Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Bên cạnh việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non cũng là cần thiết, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện.

Trong khi việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ được nhiều bố mẹ quan tâm thì giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non lại ít được để tâm đến. Trí tuệ cảm xúc cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Một đứa trẻ được giáo dục trí tuệ cảm xúc từ nhỏ sẽ dễ dàng vượt quá những áp lực cuộc sống về sau.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non quan trọng không kém gì việc phát triển thể chất hay các kỹ năng học thuật khác.

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non là việc trang bị và phát triển cho trẻ các kỹ năng cảm xúc và xã hội. Đây là kỹ năng giúp trẻ kiểm soát tâm trạng, tự đưa ra quyết định, tự đặt ra mục tiêu và học cách hòa thuận với mọi người xung quanh. 

>>> Xem thêm: Nuôi dạy trẻ nhạy cảm: 4 điều bố mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng cảm xúc và xã hội sẽ đương đầu với những thách thức trong cuộc sống tốt hơn, xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực và biết cách đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ có thể học cách thích nghi trong những hoàn cảnh sống về sau. Những kỹ năng này hoàn toàn có thể được dạy ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt khi trẻ lớn lên.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non quan trọng không kém gì việc phát triển thể chất hay các kỹ năng học thuật khác.

Những kỹ năng trẻ cần biết trong giáo dục trí tuệ cảm xúc

Theo Trung tâm giáo dục trí tuệ cảm xúc CASEL, có 5 lĩnh vực chính mà trẻ cần được biết trong giáo dục trí tuệ cảm xúc: 

  • Khả năng tự nhân thức bản thân bao gồm: nhận biết được cảm xúc của bản thân, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu của bản thân cũng như phát triển tư duy tiến bộ.
  • Khả năng tự kiểm soát bao gồm: điều tiết cảm xúc, kiểm soát sự bốc đồng và tự đặt ra mục tiêu.
  • Khả năng nhận thức xã hội bao gồm: biết nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của người khác, có sự đồng cảm và biết trân trọng sự khác biệt. 
  • Các kỹ năng về quan hệ xã hội bao gồm: giao tiếp, hợp tác và giải quyết xung đột. 
  • Khả năng đưa ra quyết định có trách nhiệm bao gồm việc cân nhắc kỹ hậu quả trước khi hành động. 

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Một trong những điểm quan trọng của giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ đó là dạy trẻ về khả năng tự nhận thức.

Lợi ích của giáo dục trí tuệ cảm xúc

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được những kỹ năng có trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non như hợp tác hay giúp đỡ người khác là nền tảng cho cuộc sống của trẻ về sau. Những đứa trẻ nắm vững các kỹ năng trên không chỉ dễ dàng hòa nhập với bạn bè xung quanh mà còn có khả năng tìm được công việc tốt về sau. 

Một nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ trong giai đoạn mầm non và mức độ thành công của trẻ về sau. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi sự thay đổi của một nhóm học sinh mầm non từ khi chúng còn nhỏ đến năm 20 tuổi. Các em học sinh được chia thành các nhóm nhỏ dựa trên khả năng lắng nghe và chia sẻ. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trẻ nằm trong nhóm có khả năng lắng nghe và chia sẻ tốt có:

  • 54% trong số đó tốt nghiệp cấp ba.
  • Khả năng lấy được bằng đại học sớm hơn gấp hai lần so với những trẻ ở nhóm dưới.
  • 46% trong số đó có một công việc ổn định ở tuổi 25. 

Ngoài ra, khi nhìn vào kết quả của giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non, các chuyên gia giáo dục nhận thấy:

  • Trẻ ít bị áp lực về mặt cảm xúc.
  • Trẻ ít mắc các lỗi kỷ luật hơn.
  • Trẻ đi học đều hơn.
  • Điểm học tập của trẻ được cải thiện.

Các hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc riêng. Với những trẻ ở độ tuổi mầm non, bố mẹ có thể chỉ ra cho trẻ thấy cách làm việc theo cặp và theo nhóm. Ví dụ, làm mẫu cho trẻ cách đọc sách cùng bạn bằng cách hướng dẫn trẻ để sách ở giữa để cả hai cùng đọc thế nào hay lần lượt mở trang sách ra sao. Đây đều là những hoạt động giúp trẻ hiểu hơn về sự chia sẻ, biết cách nghĩ cho người khác cũng như biết tôn trọng lẫn nhau. 

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Giáo dục trí tuệ cảm xúc giúp ích cho trẻ rất nhiều trong cuộc sống về sau.

Thay vì chỉ quan tâm đến những kỹ năng học thuật hay các vấn đề về thể chất, bố mẹ cũng nên quan tâm hơn đến giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm gợi ý và phương pháp giúp trẻ trở thành những người thành công và hạnh phúc khi lớn lên.

17 Tháng mười một 2021

Xuất bản bởi

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Bên cạnh giáo dục tri thức, phụ huynh cũng cần dạy cho con em mình các cách phát triển trí tuệ cảm xúc để trẻ có thể trở nên hòa đồng và tự tin trong giao tiếp. Cùng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) tham khảo ngay bài viết bên dưới đây để tham khảo những cách giáo dục phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ mang lại hiệu quả tối ưu.

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl (ISSP) ngay hôm nay để trải nghiệm các hoạt động phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội cho học sinh tại trường

Thuật ngữ “trí tuệ xúc cảm” được định nghĩa là khả năng nhận biết và kiểm soát được cảm xúc của chính bản thân. Song song đó là sự thấu hiểu và đáp ứng lại với xúc cảm của người khác. Mỗi một người khi được sinh ra đều đã tồn tại sẵn năng lực về trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, các năng lực này phát triển theo chiều hướng như thế nào phụ thuộc vào những mối quan hệ của từng người. 

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong cuộc sống. Bởi họ luôn làm cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với họ. Chính bởi vì lý do này, các bậc phụ huynh nên tìm cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ từ nhỏ, để trẻ có thể tự tin, hòa đồng, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Xem thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non cha mẹ nên biết

Dưới đây là 5 cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đem lại hiệu quả cao mà phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con em mình.

1. Dạy trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân

Bài học đầu tiên khi phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đó là cha mẹ cần phải dạy trẻ biết cách nhận biết cảm xúc của bản thân mình. Đó có thể là cảm xúc vui, buồn, giận dữ hay chán nản,...Trẻ ở trong độ tuổi mầm non, tiểu học vẫn chưa thật sự hiểu một cách rõ ràng từng dạng xúc cảm và đôi khi hay lẫn lộn chúng với nhau. Vì thế, phụ huynh nên dạy bảo trẻ bằng một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn để con có thể tiếp thu hiệu quả. 

Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho con xem hình ảnh của các nhân vật hoạt hình con yêu thích, có miêu tả rõ ràng từng nét mặt của từng dạng xúc cảm khác nhau. Sau đó, hãy cùng con phân biệt và gọi tên từng cảm xúc như trong hình. Hoặc, phụ huynh cũng có thể lấy những ví dụ thực tế từ người thân trong các sinh hoạt hằng ngày, để trẻ có thể phân biệt được đâu là nét mặt của một người khi đang giận dữ, đâu là nét mặt biểu lộ niềm vui.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Dạy trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân

2. Dạy trẻ hiểu về cảm xúc và cảm xúc không hề xấu

Để trẻ có thể nắm bắt và nhận biết được cảm xúc một cách thuần thục hơn, trẻ cần phải hiểu rõ bản chất của từng loại cảm xúc. Phụ huynh có thể làm mẫu bằng cách đưa ra các tình huống giả định để con có thể biết được rằng tại sao trong trường hợp như vậy thì con lại phản ứng như thế? Ví dụ như khi đọc một quyển truyện có kết thúc không có hậu, bố mẹ hãy tỏ vẻ buồn và nói với con rằng “ bố/mẹ cũng như con, đều cảm thấy buồn cho cái kết của nhân vật”. Điều này giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc “buồn” là như thế nào.

Phụ huynh cũng nên dạy cho trẻ biết rằng bản chất của cảm xúc không hề xấu và việc con bộc lộ xúc cảm của mình trước một vấn đề nào đó là điều hoàn toàn bình thường. Thông thường, khi trẻ có phản ứng với một sự việc nhưng những người xung quanh không thể hiện cảm xúc giống như vậy thì trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, tự tin và tìm cách giấu nhẹm xúc cảm ấy đi. Về lâu về dài, điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên nhẹ nhàng nói cho trẻ biết rằng cảm xúc của con người là tự nhiên và con cần thoải mái thể hiện chúng mà không cần phải sợ hãi ánh nhìn của bất kỳ ai.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Dạy trẻ hiểu về cảm xúc và cảm xúc không hề xấu

3. Dạy trẻ về cảm xúc tiêu cực và cách kiểm soát chúng

Khi mới bắt đầu làm quen với trí tuệ cảm xúc, trẻ thường có xu hướng phản ứng dữ dội với các loại cảm xúc tiêu cực. Ví dụ như khi trẻ tức giận, trẻ sẽ có những hành động như cắn hoặc đánh người bên cạnh mình. Trong các trường hợp như vậy, bố mẹ không nên trách mắng con mà hãy giải thích cho con hiểu về cảm xúc tiêu cực mà con đang gặp phải cũng như những cách kiểm soát chúng hiệu quả. 

Để bắt đầu, phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách hít thở thật sâu khi tức giận hoặc nói thật to “bố/mẹ ơi con đang tức giận”. Việc la lớn như vậy cũng phần nào giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Một điều quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý đó là trẻ luôn quan sát và học theo cách bố mẹ mình kiểm soát cảm xúc. Do vậy, phụ huynh cần bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tiêu cực thật tốt để trẻ có thể noi gương theo.

Xem thêm: Cách dạy trẻ nóng tính kỹ năng kiểm soát cơn giận hiệu quả cho cha mẹ

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Dạy trẻ về cảm xúc tiêu cực và cách kiểm soát chúng

4. Dạy trẻ về cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ

Một trong những bài học quan trọng không kém khi giáo dục phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đó là dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ. Khi trẻ biết được cách điều khiển cảm xúc của mình, trẻ sẽ dễ có được cái nhìn thiện cảm từ mọi người, được mọi người yêu mến hơn. Đồng thời, kiểm soát cảm xúc tốt cũng sẽ giúp trẻ biết cách đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, giúp ích cho sự phát triển tương lai sau này của trẻ. 

Phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ thông qua những kiến thức về kỹ năng xã hội, khích lệ lòng nhân ái ở trẻ, xây dựng tính hợp tác, tính tôn trọng, biết chịu trách nhiệm ở trẻ. Hãy cùng con tham gia những tình huống giả định, sau đó thảo luận với con để đưa ra các cách xử lý hiệu quả để con có thể nhớ bài lâu hơn. 

5. Cha mẹ cảm thông, động viên và đồng hành cùng trẻ

Điều quan trọng nhất trong suốt quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ chính là cha mẹ hãy cảm thông, động viên và đồng hành cùng con. Khi con chưa thật sự hiểu rõ hay không tập trung, bố mẹ đừng nên trách mắng con mà hãy nhẹ nhàng khuyên bảo và kiên nhẫn với con. Ngoài ra, hãy luôn ở bên cạnh, cùng con thực hành các bài học. Điều này không những giúp con ghi nhớ kiến thức tốt hơn mà còn giúp gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái một cách hiệu quả.

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Cha mẹ cảm thông, động viên và đồng hành cùng trẻ

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl (ISSP) là trường mầm non và tiểu học quốc tế dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tọa lạc tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita (Anh Quốc) với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới và là trường mầm non, tiểu học duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn được biết đến là trường ứng viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).

Xem thêm: Danh sách các trường quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 - 2023

Phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Khi theo học tại đây, trẻ sẽ được giảng dạy theo chương trình tiêu chuẩn của Mỹ và được hỗ trợ bởi các giảng viên có chuyên môn cao, nhiệt huyết với nghề. Ngoài ra, trường ISSP cũng chú trọng xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ để trẻ có thể học tập và phát triển toàn diện, sớm trở thành những công dân kiểu mẫu toàn cầu như mục tiêu mà ISSP hướng đến. 

Để có những cảm nhận chân thực hơn về môi trường học tập, trang thiết bị vật tư của Trường Quốc Tế Saigon Pearl - một trong những trường quốc tế Việt Nam uy tín và chất lượng, phụ huynh nên đến tham quan thực tế tại trường. Quý phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để đặt lịch hẹn tham quan trường cũng như được tư vấn cụ thể hơn qua 2 hình thức liên hệ như sau:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
  • Email:

Trên đây là những thông tin liên quan đến các cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ. ISSP hy vọng sau khi đọc xong bài viết, quý phụ huynh sẽ lựa chọn được cách thức phụ hợp và áp dụng giảng dạy cho con em mình.

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog