Quá trình biến đổi hóa học của thức ăn ở dạ dày đô

Hay nhất

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:

- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu. Khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn(gồm 3-10 axit amin)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

    • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
    • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
    • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
    • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 87:

    – Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

    – Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?

    Trả lời:

    – Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

    + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

    + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

    – Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

    + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 88: Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng vào bảng 27

    Trả lời:

    Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

    Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động
    Biến đổi lí học

    -Sự tiết dịch vị

    -Sự co bóp của dạ dày.

    -Tuyến vị

    -Các lớp cơ của dạ dày.

    -Hoà loãng thức ăn.

    -Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

    Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin Phân tách protein chuỗi dài thành các protein chuỗi ngắn từ 3 → 10 axit amin.

    Bài 1 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?

    Lời giải:

    Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

    – Biến đổi lí học của thức ăn (dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột).

    – Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn).

    Bài 2 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

    Lời giải:

    Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :

    – Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị).

    – Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.

    – Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.

    Bài 3 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

    Lời giải:

    Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :

    – Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.

    – Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin).

    Bài 4 (trang 89 sgk Sinh học 8) : Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?

    Lời giải:

    Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp tục ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày 

    Các câu hỏi tương tự

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    Trình bày sự biến đổi thức ăn ở dạ dày

    Các câu hỏi tương tự

    Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

    A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

    C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

    Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

    A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

    B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

    C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

    D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

    Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

    A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

    Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

    A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

    Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

    A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

    C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

    Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

    A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

    B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
    C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

    D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

    Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

    A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

    Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

    A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

    C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

    Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

    A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

    Câu 10: Tá tràng là nơi:

    A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

    C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

    Câu 10: Môn vị là:

    A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

    C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

    Câu 26. Các chất trong thức ăn được biển đổi qua hoạt động tiêu hóa là:

    1. gluxit.

    2. protein.

    3. axit amin.

    4. muối khoáng.

    5. lipit.

    6. vitamin.

    A. 1,2,5.

    B. 1,2,3.

    C. 3,4,5.

    D. 3, 5,6.

    Thức ăn chủ yếu được biến đổi về mặt lí học là ở:

    A. khoang miệng, dạ dày.

    B. khoang miệng, thực quản.

    C. dạ dày, ruột non.

    D. dạ dày, ruột già.

    Enzyme pepsinogen được tiết ra ở:

    A. dạ dày.

    B. khoang miệng.

    C. ruột non.

    D. ruột già.

    Hệ tiêu hóa của người không có khả năng tiêu hóa xenlulozo, nhưng tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta vẫn cần có chất xơ?

    A. Để chất bã thải di chuyển dễ dàng hơn trong ruột già.

    B. Để tiêu hóa các loại thức ăn khác dễ dàng hơn.

    C. Để không cung cấp quá nhiều năng lượng cho cơ thể.

    D. Để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.