Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba sau chiến tranh như thế nào Sử 9

Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?

A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba.

Đáp án chính xác

B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.

C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao.

Xem lời giải

Quan hệ Mỹ - Cuba: Liệu có trở về thời kỳ Chiến tranh lạnh?

13:05 25/09/2017
Mới chỉ được 2 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ sau gần nửa thế kỷ đóng băng, Mỹ - Cuba lại vấp phải những tranh cãi ngoại giao mới, có nguy cơ đẩy quan hệ hai nước trở lại thời kỳ Chiến tranh lạnh.

  • Bước thụt lùi trong xu thế phát triển quan hệ song phương Mỹ – Cuba
  • Bấp bênh quan hệ Mỹ - Cuba

Việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington có thể đóng cửa đại sứ quán tại Cuba sau một loạt vụ "tấn công sức khỏe" bí ẩn nhằm vào các nhân viên ngoại giao Mỹ đang làm việc tại La Habana đang khiến dư luận hết sức lo ngại và đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại của mối quan hệ giữa hai cựu thù này.

Tranh cãi nảy sinh sau khi 21 nhân viên ngoại giao Mỹ được xác nhận bị ảnh hưởng bởi vụ việc tại La Habana. Hôm 15-9, 5 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã viết một bức thư ngỏ yêu cầu Ngoại trưởng Tillerson phải nhắc nhở Cuba về trách nhiệm bảo vệ các nhà ngoại giao trong lãnh thổ của mình trong vụ việc được giả định là “tấn công sóng âm” nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ.

Mặc dù sự việc này bắt đầu được báo cáo từ năm 2016 và trong tháng 2 vừa qua phía Mỹ đã gửi những cảnh báo tới chính quyền Cuba cũng như lặng lẽ trục xuất 2 nhà ngoại giao Cuba làm việc tại Washington từ hồi tháng 5 để trả đũa cho sự việc này nhưng "sự cố" này được ghi nhận là vẫn tiếp tục xảy ra ngày 21-8 vừa qua.

Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Havana.

Trong số những nhân viên ngoại giao Mỹ bị ảnh hưởng, một vài người đã được chuyển về Florida, số còn lại vẫn đang được điều trị tại Cuba. Trong khi mọi chuyện chưa sáng tỏ, nguyên nhân và thủ phạm vẫn chưa được xác định, ông Tillerson bất ngờ đưa ra tuyên bố Mỹ đang xem xét việc đóng cửa Đại sứ quán Cuba tại Washington trong bối cảnh La Habana vẫn khẳng định không tiến hành bất cứ hành động nào gây tổn thương thể chất tới các nhà ngoại giao nước ngoài và sẵn sàng hợp tác điều tra.

Hiện cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ ở La Habana vẫn hoạt động. Mặc dù không trực tiếp đưa ra lời buộc tội nào nhưng các quan chức ngoại giao Mỹ vẫn cảnh báo rằng chính quyền La Habana cần phải có trách nhiệm về sự an toàn của các nhân viên ngoại giao nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Cuba.

Trong khi số lượng nạn nhân là cán bộ ngoại giao ngày càng tăng và vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào cho cái mà chính quyền Washington gọi là "sự cố chưa có tiền lệ", một số nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi tái đóng cửa đại sứ quán nước này tại Cuba.

Sau tuyên bố của Ngoại trưởng Tillerson, rằng Mỹ đang trong quá trình đánh giá sự việc vì đây là một vấn đề thực sự nghiêm trọng ảnh hưởng tới những cá nhân cụ thể, một số quan chức Mỹ lại tiết lộ với báo giới rằng một số thiết bị tạo sóng âm đã được sử dụng lén lút để tấn công các nhân viên ngoại giao nước này và các vấn đề về sức khỏe của họ đã bắt đầu được báo cáo về nước từ năm 2016. Phía Mỹ thậm chí còn cho biết 10 người đang điều trị đều được chẩn đoán là bị tổn thương não nhẹ và mất thính lực vĩnh viễn.

Giới phân tích cho rằng mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba được cựu Tổng thống Barrack Obama và Chủ tịch Raul Castro nối lại từ năm 2015 sau nửa thập kỷ đóng băng. Song trên thực tế, quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng trở lại sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với nhiều lá phiếu ủng hộ đến từ cử tri người Mỹ gốc Cuba cùng lời hứa hẹn rằng Washington sẽ áp dụng trở lại những chính sách hà khắc với đảo quốc Caribe này.

Ngay từ tháng 6-2017, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã thắt chặt các quy định đối với người Mỹ sang Cuba du lịch, cấm mọi quan hệ với các công ty lữ hành của Cuba vốn do lực lượng quân đội điều hành, cũng như tái khẳng định hiệu lực của lệnh cấm vận thương mại nhằm vào La Habana. Thay thế cách tiếp cận của ông Obama, chuyển sang việc thúc đẩy các lợi ích và giá trị của Mỹ, trở lại áp dụng các yêu cầu trong Đạo luật Helms-Burton năm 1996 như là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán mới nào.

Mặc dù mới chỉ là những lời lẽ lớn tiếng bên ngoài nhưng bước thụt lùi ngoại giao này có tác động tiêu cực “vô hình” đối với đảo quốc Caribe ở thời điểm quan trọng. Nhiều người dân Cuba thậm chí cho rằng, chính sách mới của Mỹ đang đẩy mối quan hệ hai nước quay lại thời kì Chiến tranh lạnh. Rõ ràng đây là một bước thụt lùi trong quan hệ Mỹ - Cuba bởi lẽ ông Donald Trump đã xóa bỏ nhiều bước đi mà cựu Tổng thống Barack Obama đã thiết lập và là rào cản lớn trong mối quan hệ song phương suốt nhiều thập kỷ.

Nhiều nhà phân tích cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump đang chọn đi theo “vết xe đổ” của nhiều người tiền nhiệm khác khi tỏ ra cứng rắn với Cuba. Đặc biệt những chính sách cấm vận trước đây của Mỹ, cụ thể là với Cuba đã không phát huy tác dụng trong nhiều thập kỷ và khó tạo ra bước đột biến trong tương lai. Động thái mới nhất vừa qua của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ sau chặng đường gần 3 năm phát triển quan hệ song phương, càng cho thấy quan hệ Mỹ - Cuba đang ngày càng tụt lùi và có nguy cơ trở lại điểm xuất phát.

Mỹ đóng cửa đại sứ quán tại Cuba từ năm 1961 sau khi Washington và chính quyền cách mạng của cố Chủ tịch Fidel Castro cắt đứt quan hệ ngoại giao trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn cao trào. Sau đó, vào năm 1977, Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter và Chủ tịch Cuba khi đó là Fidel Castro đã ký một thỏa thuận mở văn phòng "lợi ích đặc biệt" tại La Habana và một văn phòng tương tự của Cuba ở Washington.

Mặc dù các nhân viên ngoại giao Mỹ và Cuba tại Washington và La Habana đều thường xuyên phàn nàn về việc liên tục bị quấy rầy cũng như bị giám sát chặt chẽ nhưng chưa bao giờ bị tấn công bởi "sóng âm" và cũng chưa bao giờ bị đẩy lên cao trào như lần này.

# Chiến tranh lạnh Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhân viên ngoại giao quan hệ Mỹ - Cuba
Facebook Twitter Link gốc

Những dấu mốc lịch sử trong quan hệ Mỹ-Cuba

08:48 23/03/2016
Ngày 22-3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rời thủ đô La Habana, kết thúc chuyến công du đầu tiên tới Cuba của một Tổng thống Mỹ sau 88 năm. Báo giới và các nhà phân tích bình luận rằng, kể từ giây phút chiếc chuyên cơ Air Force One hạ cánh xuống sân bay La Habana, mối quan hệ Mỹ-Cuba đã sang một trang mới.

  • Mỹ-Cuba: Thống nhất lộ trình tái thiết lập quan hệ ngoại giao


Và tuyên bố của ông Barack Obama về lệnh cấm vận thương mại với Cuba sắp được dỡ bỏ đã đánh dấu cơ hội lịch sử mới cho cả hai nước. Nhân đây, Báo Công an nhân dân xin điểm lại những dấu mốc lịch sử trong quan hệ Mỹ-Cuba.

Có thể nói rằng, chuyến thăm Cuba kéo dài 3 ngày (từ 20 đến 22-3) của Tổng thống Mỹ Barack Obama là chuyến thăm lịch sử, mở ra cơ hội lịch sử cho cả hai nước và là dấu mốc mới nhất trong quan hệ hai nước. Nổi bật nhất trong chuyến thăm là cuộc hội đàm kéo dài 2 giờ đồng hồ giữa hai nguyên thủ Mỹ và Cuba cùng cuộc họp báo chung tại Cung điện Cách mạng.

Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Cuba Raul Castro, ông Barack Obama không chỉ bàn bạc về chủ đề thương mại, cải tổ chính trị mà còn nói về nhiều vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền, tự do ngôn luận. Người dân Cuba và cả người Mỹ đều mong muốn quan hệ hai nước sẽ bước sang một trang sử mới và từ đây, việc dỡ bỏ cấm vận kinh tế sẽ giúp nền kinh tế Cuba phát triển hơn, còn các doanh nhân Mỹ thì có thêm nhiều cơ hội làm ăn ở đất nước này.

Với riêng Tổng thống Barack Obama, qua chuyến công du lịch sử này, ông muốn thể hiện rằng, quá trình bình thường hóa quan hệ với Cuba sẽ không thể đảo ngược trong những nhiệm kỳ Tổng thống kế tiếp, hoặc đảng Cộng hòa cũng không thể ngăn cản tiến trình này…

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp hôm 21-3 tại La Habana. ảnh: Reuters.

Dấu mốc mới thứ 2 diễn ra vào hồi tháng 7 năm ngoái khi hai nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn 50 năm gián đoạn vào ngày 1-7.

20 ngày sau đó, cờ Cuba được kéo lên trước cửa chính Đại sứ quán Cuba vừa mới mở cửa trở lại tại thủ đô Washington. Tại thủ đô La Habana, cờ Mỹ cũng tung bay trên nóc tòa nhà Đại sứ quán Mỹ. Những tháng tiếp theo, giới chức Washington và La Habana còn thúc đẩy ký kết hợp đồng thương mại về viễn thông và dịch vụ hàng không, đồng thời mở rộng hợp tác về thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường…

Ngược dòng lịch sử hơn 50 năm trước, vào năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi, đồng chí Fidel Castro đã lãnh đạo một đội quân du kích gồm 9.000 thành viên tiến vào thủ đô La Habana, lật đổ chế độ độc tài Batista và trở thành Thủ tướng Cuba. Cùng năm đó, đồng chí Fidel Castro đã có cuộc gặp gỡ không chính thức với Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon ở Washington.

Bước sang năm 1960, đồng chí Fidel Castro quyết định quốc hữu hóa các doanh nghiệp Mỹ ở Cuba. Viện cớ vào động thái này của La Habana, chính quyền Washington tuyên bố đình chỉ quan hệ Mỹ-Cuba về mặt ngoại giao và áp đặt một lệnh cấm vận thương mại để trả đũa.

Năm 1961, Mỹ đóng cửa Đại sứ quán ở La Habana và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn một cuộc đảo chính do những phần tử người Cuba lưu vong tiến hành ở Vịnh Con Lợn.

Thời điểm này, CIA cũng lên kế hoạch và tiến hành các cuộc ám sát đồng chí Fidel Castro nhưng không thành. Kết quả, Cuba tuyên bố là một quốc gia XHCN và bắt đầu làm đồng minh của Liên Xô.

Căng thẳng giữa hai bên tiếp tục gia tăng trong vụ khủng hoảng tên lửa vào tháng 10-1962 khi Cuba cho phép Liên Xô triển khai một số tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung trên lãnh thổ nước này.

Mỹ cho công bố các bức ảnh chụp được, kéo hai nước đến bên bờ vực chiến tranh. Vụ việc sau đó được giải quyết khi Liên Xô nhất trí dỡ bỏ tên lửa ở Cuba còn Mỹ rút tên lửa hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1980, Chính phủ Cuba cho phép công dân nước này rời đất nước. Khoảng 125.000 người Cuba đã di tản sang Mỹ. Đến năm 1993, Mỹ lại thắt chặt lệnh cấm vận đối với Cuba và lệnh cấm vận này đã được chuyển thành lâu dài sau vụ Cuba bắn hạ 2 máy bay Mỹ do những người Cuba lưu vong tại Miami lái, xâm phạm không phận nước này.

5 năm sau đó, Mỹ đã giảm nhẹ các hạn chế đối với việc gửi tiền cho người thân của người Mỹ gốc Cuba. Một năm sau đó, sự kiện cậu bé Elian Gonzalez được cứu ngoài khơi Florida và được phép đoàn tụ với cha mình ở Cuba đã trở thành dấu mốc mới trong quan hệ hai nước.

Đặc biệt, năm 2001, vụ việc 5 người Cuba bị kết án ở Miami và chịu mức án nhiều năm tù vì tội làm gián điệp cho Chính phủ Cuba đã tạo nên một phong trào ủng hộ Cuba trên khắp thế giới.

Năm 2002, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter có chuyến thăm lịch sử tới Cuba. Chuyến viếng thăm bao gồm việc đến thăm các trung tâm khoa học nhằm đáp ứng lại các cáo buộc của Mỹ về vũ khí sinh học.

Tiếp đó, phái đoàn lớn nhất của Quốc hội Mỹ tới thăm Cuba năm 2006 do nghị sĩ đảng Cộng hòa Jeff Flake dẫn đầu dần mở ra “một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Cuba”.

Ba năm sau, bước chuyển biến tích cực nhất là việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật nới lỏng các biện pháp cấm vận Cuba. Tổng thống Mỹ Barack Obama còn dỡ bỏ các hạn chế đối với du lịch gia đình và chuyển kiều hối về Cuba. Tháng 5-2009, phái đoàn Mỹ đã lên đường sang Cuba để tham gia cuộc thảo luận về bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tháng 11-2010, nhà hát Ballet thăm Cuba lần đầu tiên trong 50 năm và đúng một năm sau đó, điệp viên Cuba Rene Gonzalez, thành viên trong nhóm bộ 5 Cuba bị kết án tù năm 2001 đã được thả tự do khỏi nhà giam Florida.

Tháng 9-2012, Cuba gợi ý sẵn sàng đàm phán với Washington về việc tìm giải pháp cho vụ Alan Gross, một người Mỹ chịu mức án 15 năm tù giam trong nhà tù Cuba vì đã đưa thiết bị internet vào nước này.

Cái bắt tay đầu tiên giữa Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tang lễ nhà lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela hồi tháng 12-2013 đã được dư luận thế giới đánh giá tích cực.

Một năm sau đó, La Habana trả tự do cho Alan Gross, còn Washington phóng thích 3 công dân Cuba. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố việc khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Cuba.

Tháng 4-2015, Chủ tịch Cuba Raul Castro có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ bên lề Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ tổ chức ở Panama để sau đó 3 tháng, hai nước chính thức bước vào một mối quan hệ mới, không hằn thù và mâu thuẫn.

# cấm vận thương mại dấu mốc lịch sử dỡ bỏ mặt ngoại giao quan hệ Mỹ - Cuba Tổng thống Mỹ
Facebook Twitter Link gốc

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng bền chặt

(ĐCSVN) - Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta thể hiện Việt Nam thực sự coi trọng, quyết tâm tiếp tục tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa truyền thống quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước cũng như tái khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết, sự ủng hộ nhất quán của Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng bền chặt (Ảnh minh họa: qdnd.vn)

Nhận lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Cuba từ ngày 18 - 20/9.

Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta thể hiện Việt Nam thực sự coi trọng, quyết tâm tiếp tục tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa truyền thống quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước cũng như tái khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết, sự ủng hộ nhất quán của Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em.

Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta có ý nghĩa hết sức đặc biệt khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Cuba kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020; là chuyến thăm cấp cao song phương đầu tiên của nhiệm kỳ mới ở hai nước, sau khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Cuba lần lượt được tổ chức thành công đầu năm 2021.

Quan hệ đoàn kết, anh em giữa Việt Nam và Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng trong hơn 60 năm qua được thúc đẩy ngày càng phát triển lớn mạnh không ngừng. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình", câu nói bất hủ của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã in sâu vào trái tim các thế hệ người Việt Nam, thể hiện sâu sắc tình anh em, tình đồng chí keo sơn giữa Việt Nam-Cuba trong những năm tháng chiến tranh ác liệt và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay.

Ngay sau ngày cách mạng Cuba thành công (1/1/1959), Cộng hòa Cuba là quốc gia Mỹ Latin đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam (2/12/1960), đồng thời công nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận (7/1962) và thành lập Ủy ban toàn quốc đoàn kết với miền Nam Việt Nam (25/9/1963); công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1965) và cũng là nước đầu tiên cử Đại sứ bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng (3/1969). Những năm thập niên 1970 của thế kỷ trước, trong thời kỳ gian khổ nhất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, dù cuộc sống còn khó khăn, song Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn đồng hành, chắt chiu dành cho Việt Nam sự ủng hộ lớn nhất cả về vật chất lẫn tinh thần; đã bán hàng vạn tấn đường lấy ngoại tệ gửi cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đánh Mỹ; gửi nhiều kỹ sư, công nhân, bác sĩ và nhân viên y tế cùng thuốc men, dụng cụ y tế giúp chữa trị cho người dân Việt Nam.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 9/1973, bất chấp tình hình nguy hiểm, Chủ tịch Fidel Castro đã đến tận khu giải phóng Quảng Trị. Thay mặt nhân dân Cuba, Chủ tịch Fidel Castro tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội với tổng giá trị khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi, Trại bò giống Ba Vì, tuyến đường Sơn Tây-Xuân Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), Xí nghiệp gà Lương Mỹ. Cũng trong chuyến thăm này, Chính phủ Cuba cũng quyết định chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại và cử một số chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh… Cuba cũng là nước có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các nước Mỹ Latinh ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Khóa họp 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977. Trong suốt thập niên 1980-1990, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là chống lại chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, Cuba tiếp tục viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam.

Đáp lại tình cảm to lớn của nhân dân Cuba đã dành cho Việt Nam, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt cấm vận, Cuba đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam đã dành cho đất nước anh em Cuba sự ủng hộ hết lòng, đã gửi gạo, quần áo, đồ dùng học tập và nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sang giúp nhân dân Cuba. Từ đó đến nay, Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc và trang thiết bị giúp nước bạn, đồng thời tích cực vận động các quốc gia trên thế giới kêu gọi Mỹ bỏ bao vây cấm vận Cuba.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi Cuba phải đương đầu với “thời kỳ đặc biệt” với nhiều thách thức, khó khăn về kinh tế - xã hội và khi Cuba tiến hành đường lối “cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế-xã hội”, Việt Nam đã chân thành chia sẻ với Cuba về kinh nghiệm Đổi mới. Thông qua Ủy ban Liên Chính phủ hai nước, Việt Nam duy trì cung cấp gạo ổn định cho Cuba, triển khai một số dự án hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lương thực và thủy sản tại chỗ, cùng một số chương trình hỗ trợ và hợp tác thiết thực khác.

Nhân dân Việt Nam, với đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình cảm xuất phát từ trái tim dành cho Cuba, đã nhiều lần bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình đối với nhân dân Cuba anh em, thể hiện qua các phong trào đoàn kết, ủng hộ Cuba và các đợt quyên góp do các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam phát động. Hai nước luôn phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Việt Nam luôn bày tỏ lập trường nhất quán ủng hộ Cuba, yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và tài chính chống Cuba; tích cực tham gia hoặc đăng cai tổ chức các Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đoàn kết với Cuba. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng với các nước thành viên ASEAN ủng hộ Cuba tham gia, ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ngày 10/11/2020.

Cuba tiếp tục là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam. Hai bên đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị mật thiết và hợp tác sâu rộng giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội và ở tất cả các cấp độ từ trung ương đến địa phương, giữa các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, bao gồm các đoàn Cấp cao, các đoàn Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; duy trì trao đổi, hợp tác thực chất thông qua các cơ chế hiện có gồm Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật (UBLCP), Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Đối thoại Chính sách Quốc phòng. Trong suốt 38 kỳ họp UBLCP, Việt Nam luôn tham gia tích cực, phối hợp thúc đẩy hiệu quả nhiều chương trình, dự án hợp tác song phương Việt Nam – Cuba về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, văn hóa… Quan hệ đầu tư song phương còn rất nhiều tiềm năng, hiện đã có 03 dự án đầu tư của Việt Nam ở Cuba đi vào hoạt động.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tình đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau Việt Nam - Cuba cũng đã được thể hiện mạnh mẽ, cụ thể, thiết thực. Cuba đã sớm quyết định cử chuyên gia sang Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh và dành tặng Việt Nam hàng ngàn liều thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19; Việt Nam cũng tặng Cuba 5.000 tấn gạo với danh nghĩa “Quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi nhân dân Cuba” cùng một số trang thiết bị y tế khác. Lãnh đạo Cấp cao và các Bộ, ngành hai nước tiếp tục duy trì trao đổi qua hình thức trực tuyến, gần đây nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Ra-un Cát-xtơ-rô (9/2/2021); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Mi-ghen Đi-át Ca-nen (5/5 và 27/7/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Đ. Ca-nen (23/8); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ma-nu-ên Ma-rê-rô Cờ-rút (1/7/2021); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bru-nô Rô-đri-ghết Pa-ri-da (16/3); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Cuba B. R. Pa-ri-da (7/5/2021); Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và Trưởng Ban Khoa học, Giáo dục, Thể thao Trung ương Cuba Hô-rơ-hê Lu-ít Brô-chê nhằm thông báo kết quả Đại hội XIII của Đảng ta và Đại hội VIII Đảng Cộng sản Cuba (28/5/2021); Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long với Bộ trưởng Y tế Cuba Hô-xê An-gên Pôn-tan trao đổi về cung ứng vắc-xin phòng COVID-19 do Cuba sản xuất (16/6); Bộ trưởng Công an Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ La-xa-rô An-béc-tô An-va-rết (23/6).

Quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng mãi mãi là biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa quốc tế trong sáng, vô tư và thủy chung, là niềm tự hào của các thế hệ sau này của nhân dân hai nước. Được xây dựng, vun đắp từ tình cảm, trí tuệ và sức lực của hai dân tộc, được thử thách qua những năm tháng khó khăn nhất của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Cuba trở thành tài sản vô giá và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước; là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở hai nước, thực sự là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết anh em, trước sau như một, mối quan hệ đã trở thành biểu tượng của thời đại, là tài sản vô giá mà hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba luôn giữ gìn, bảo vệ, vun đắp và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau./.

Mạnh Hùng

Cuba-Mỹ: Từ đối đầu đến hợp tác thận trọng

Chụp lại hình ảnh,

Fidel Castro phát biểu trước các ủng hộ viên hồi cuối thập niên 1950

Hiện ở độ tuổi 70, Elio Garcia nhớ chính xác địa điểm nơi ông có mặt vào ngày 16/4/1961.

“Ở góc phố giao nhau giữa hai đại lộ số 23 và số 12,” ông nói, và bắt đầu đi từ cổng nhà mình đến quận Vedado của thành phố Havana.

“Tôi đứng phía cuối của đám đông nhưng vẫn nhớ rất rõ những gì diễn ra”.

Chỉ hai năm sau khi Fidel Castro và những người ủng hộ lật đổ chế độ độc tài quân sự của Fulgencio Batista, cuộc Cách mạng Cuba non trẻ đã phải đối mặt với thách thức lớn nhất lúc bấy giờ: cuộc xâm nhập vào Vịnh Con lợn của những người Cuba lưu vong được CIA huấn luyện.

Quảng cáo

Dự đám tang những người hy sinh trong trận không kích đầu tiên của chiến dịch xâm lược này, ông Castro đã có một trong những bài phát biểu quan trọng nhất của mình.

Quan hệ Cuba - Mỹ: Dòng chảy thăng trầm của lịch sử

Thứ bảy, 17/06/2017 - 16:31

(Dân trí) - Mối quan hệ thăng trầm giữa Cuba và Mỹ dường như lại gặp thêm “sóng gió” sau khi Tổng thống Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ xóa bỏ một phần di sản của chính quyền tiền nhiệm trong việc bình thường hóa quan hệ với Havana sau nửa thế kỷ cấm vận.

Ngày 1/1/1959: Cách mạng Cuba thành công sau khi lãnh tụ Fidel Castro (phải) và các đồng đội lật đổ chế độ độc tài Fulgencio Batista và nắm quyền kiểm soát đất nước. Hai ngày sau đó, Mỹ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba.Ngày 16/4/1961: Lãnh tụ Fidel Castro tuyên bố xây dựng Cuba theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Sau đó, các phần tử Cuba lưu vong do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hậu thuẫn đã tiến hành cuộc đổ bộ hòng xâm chiếm Vịnh Con Lợn, song kế hoạch này đã bị thất bại. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trong phiên tòa xét xử công khai các phần tử bị bắt trong vụ xâm lược Vịnh Con Lợn.Tháng 10/1962: Mỹ phát hiện Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân tới Cuba, khiến quan hệ Mỹ - Liên Xô rơi vào căng thẳng và đứng trên bờ vực chiến tranh. “Ngòi nổ” căng thẳng được tháo gỡ sau khi Nga đồng ý đưa tên lửa ra khỏi Cuba và Mỹ cũng đồng ý không bao giờ xâm chiếm Cuba, đồng thời bí mật rút tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh: Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ký sắc lệnh cấm vận chuyển vũ khí tấn công tới Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba ngày 23/10/1962.Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/1980, khoảng 125.000 công dân Cuba đã được chính phủ cho phép tới Mỹ.

Tháng 12/1991: Trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ và Mỹ thắt chặt cấm vận thương mại, Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Từ tháng 4-9/1994: Hơn 35.000 người đã vượt biển, di cư từ Cuba sang Mỹ trên những con thuyền ọp ẹp.Tháng 3/1999: Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đồng ý tổ chức các cuộc thi đấu giao hữu giữa đội tuyển bóng chày hai nước, đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng chày Mỹ được thi đấu tại Cuba kể từ năm 1959. Trong ảnh: Lãnh tụ Fidel Castro trao đổi với đội bóng chày Mỹ trước khi thi đấu với đội tuyển bóng chày Cuba.Năm 2002: Sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, một phần của căn cứ hải quân vịnh Guantanamo (Cuba), vốn được mở cửa từ năm 1903, đã được Mỹ biến thành nơi giam giữ các nghi phạm khủng bố toàn cầu.
Năm 2004: Sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tái đắc cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cáo buộc Cuba là một trong những “tiền đồn chuyên chế” trên thế giới. Sau đó, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John R. Bolton tiếp tục liệt Cuba vào nhóm “trục ma quỷ” của Mỹ, đẩy quan hệ hai nước thời kỳ này rơi vào căng thẳng. Trong ảnh: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.Ngày 10/12/2013: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay tại lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela.Ngày 15/1/2015: Dưới thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ đã nới lỏng một loạt các biện pháp cấm vận Cuba, trong đó có việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và tài chính giữa hai nước sau nhiều năm siết chặt.Ngày 14/8/2015: Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu tiên kéo quốc kỳ Mỹ tại đại sứ quán Mỹ ở Cuba sau 54 năm, với hy vọng mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.Ngày 21/3/2016: Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Cuba và đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới Cuba kể từ năm 1928.Ngày 31/8/2016: Chuyến bay thương mại chở khách đầu tiên từ Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Santa Clara, miền trung Cuba sau hơn một nửa thế kỷ. Đây là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong quan hệ song phương giữa hai nước.Ngày 16/6/2017: Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo một số điều chỉnh trong chính sách với Cuba, bao gồm việc thắt chặt các quy định về du lịch của người Mỹ tới Cuba cũng như hạn chế đáng kể các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp Cuba do quân đội kiểm soát. Động thái trên được cho là xóa bỏ một phần di sản của chính quyền tiền nhiệm trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba sau nửa thế kỷ cấm vận.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Delta và Omicron tấn công đồng loạt, số ca Covid-19 ở Anh cao chưa từng có

Mỹ trừng phạt thực thể Trung Quốc bị nghi phát triển vũ khí kiểm soát não

Quan chức Nga cảnh báo "Thế chiến 3 đã bắt đầu"

Lo Nga - Trung, Mỹ diễn tập sẵn sàng cho chiến tranh ngoài vũ trụ

Nghịch lý chuyện Ấn Độ gặp khó trong xuất khẩu vaccine Covid-19

Chuyện ít biết về phòng thí nghiệm phát hiện biến chủng Omicron

Chính trị gia 75 tuổi của Nga tuyên bố đã tiêm 7 mũi vaccine Covid-19

Bão Rai "mạnh như quái vật" đổ bộ Philippines, 90.000 dân cấp tập di tản

Đẩy mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba

2021-09-18 10:51:00.0

Chủ tịch Cuba Fidel Castro với các chiến sĩđoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên Huế, trong chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, ngày 15/9/1973 (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Chuyến thăm chính thức Cuba lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi đây là chuyến thăm đầu tiên tới Cuba sau khi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Cuba sau khi nước bạn tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ VIII. Chuyến thăm là dịp để Việt Nam khẳng định tình đoàn kết, sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Cuba trong giai đoạn nhiều thách thức; thể hiện rõ bản sắc ngoại giao chân tình, thủy chung của Việt Nam với các nước bạn bè, anh em.

Chuyến thăm chính thức Cuba lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi đây là chuyến thăm đầu tiên tới Cuba sau khi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Cuba sau khi nước bạn tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ VIII. Chuyến thăm là dịp để Việt Nam khẳng định tình đoàn kết, sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Cuba trong giai đoạn nhiều thách thức; thể hiện rõ bản sắc ngoại giao chân tình, thủy chung của Việt Nam với các nước bạn bè, anh em.

Hình mẫu của quan hệ quốc tế

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Cuba. Mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã được anh hùng dân tộc Cuba José Martí, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Fidel Castro gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo Cuba, Việt Nam dày công vun đắp.

Trong suốt hơn 60 năm qua, kể từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai dân tộc Việt Nam-Cuba đã luôn kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước. Tình đoàn kết thủy chung, trong sáng, đầy tinh thần quốc tế cao cả đó của Cuba được thể hiện vô cùng sinh động trong những câu nói bất hủ của Tổng Tư lệnh Fidel Castro: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, “Trong hòa bình, Cuba sẵn sàng đổ mồ hôi để góp phần xây dựng lại Việt Nam mười lần to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn”. Về phần mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Việt Nam và Cuba cách xa nhau hàng vạn dặm nhưng lòng dân hai nước gần gũi như anh em một nhà”. Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định: “Đoàn kết, ủng hộ Cuba là lương tâm và trách nhiệm của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam!”.

Đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chính phủ Cuba thăm trường Đại học Bách khoa -Hà Nội, ngày 23/2/2003, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (Ảnh tư liệu: Đức Tám/TTXVN)

Cuba là nước Mỹ Latinh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/12/1960), là nước đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961) và thành lập Ủy ban toàn quốc đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam (tháng 9/1963). Cuba cũng là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, đồng thời đặt Đại sứ quán trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh (tháng 7/1967). Chủ tịch Fidel Castro là vị lãnh tụ nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới thăm vùng mới giải phóng Quảng Trị, Việt Nam, vào tháng 9/1973, bất chấp khói lửa của bom đạn lúc bấy giờ.

Trong thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Cuba anh em luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu, có hiệu quả về cả tinh thần lẫn vật chất. Cuộc sống vật chất còn thiếu thốn trăm bề nhưng ước tính những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, Cuba đã giúp Việt Nam hàng vạn tấn đường và bán số đường đó lấy ngoại tệ để gửi cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro tiễn Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại sân bay quốc tế Josse Marti ở Thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, ngày 10/7/1993 (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)

Hơn 60 năm qua, dù tình hình thế giới có nhiều thách thức, thăng trầm, song mối quan hệ đoàn kết, anh em giữa Việt Nam-Cuba ngày càng được củng cố và phát triển, gắn bó khăng khít trên nhiều lĩnh vực. Giờ đây, khi hai nước nói riêng và thế giới nói chung bước vào giai đoạn phát triển mới, Đảng và Nhà nước hai nước Việt Nam-Cuba đều nhận thức rõ mối quan hệ hợp tác giữa hai nước cần phải được nâng lên tầm cao mới. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật...

Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó mật thiết và tin cậy lẫn nhau. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, Nhà nước, Chính phủ vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương có hiệu quả, mở rộng giao lưu đến các bộ, ngành, các lĩnh vực.

Đáng chú ý là các chuyến thăm Cuba của: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 4/2012 và tháng 3/2018); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 3/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tháng 9/2015); Chủ tịch nước Trần Đại Quang (tháng 11/2016); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự tang lễ Lãnh tụ Fidel Castro (tháng 11/2016)...

Sáng 9/11/2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến đồng chí Miguel Mario Diáz-Canel Bermúdez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (Ảnh tư liệu: Thống Nhất/TTXVN)

Các chuyến thăm Việt Nam của: Chủ tịch Fidel Castro (tháng 9/1973, tháng 12/1995 và tháng 2/2003); Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Raul Modesto Castro Ruz (tháng 7/2012); Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernández (tháng 6/2017), Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz-Canel (tháng 6/2013); Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvado Valdés Mesa (tháng 9/2018); Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel (tháng 11/2018).

Trước tác động của đại dịch COVID-19, Lãnh đạo Cấp cao và các bộ, ngành hai nước tiếp tục duy trì trao đổi qua hình thức trực tuyến, gần đây nhất là: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Raul Castro Ruz (9/2/2021); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz - Canel (tháng 5/5 và 27/7/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel (23/8/2021); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng nước Cộng hòa Cuba Manuel Marrero Cruz (1/7/2021); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla (16/3/2021); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla (7/5/2021)…

Hai bên tiến hành thường xuyên, hiệu quả các cơ chế hợp tác Ủy ban liên Chính phủ, Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, đối thoại về an ninh - quốc phòng. Quan hệ giữa quân đội hai nước luôn là trụ cột và hình mẫu thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước.

Về ngoại giao đa phương, hai bên duy trì quan hệ hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế, diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc. Việt Nam cam kết ủng hộ Cuba ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023; nhất quán ủng hộ việc bãi bỏ cấm vận kinh tế của Mỹ chống Cuba. Cuba ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Tiếp tục vun đắp mối quan hệ tốt đẹp trên mọi lĩnh vực

Quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam - Cuba đã tạo đà cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển. Việt Nam hiện nay là đối tác thương mại châu Á đứng thứ 2 tại Cuba và là một trong 20 đối tác hàng đầu về thương mại của Cuba trên thế giới. Năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, quan hệ thương mại hai nước đạt 102 triệu USD, giảm 59,5% so với năm 2019, trong đó chủ yếu Việt Nam xuất siêu. Cuba nhập từ Việt Nam khoảng 300.000 - 400.000 tấn gạo/năm.

Sáng 9/11/2018, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón và đội đàm với đồng chí Miguel Mario Díaz-Canel Bermúdez, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 8 -10/11/2018 (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hai nước đã ký Hiệp định thương mại song phương (FTA) trong chuyến thăm Việt Nam năm 2018 của Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, và hiệp định có hiệu lực từ đầu tháng 4/2020, góp phần thúc đẩy trao đổi giao thương giữa hai nước. Hiệp định cho phép tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa trao đổi thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu hàng hóa và thâm nhập thị trường. Hai nước kỳ vọng kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt 500 triệu USD vào năm 2025.

Hiện nay, Việt Nam và Cuba đang nỗ lực thúc đẩy thương mại và bảo đảm sự hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án đầu tư tại Cuba. Trong chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3/2018, Cuba đã ủng hộ các công ty Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của Cuba, khi chính sách Cập nhật mô hình kinh tế-xã hội của Cuba đang được thực hiện. Hiện các công ty Việt Nam đã có mặt tại Ðặc khu phát triển Mariel, cùng liên kết sản xuất vật liệu xây dựng và nhu yếu phẩm.

Năm 2018, Công ty TNHH Vimariel đã được khánh thành tại khu vực đó và trở thành nhà nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam trên lãnh thổ Cuba. Mong muốn của Chính phủ Cuba là không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm tối ưu hóa vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có việc hình thành "cơ chế một cửa" cho đầu tư nước ngoài.

Về hợp tác nông nghiệp, Dự án hợp tác hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lúa gạo quy mô hộ gia đình giai đoạn 2011-2015 với tổng số vốn đầu tư 43 triệu USD đạt kết quả tích cực. Các dự án hỗ trợ Cuba sản xuất ngô, đậu tương và nuôi trồng thủy sản đã kết thúc giai đoạn 1 và hiện đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2. Hai bên đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai các dự án nông nghiệp-thủy sản khác, trong đó Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án “Hợp tác Việt Nam-Cuba phát triển sản xuất lúa gạo giai đoạn 2019-2023” và bước đầu đưa vào triển khai.

Về giáo dục, hàng năm Cuba trao nhiều học bổng chuyên ngành cho sinh viên Việt Nam, trong khi thanh niên Cuba được cấp học bổng sang học tiếng và văn hóa Việt Nam tại Ðại học Quốc gia Hà Nội.

Tại buổi tiếp vào sáng ngày 29/7, tại Trụ sở Chính phủ,Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng tượng trưng 10.000 tấn gạo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tới Đảng, Nhà nước và Nhân dân Cuba qua Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén (Ảnh:Dương Giang/TTXVN)

Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tình hữu nghị, đoàn kết thể hiện qua sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước một lần nữa góp phần làm sâu sắc hơn, thắt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba. Dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã quyết định tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba món quà gồm 5.000 tấn gạo và một số vật tư, thiết bị y tế nhằm chia sẻ phần nào khó khăn mà nhân dân Cuba anh em đang phải đối mặt. Về phần mình, dù phải đối mặt với muôn vàn thách thức do bị bao vây, cấm vận, song Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã sớm cử chuyên gia sang Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh và dành tặng Việt Nam hàng nghìn liều thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19. Cuba hết sức coi trọng hợp tác về vaccine với Việt Nam, nỗ lực từ nay tới cuối năm 2021 cung ứng số lượng lớn vaccine Abdala phòng Covid-19 của Cuba và sẵn sàng cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Đại sứ Cuba tại Việt Nam Lianys Torres Rivera trao thuốc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN)

Được xây dựng, vun đắp từ tình cảm, trí tuệ và sức lực của hai dân tộc, được thử thách qua những năm tháng khó khăn nhất của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Cuba trở thành tài sản vô giá và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước; là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở hai quốc gia.

Và chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết thủy chung, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Cuba.

Diệp Ninh (tổng hợp)
TTXVN

Video liên quan

Chủ đề