Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel

1. Tính cấp thiết của đề tài: Mặc dù Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11/2006 nhưng phải đến cuối năm 2008 cho tới đầu năm 2009 các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mới thực sự đổ bộ vào Việt Nam theo nhiều hình thức. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn gấp rút để các doanh nghiệp viễn thông trong nước xác định cho mình những hướng đi cụ thể để giữ vững được thương hiệu cũng như thị phần trong chiếc bánh viễn thông đầy hấp dẫn tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã tìm thấy những cơ hội kinh doanh mới cho riêng mình bằng cách vừa giữ vững thị trường trong nước đồng thời từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Ðến nay, với các dự án đang triển khai tại nước ngoài, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã lên đến hàng trăm triệu USD. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong khu vực như Lào, Cam-pu-chia., nhiều doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, đầu tư tại các nước châu Âu, châu Mỹ. Tranh thủ tìm kiếm, nắm bắt những cơ hội mới tại thị trường quốc tế chính là cách giúp các doanh nghiệp củng cố tiềm lực để có thể đứng vững, vượt qua được giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay để từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế đó, Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường nước ngoài. Với những nỗ lực của mình, Viettel lần đầu tiên lọt vào top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Đây không chỉ là thành công của Viettel mà còn là thành công của ngành viễn thông Việt Nam bởi với thương hiệu Viettel, Việt Nam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành công rực rỡ gặt hái được ở những bước đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài, Viettel nói riêng và các doanh nghiệp viễn thông nói chung cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ để tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi thâm nhập thị trường quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “ Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel ” đã được nhóm lựa chọn nghiên cứu trong khóa luận này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế, khóa luận phân tích, đánh giá và đối chiếu với thực trạng thâm nhập thị trường nước ngoài của Viettel, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel trong thời gian vừa qua. Cụ thể là thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu, thực trạng lựa chọn phương thức thâm nhập và thực trạng triển khai các hoạt động marketing. Mặc dù đã xúc tiến đầu tư vào một số thị trường nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanma, Cu Ba, Triều Tiên, Venezuala, nhưng Viettel mới chỉ thực sự triển khai nhiều hoạt động tại thị trường Campuchia từ năm 2006. Với thị trường Lào, do gặp khó khăn về việc xin cấp phép nên hiện nay chưa có nhiều hoạt động. Còn các thị trường khác Viettel mới bước đầu đàm phán, nghiên cứu và thành lập dự án. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào chiến lược thâm nhập thị trường viễn thông Campuchia của Tổng công ty Viettel. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp phân tích từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan, từ khái quát đến cụ thể, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đặt vấn đề và suy luận logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để làm tăng thêm tính trực quan của khóa luận. 5. Kết cấu của luận văn Không kể phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương I : Tổng quan về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Chương II : Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel. Chương III : Các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel.

Thị trường nước ngoài lớn nhất của Viettel

Mytel là tên thương hiệu của Telecom International Myanmar-liên doanh giữa Viettel Global (công ty con của Tập đoàn Viettel) với hai đối tác địa phương là Star High Public Company và Myanmar National Telecom Holding Public (MNTH). Trong số 10 thị trường quốc tế mà Viettel đã kinh doanh, Myanmar là thị trường có tốc độ triển khai hạ tầng viễn thông nhanh nhất, thực hiện cuộc gọi đầu tiên và là VoLTE (thoại HD) chỉ dưới một năm kể từ ngày bắt đầu xây dựng mạng lưới (11-2-2018). Đây là thị trường nước ngoài lớn nhất của Viettel tính đến thời điểm hiện tại, với dân số 53 triệu người. Myanmar được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tăng trưởng tích cực cho Viettel.

Mytel là mạng di động đầu tiên và duy nhất ở Myanmar được đầu tư công nghệ 4G trên phạm vi toàn quốc ngay khi khai trương. Các nhà cung cấp trước đó thường phủ sóng ở những thành phố lớn trước, sau đó mới mở rộng ra các thành phố nhỏ và vùng nông thôn. Mytel cũng là công ty duy nhất có kênh hỗ trợ khách hàng qua video call, giải đáp thắc mắc bằng tiếng dân tộc Shan (ngôn ngữ bản địa của người Shan tại Myanmar với khoảng 6 triệu dân, các mạng khác chỉ có tiếng Myanmar và tiếng Anh).

Trong năm đầu tiên đi vào kinh doanh, Mytel đầu tư hơn 7.000 trạm thu phát sóng 4G và hơn 30.000km cáp quang, phủ khắp đất nước Myanmar. Bên cạnh một hạ tầng băng rộng di động rộng khắp, Mytel cung cấp thêm nhiều giải pháp góp phần xây dựng xã hội thông minh, như: Giải pháp nông nghiệp thông minh (Nextfarm), Hệ thống quản lý tín hiệu đèn giao thông (Smart Light), Ví điện tử, Thiết bị giám sát hành trình…

Cùng với thời điểm khai trương, Viettel công bố chính sách miễn cước roaming cho khách hàng Việt Nam tới Myanmar và chiều ngược lại với khách hàng của Mytel. Chính sách này tạo ra một vùng 4 quốc gia không còn cước roaming quốc tế nếu sử dụng mạng di động của Viettel gồm: Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.

Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Nhân viên Mytel giới thiệu dịch vụ cho người dân Myanmar.Ảnh:LÊ MAI.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Mytel dự kiến dành 80 triệu USD trong 15 năm cho các dự án trách nhiệm xã hội tại Myanmar, trong đó 80% ngân sách này được phân bổ cho việc hỗ trợ lĩnh vực giáo dục. Internet trường học là dự án cộng đồng đầu tiên mà Mytel thực hiện, với cam kết đưa internet băng rộng miễn phí tới 1.535 trường học trên khắp lãnh thổ Myanmar. Bên cạnh đó, Mytel cũng cung cấp nguồn ngân quỹ chính hằng năm trong vòng 3 năm cho cuộc thi Tin học quốc tế và hợp tác phát triển hệ thống phần mềm quản lý giáo dục của Myanmar.

Cơ hội và thách thức

Myanmar là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả thị trường nước ngoài của Viettel tính đến thời điểm hiện nay (tốc độ tăng trưởng 7%). Myanmar cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Từ một quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thấp hàng đầu thế giới, sau khi mở cửa, tỷ lệ sim di động/người dân tại Myanmar tăng từ 10% lên gần 90% chỉ sau 3 năm; tổng số lượng thuê bao data tăng từ 600.000 lên tới hơn 16 triệu.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Myanmar có thể tăng quy mô nền kinh tế lên gấp 4 lần, lên 200 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, cùng với tài chính-ngân hàng và năng lượng, viễn thông và công nghệ thông tin được đánh giá là "miền đất hứa" mới cho doanh nghiệp các nước, cả về tiềm năng thị trường lẫn nguồn nhân lực.

Mytel là mạng di động thứ 4 tại Myanmar. 3 mạng khác là MPT của Nhà nước Myanmar với 42% thị phần, Teleenor (Na Uy) chiếm 35% thị phần và Ooredoo (Qatar) với 23% thị phần.

Phân tích cơ hội thành công tại thị trường Myanmar, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Viettel tự tin cho rằng: “Mật độ điện thoại của Myanmar chưa quá dày đặc và lại mới mở cửa, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nên cơ hội cho viễn thông nói chung và Viettel nói riêng là rất lớn. Riêng trong năm 2018, chúng tôi đặt mục tiêu có 2-3 triệu khách hàng tại Myanmar”.

Để thu hút khách hàng, chiến lược kinh doanh của Mytel sẽ tập trung vào phân khúc dữ liệu (data), kết hợp với các dịch vụ số (digital service) kiểu mới. Định hướng chiến lược của Viettel tại đất nước Myanmar sẽ được giới thiệu rút gọn với 4 chữ cái: D-A-T-A. Trong đó, D là D-igital & New services (nền tảng số hóa và dịch vụ mới); A là A-dvanced Technology (công nghệ cao); T là T-rustworthy (lòng tin, sự minh bạch); A là A-ffordable & Various (giá cước tốt nhất, dịch vụ đa dạng).

Về giá cước, trong thời gian đầu, Mytel sẽ cung cấp dịch vụ với giá thoại và SMS bằng 1/2 mức cước hiện hành trên thị trường, cước data thấp hơn 37%. Mạng di động sẽ tính cước trên từng giây gọi (block 1 giây) thay vì cách tính cước theo block 15 giây hoặc 20 giây mà các mạng khác tại Myanmar đang áp dụng.

Cùng với các cơ hội thì Viettel cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, như tỷ lệ thâm nhập các dịch vụ viễn thông tại Myanmar đã lên tới 75% dân số, giá cước (thoại và dữ liệu) rẻ (hiện tương đương với Việt Nam, khoảng 2 UScent/phút), sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng tại Myanmar… Tuy nhiên, với kinh nghiệm triển khai kinh doanh tại 9 thị trường nước ngoài, cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Nam, Tổng giám đốc Mytel khẳng định, Viettel tự tin cạnh tranh thành công với các nhà mạng tại Myanmar.

Nhìn rộng hơn, Viettel đang khá thành công trong chiến lược đầu tư ra thị trường nước ngoài. Tính đến thời điểm khai trương mạng di động Mytel tại Myanmar, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài của Viettel là hơn 2 tỷ USD, vốn đã đầu tư là 1,19 tỷ USD và lợi nhuận đã chuyển về Việt Nam là 516 triệu USD, tức là chiếm gần 45% tổng số vốn đã đầu tư.

QUỲNH DƯƠNG