Quanh biển đông có bao nhiêu quốc gia tiếp giáp

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệukm2, trải rộng từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Có 9 nước tiếp giáp với BiểnĐông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây,Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnhthổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trựctiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đôngkhông chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trongkhu vực mà còn của cả Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ.

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiênnhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của cácnước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoángsản, du lịch, đồng thời đây cũng là khu vực đang chịu sức ép nhiềuvề bảo vệ môi trường sinh thái biển.Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khílớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dựtrữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khảnăng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc,trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ. lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Vớitrữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệutấn/năm duy trì liên tục trong vòng 15 - 20 năm tới (Theo http://nghiencuubiendong.vn)

Ngoài ra, theo các chuyên gia, khu vực Biển Đông còn chứađựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng (băng cháy). Trữlượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượngdầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khítrong tương lai.

2. Vai trò của Biển Đông đối với thếgiới và Việt Nam?

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyếtmạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - ChâuÁ, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tảiquốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 -200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ởkhu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyếnđường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po vàcả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giớithực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua BiểnĐông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nướctrong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thônghàng hải và kinh tế.

Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quantrọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo vàquần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biểnqua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và TâyNam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần BiểnĐông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninhđến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, SầmSơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnhthổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ trung bìnhcủa thế giới (600 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nàotrên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.

Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ướcLiên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Savà Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gầnvà xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ cácvùng biển và thềm lục địa.Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉcung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay,Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và làcửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền củađất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi traođổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.

Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triểnnhững ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thônghàng hải, đóng tàu, du lịch…

Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớnvề quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trongđó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm BiểnĐông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng cáctrạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ chotuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

3. Đặc điểm địa lý cơ bản của các vùngbiển Việt Nam?

Việt Nam là một quốc gia biển lớn nằm ven bờ tây BiểnĐông. Trong Biển Đông, liên quan tới Việt Nam có hai vịnh (gulf)lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía tây bắc, rộng khoảng 130.000 km2 vàvịnh Thái Lan ở phía tây nam, diện tích khoảng 293.000 km2. Đâylà biển duy nhất nối liền hai đại dương - Ấn Độ Dương và TháiBình Dương. Biển Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độgió mùa thịnh hành hướng Đông Bắc và Đông Nam. Vì thế, biểnViệt Nam gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai và sự cố môi trường biểntrên Biển Đông, đặc biệt từ các loại dầu tràn và dầu thải không rõnguồn gốc đưa vào vùng bờ biển nước ta.

Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác nhau ở ba miền khíhậu chủ yếu: Miền khí hậu phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra, có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, Miền khíhậu phía nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sôngCửu Long, có chế độ khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo với 2mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ luôn cao, Miền khí hậu BiểnĐông có chế độ khí hậu mang tính chất gió mùa nhiệt đới biển.

Vùng Biển Đông nói chung và biển Việt Nam nói riêng là khu vựcchịu nhiều thiên tai bão, tố, biến đổi khí hậu và có nguy cơ sóngthần. Trung bình hàng năm có khoảng 8 cơn bão đổ bộ vào vùngbiển và nội địa Việt Nam và dự báo sóng thần có thể sẽ xuất phát từcác hẻm vực sâu ven bờ tây Phi-lip-pin (Palawan) và chỉ sau 02 giờsẽ tiếp cận đến bờ biển Nha Trang.

Chế độ hải văn ven bờ cũng biến tính rõ. Chế độ dòng chảybề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong năm, cả về hướng chảyvà cường độ. Các đặc trưng khí hậu - hải văn nói trên góp phầnhình thành các vùng địa lý - sinh thái khác nhau, kéo theo thế mạnhtài nguyên sinh vật và tiềm năng phát triển khác nhau.

Khu vực biển nông thuộc thềm lục địa địa lý (đến độ sâu 200 m)chiếm toàn bộ diện tích vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vùng biểntrước châu thổ sông Cửu Long và thắt hẹp lại ở miền Trung nước ta.Biển Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đông,bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa (theo quy định của Công ước LiênHợp quốc về Luật Biển năm 1982).

Hình thế phần đất liền của Việt Nam hẹp chiều ngang (khôngcó nơi nào cách biển trên 500 km) với đường bờ biển dài trên 3.260 km(không kể bờ các đảo) chạy theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái(Quảng Ninh) ở phía đông bắc xuống tới Hà Tiên (Kiên Giang) ởphía tây nam. Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, nhiều eo, vụng,vũng/vịnh ven bờ và cứ 20 km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặpmột cửa sông lớn với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển, chủyếu từ phía lục địa Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằngchâu thổ rộng lớn và phì nhiêu ven biển là đồng bằng châu thổ sôngHồng ở phía bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phíanam. Lượng nước và phù sa lớn nhất đổ vào Biển Đông hàng nămchính là từ các hệ thống sông của hai đồng bằng này. Bên cạnh việcbổ sung nguồn dinh dưỡng cho biển Việt Nam và Biển Đông, cáchệ thống sông này cũng đổ ra biển không ít chất gây ô nhiễm môitrường biển và vùng cửa sông ven biển nước ta.

4. Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thànhphố có biển? Hãy kể tên các tỉnh,thành phố đó.

Về mặt hành chính, hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Đâylà những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sựnghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảocủa Tổ quốc.

Từ bắc vào nam, 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ươngcó biển là các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, TháiBình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp. Đà Nẵng, QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, BếnTre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

5.Vài nét cơ bản về các khu vực biển,hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông?

Biển, hải đảo nước ta nằm trong Biển Đông bao gồm nhiềukhu vực khác nhau, nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ýhơn là Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác.

1. Vịnh Bắc Bộ

Vịnh Bắc Bộ nằm về phía tây bắc Biển Đông, được baobọc bởi bờ biển và hải đảo của miền Bắc Việt Nam ở phía tây; bởilục địa Trung Quốc ở phía bắc; bởi bán đảo Lôi Châu và đảo HảiNam ở phía Đông. Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoảng kinh tuyến105036’ Đông đến khoảng kinh tuyến 109055’ Đông, trải dài từ vĩtuyến 21055’ Bắc đến vĩ tuyến 17010’ Bắc. Diện tích khoảng126.250 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹpnhất khoảng 220 km.

Vịnh Bắc Bộ là vịnh tương đối nông, độ sâu trung bìnhkhoảng từ 40 - 50 m, nơi sâu nhất khoảng 100 m; đáy biển tươngđối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa thuộc phần kéo dài tựnhiên của lục địa Việt Nam ra biển khá rộng, độ dốc thoải và cómột lòng máng sâu trên 70 m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Bờ vịnh khúc khuỷu và ven bờ có nhiều đảo. Phần vịnh phía ViệtNam có hàng ngàn đảo lớn, nhỏ, trong đó đảo Bạch Long Vĩ diệntích 2,5 km2 cách đất liền Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km. Vịnh Bắc Bộ có nhiều nguồn lợi hải sản (trữlượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn) và tiềm năng dầu khí.

Vịnh Bắc Bộ có hai cửa thông với bên ngoài: Cửa phía Nam ratrung tâm Biển Đông, nơi hẹp nhất rộng khoảng 240 km, cửa phíaĐông qua eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảoHải Nam) ra phía bắc Biển Đông, nơi hẹp nhất khoảng 18 km.

2. Vịnh Thái Lan

Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông,được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Vịnh Thái Lan có diện tích khoảng 293.000 km2, chu vi khoảng 2.300 km, chiều dài vịnh khoảng 628 km. Đây là một vịnhnông, nơi sâu nhất chỉ khoảng 80 m. Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhấtcủa Việt Nam, diện tích 567 km2.

Vịnh Thái Lan có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn) và có tiềm năng dầu khí lớn mà hiệnnay các nước liên quan đang tiến hành thăm dò, khai thác.

3. Các đảo và quần đảo

Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 hòn đảo lớn,nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vựcbiển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam.Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông.

Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:

- Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứkiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu,thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo, quần đảo:Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo,Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ...

- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triểnkinh tế - xã hội. Đó là các đảo như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn,Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc…

- Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá,du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biểnvà bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà (HảiPhòng), huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý(Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảoLý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) v.v.

Biển Đông của nước ta tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan. Biển Đông là nhịp cầu nối liền và đầu mối của nhiều tuyến đường thông thương lớn nhất thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.

quần đảo Hoàng Sa Trường Sa là của ai?

Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, Hải quân Trung Quốc đánh bại Hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Biển Đông Trung Quốc gọi là gì?

Do tại Trung Quốc "Biển Đông" (Đông hải) được dùng để chỉ biển Hoa Đông nên cần chú ý phân biệt để tránh lẫn lộn hai khái niệm "Biển Đông" khác nhau này.

Hoàng Sa nằm ở đâu?

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 15o15' đến 17o15' vĩ độ bắc, 111o đến 113o kinh độ đông gồm có trên 13 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành hai nhóm (nhóm An Vĩnh ở phía Đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây) cách đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý.