đọc thêm: https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=sites&srcid=ZGVmYXVsdGRvbWFpbnxkYXlob2NraGFtcGhhfGd4OjE0NTA2MzBkYzdjZjRjNDQ