Vì sao hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản

Mục lục bài viết

  • Trả lời:
  • Cơ sở pháp lí:
  • Nội dung tư vấn:
  • Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Với yêu cầu thứ nhất:
  • Yêu cầu thứ hai:
  • Yêu cầu thứ ba:
  • Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vậy hóa đơn của một hộ khoán (thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu không cần tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp nên họ cũng không cần mở Tài khoản ngân hàng để chuyển thanh toán hàng mua vào. Vậy khi công ty mình mua hàng chuyển trả cho trả tiền mua hàng trên 20 triệu cho tài khoản mang tên chủ cửa hàng đó có hợp lý không? Còn nếu mà chủ cửa hàng đó cũng chả có mở Tài khoản tại ngân hàng nào hết thì chuyển như thế nào? Tại điểm nào của Văn bản quy phạm nói trường hợp này?

Vấn đề 2: là công ty mình có đặt in hóa đơn trước để dành xuất hàng như hóa đơn cũ xuất chưa hết nên lâu nay hơn 5 tháng chưa thông báo phát hành giờ thông báo phát hành có bị vi phạm gì không? Thời hạn thông báo phát hành hóa đơn tính từ lúc thanh lý hợp đồng với công ty in hóa đơn la2bao nhiêu ngày ?? vậy nếu phát hành bị vi phạm thì mình hủy luôn không phát hành được không?

Vấn đề 3: Trường hợp doanh nghiệp mình là công ty xây dựng có nhận thầu một công trình ở một huyện khác như cùng tỉnh trị giá gói thầu khoản 2 tỷ đồng thì cơ quan quản lý thuế ở đó bắt phải nộp trước tiền thuế giá trị gia tăng 2% trên tổng giá trị hợp đồng. trong khi đó tại cơ quan quản lý thuế tại huyện nơi công đóng trụ sở chính phải khai đủ 10% thuế GTGT đầu ra của công trình đó vậy thì chi cục thuế huyện thi công đòi nộp 2% thuế GTGT có hợp lý không??? Mình không biết 2% nộp trước thuế đó là tiền gì?? Tiền thuế GTGT nộp trước đó sau khi quyết toán xong mình có được khấu trừ lại không??? Tại sao phải nộp trước trong khi cùng tỉnh mà???? Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định điềm đó??? Trong lĩnh vực thuế về hoạt động xây dựng cần chú ý nhiều đến các công văn hướng dẫn nào cho mình xin chứ mình cũng mới lần đầu làm kế toán xây dựng thôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Văn Tuyến

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật thuếcủa Công ty Luật Minh Khuê

Phân tích việc thanh toán phải chuyển khoản: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lí:

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13

Nghị định 218/2013/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Nội dung tư vấn:

Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.

Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đồng thời cũng là “người” nộp thuế.

Đối với thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN, chỉ khi DN kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN sử dụng thuế suất đồng nhất, mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số lại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính thuế của mỗi nước.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

>> Xem thêm: Thuế thổ trạch là gì ? Cách hiểu khái niệm thuế thổ trạch

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Với yêu cầu thứ nhất:

Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13: "b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật."

Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN , trong đó các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt có giá trị từ 20 triệu trở lên tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 9 :

"b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này."

Do đó, nếu hóa đơn của hộ khoán mà công ty bạn tiến hành giao dịch thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mà có thể thông qua chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ .

Yêu cầu thứ hai:

về vấn đề sử dụng hóa đơn cũ chưa được sử dụng hết, theo qui định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC :

"Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn, gửi bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng). Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến."

Đối với vấn đề về thời hạn thông báo phát hành hóa đơn được qui định cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

"4. Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn."

Công ty bạn cần chú ý các qui định này để chấp hành trong quá trình phát hành hóa đơn.

Yêu cầu thứ ba:

về mức thuế suất giá trị gia tăng mà công ty bạn phải chịu được qui định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng là 10%. Việc áp dụng mức thuế 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng của cơ quan thuế là không có căn cứ pháp luật.

Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kỳ tính thuế của doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản cũng tính tương tự. Trường hợp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu. Doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được cộng vào kỳ tính thuế năm trước đó. Để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trường hợp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại.

Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn:

+ Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

>> Xem thêm: Xây nhà sai giấy phép có thể hoàn công được không?

+ hoặc Nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn. Chúc bạn thành công!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

--------------------------------------------------------

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật về thuế;

2.Tư vấn đăng ký chất lượng hàng hóa;

3. Dịch vụ kê khai báo cáo thuế hàng tháng;

4. Kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập;

5. Tư vấn pháp luật thương mại quốc tế và thuế;

6. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên;

7. Dịch vụ kế toán thuế thường xuyên cho doanh nghiệp;

8. Luật sư tư vấn pháp luật Tài Chính, Thuế và Ngân Hàng;