Quốc gia nào áp dụng chính sách hướng nội

Chiến lược hướng nội là cách gọi theo ý nghĩa triết học; theo đó, chiến lược được hoạch định theo các yếu tố bên trong của sự phát triển.

* Khái niệm: Chiến lược hướng nội chỉ dựa vào sự nỗ bên trong, dựa vào sự khai thác và huy động mọi nhân tố nội tại cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đặc trưng của chiến lược hướng nội:

– Tự thân xây dựng hoặc phấn đấu xây dựng hệ thống, cơ cấu kinh tế quốc dân hoàn chỉnh (tính tự lực cánh sinh).

– Tính khép kín, không quan hệ với bên ngoài (bế quan tỏa cảng).

2. Ưu nhược điểm của chiến lược hướng nội trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

2.1. Về ưu điểm:

Đảm bảo độ an toàn cao trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các mặt: độc lập, tự chủ của đất nước; bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không chịu sự tác động của các độc tố ngoại lai khác.

2.2.Nhược điểm:

– Không tranh thủ dược nguồn lực bên ngoài: vốn, nguyên liệu, công nghệ, chất xám nói chung,… Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với các nước nghèo tiềm năng mà ngay cả đối với các nước giàu, vì trên thực tế không có quốc gia nào thiếu hoàn toàn cũng không có quốc gia nào đủ hoàn toàn.

– Bỏ phí các tiêm năng, bỏ lỡ các cơ hội: các tiềm năng không được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả do thiếu các nguồn lực, thị trường; bỏ lỡ các cơ hội hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế – xã hội và các vấn đề toàn cầu khác.

– Nền kinh tế kém năng động, tạo sự ỷ lại, sức ỳ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (theo kiểu “trong nhà nhất mẹ nhì con”).

2.3/ Sự cần thiết và thực tế tồn tại của chiến lược hướng nội:

Là một chiến lược ưu ít, nhược nhiều, song torng thực tế phát triển kinh tế – xã hội của không ít các quốc gia chiến lược trên vẫn tồn tại và tỏ ra có hiệu quả (ít nhất là trong một giai đoạn lịch sử nhất định), do các lý do sau:

Một là, về khách quan: Điều kiện quan hệ quốc tế không thuận lợi, có thể do các nguyên nhân sau:

– Không thể có quan hệ phân công hợp tác quốc tế (do vậy phải xây dựng nền kinh tế quốc dân hoàn chỉnh để “tự cung tự cấp”)

– Quốc tế chưa hiểu biết để sẳng ràng hợp tác.

– Do sự vây hãm, cản phá của các thế lực đen tối ngăn cản hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, về chủ quan:

READ:  Hãy nêu các hình thức vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội?

– Quốc gia có tiềm năng dồi dào (tài nguyên, nguồn nhân lực, tay nghề truyền thống,..), thị trường rộng lớn tương ứng và đáp ứng được phát triển nền kinh tế quốc dân bản địa.

– Hoàn cảnh quốc gia chưa cho phép, do vì:

+ Nội lực chưa đủ mạnh, về: kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực,…

+ Kinh nghiệm quản lý kinh tế đối ngoại.

+ Sự chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, hệ thống pháp luật và tinh thần chưa sẳn sàng, tự tin cho hội nhập kinh tế q uốc dân

– Sự sai lầm của Nhà nước (nguyên nhân này ít xảy ra).

Cho dù bất cứ nguyên nhân nào, việc duy trì lâu dài chiến lược hướng nội cũng tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia.

Vào lúc tình hình thế giới bên ngoài diễn biến phức tạp, nền kinh tế Trung Quốc đang tích cực chuyển sang phát triển hướng nội để tìm kiếm động lực tăng trưởng ở bên trong. Một mặt, nhờ tối ưu hóa kết cấu, sức bền của động cơ tăng trưởng nội sinh của Trung Quốc có triển vọng kéo dài.

Quốc gia nào áp dụng chính sách hướng nội
Trung Quốc gặp vấn đề về tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Trong 6 tháng cuối năm, sự cấu thành phức tạp của kết cấu cũ và mới đang cản trở sự tăng trưởng tiêu dùng sẽ được giải tỏa nhanh, hơn nữa việc thực sự nới lỏng biện pháp giảm thuế lại có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp và đầu tư của ngành sản xuất chế tạo được ổn định. Mặc dù số liệu tổng thể của đầu tư bất động sản sụt giảm, nhưng sau khi bóc tách kết cấu, sức ép thực sự của nó đối với tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường. Mặt khác, thuận theo sự chuyển hướng chính sách của toàn cầu, không gian nội bộ của chính sách kinh tế của Trung Quốc có thể được khai thác sâu hơn. Trong 6 tháng cuối năm, chính sách tài khóa tích cực dự kiến sẽ phát huy vai trò hơn nữa, hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cùng với khả năng cao là Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) khởi động lại việc giảm lãi suất, chính sách tiền tệ của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giới hạn kết cấu, từ Financial Times đưa ra phân tích và nhận định rằng, dựa trên sự phát triển hướng nội, trong 6 tháng cuối năm 2019, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ giữ vững mức tăng trưởng dưới sự tác động của môi trường bên ngoài, địa vị chủ đạo của động cơ tiêu dùng tiếp tục được củng cố, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vẫn được thúc đẩy một cách ổn định.

Ưu thế tăng trưởng chú trọng chất lượng vừa thúc đẩy hai mạch chính giá trị của “tiêu dùng cao + kinh tế mới” lan tỏa đến giá tài sản, vừa làm nổi bật lợi thế so sánh trong tình hình toàn cầu hỗn loạn, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài dần quay lại thị trường Trung Quốc.

Áp lực đi xuống không nằm ngoài tầm kiểm soát

Quý I và II/2019, dưới tác động của rủi ro bên ngoài, nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua những biến động tương đối lớn, thể hiện rõ hơn sự phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng nội sinh trong 6 tháng cuối năm. Xét ở trạng thái tĩnh, tiêu dùng, đầu tư vào ngành sản xuất, đầu tư vào bất động sản của Trung Quốc là cốt lõi của tăng trưởng nội sinh đều có vấn đề và đã tạo thành 3 nguyên nhân sâu xa của những kỳ vọng bi quan trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, xét ở trạng thái động, xem xét việc cải thiện kết cấu và diễn tiến chính sách, cũng có nhiều cách lý giải về sự tăng trưởng kinh tế nội sinh của Trung Quốc. Áp lực suy giảm của ba trụ cột lớn nói trên sẽ không nằm ngoài tầm kiểm soát, và sẽ cho thấy khả năng phục hồi tăng trưởng vượt kỳ vọng. Tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số bán lẻ tiêu dùng toàn xã hội năm 2019 dự kiến đạt 8,5%, trong khi đầu tư tài sản cố định tiếp tục duy trì ở mức 6,3%.

Trước hết, động cơ tiêu dùng có thể phá vỡ sự kết hợp phức tạp giữa cũ và mới. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng tiêu dùng của Trung Quốc không được như kỳ vọng, chủ yếu do gặp phải sự kết hợp phức tạp mang tính kết cấu giữa cũ và mới. Xét ở góc độ sức tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng thu nhập khả dụng của người dân Trung Quốc vẫn ổn định, nhưng tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu người lại thể hiện rõ xu thế sụt giảm, khoảng cách giữa thu nhập khả dụng và chi tiêu tiêu dùng đã dần được nới rộng. Xét từ góc độ sẵn lòng chi tiêu của tiêu dùng có thể thấy từ năm 2017, tỷ lệ sẵn lòng chi tiêu nhìn chung dao động tăng, mặc dù năm 2019 suy giảm do tác động của môi trường bên ngoài, nhưng vẫn đứng ở mức cao, trong khi đó tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa có giá trị lớn tiếp tục giảm, đến năm 2019 đã chạm mức thấp của lịch sử.

Những hiện tượng trên cho thấy xu hướng nâng cấp tiêu dùng của Trung Quốc chưa bị rủi ro bên ngoài làm gián đoạn về mặt tổng lượng, mà đang thuộc giai đoạn xen kẽ về mặt kết cấu giữa cũ và mới. Trong đó, bộ phận cũ là tiêu thụ hàng hóa có giá trị lớn truyền thống, đại diện chủ yếu là ô tô, hàng hóa cao cấp. Bộ phận mới lại nhấn chìm trọng tâm nâng cấp tiêu dùng, chuyển từ hàng tiêu dùng cao cấp sang hàng tiêu dùng trung cấp, từ thành phố loại 1 loại 2 chuyển sang thành phố cấp thấp và khu vực nông thôn. Bị hạn chế bởi các nhân tố như mô hình kinh doanh, logistic, chi phí giao dịch, phối hợp thông tin…, cơ cấu và phương thức cung ứng hiện nay chưa thuận lợi cho việc thay đổi cơ cấu này dẫn đến động lực cũ suy giảm quá nhanh, trong khi động lực mới chưa thể phát huy tối đa tác dụng. Do đó, sự sẵn sàng tiêu dùng tích cực đã không được thực hiện như một sự gia tăng thực sự trong chi tiêu của người tiêu dùng, ngược lại bị động chuyển thành hành vi tiết kiệm, sự sẵn sàng tiêu dùng và tiết kiệm đã cùng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2019.

Triển vọng 6 tháng cuối nắm

Do đó, việc thiếu động lực tăng trưởng tiêu dùng hiện nay chỉ là vấn đề mang tính giai đoạn và kết cấu, sẽ được cải thiện đáng kể với việc những nút thắt cơ chế được tháo gỡ. Đối với vấn đề này, không gian điều chỉnh chính sách trong 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ bắt đầu từ kết cấu, thúc đẩy trung tâm tăng trưởng tiêu dùng tăng trở lại.

Một là, tăng tốc giải phóng động lực mới. Theo xu hướng giảm tập trung vào người tiêu dùng, một vòng xây dựng cơ sở hạ tầng mới có thể sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng tiêu dùng ở các thành phố, thị trấn cấp thấp, và mở ra kênh bán lẻ mới cho nền kinh tế khu vực quận/huyện. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình bình đẳng hóa các dịch vụ công giữa thành thị và nông thôn, từ đó kích hoạt nhu cầu nâng cấp về các dịch vụ như chữa bệnh, giải trí, giáo dục… của khu vực kinh tế quận/huyện.

Hai là, tránh để cho động lực cũ bị xói mòn quá nhanh. Trên cơ sở “áp dụng chính sách bất động sản, giá bất động sản khác nhau ở các khu vực khác nhau”, trong 6 tháng cuối năm, Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều chính sách trợ cấp tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng giá trị cao như ô tô, điện gia dụng…, dự kiến sẽ đẩy doanh số bán ô tô thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện nay.

Thứ ba, đầu tư cho ngành chế tạo sản xuất sẽ dần ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2019, việc lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến mong muốn đầu tư vào ngành chế tạo sản xuất, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho động cơ đầu tư của nền kinh tế Trung Quốc thể hiện sự sa sút trong 6 tháng đầu năm. Triển vọng 6 tháng cuối năm, việc giảm thuế và giảm chi phí quy mô lớn đã được thực hiện trước đó sẽ bước qua giai đoạn trì hoãn chính sách, thực sự bước vào thời kỳ phát huy tác dụng, dự kiến sẽ trở thành công cụ ổn định cho lợi nhuận của doanh nghiệp và đầu tư của ngành chế tạo sản xuất.

Theo dự đoán, trong số 865,7 tỷ nhân dân tệ thu được việc giảm thuế giá trị gia tăng lần này, ngoài 51% được chuyển cho người tiêu dùng, 49% còn lại sẽ trực tiếp đem lại lợi ích cho khu vực doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 314,5 tỷ nhân dân tệ sẽ được chuyển cho các doanh nghiệp công nghiệp và được chuyển thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này dự kiến sẽ có tác động trực tiếp đến 4,7 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước về lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp có doanh thu trên 20 triệu nhân dân tệ trong năm 2019, mang lại 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng lợi nhuận của nghiệp vụ kinh doanh chính, từ đó làm chậm lại xu hướng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách đồng bộ về cắt giảm thuế giá trị gia tăng lần này (khoảng 140 tỷ nhân dân tệ), giảm thuế trên diện rộng cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (200 tỷ nhân dân tệ), điều chỉnh giảm phí bảo hiểm xã hội và mức thuế cơ bản (300 tỷ nhân dân tệ)…, có thể sẽ mở rộng hơn nữa hiệu ứng cải thiện của việc giảm thuế và phí đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến cuối năm 2019, tốc độ tăng trưởng tích lũy lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp so với cùng kỳ dự kiến sẽ dần tăng lên mức 5%, đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đầu tư vào ngành chế tạo sản xuất ổn định hơn.

Cuối cùng, không nên quá bi quan về đầu tư bất động sản. Năm 2018, cùng với việc thắt chặt kép về chính sách bất động sản và điều kiện tài chính, các doanh nghiệp bất động sản lần lượt chuyển sang sách lược quay vòng vốn cao để đẩy nhanh tốc độ hoàn vốn, về mặt khách quan đã thúc đẩy sự tăng trưởng cao của đầu tư bất động sản. Cùng với sách lược quay vòng vốn cao dần rút lui, áp lực suy giảm của đầu tư bất động sản dần bộc lộ, trở thành một trong những rủi ro lớn trong 6 tháng cuối năm mà thị trường phải lo lắng. Nhìn vào đặc trưng kết cấu của đầu tư bất động sản, mặc dù áp lực trên được thể hiện rõ ràng ở số liệu trên giấy, nhưng tác động tiêu cực thực sự của nó đối với tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn dự báo của thị trường.

Nhìn từ kinh nghiệm lịch sử, diện tích xây dựng và việc đầu tư vào xây dựng lắp đặt công trình có tính tương quan cùng kỳ tương đối cao, do đó trong bối cảnh diện tích xây dựng duy trì ổn định, rủi ro suy giảm của việc đầu tư vào xây dựng lắp đặt công trình tương đối hạn chế.

Khai thác không gian chính sách, thích nghi với cuộc đọ sức dài hạn

Triển vọng 6 tháng cuối năm, tính không xác định lớn nhất ở bên ngoài của nền kinh tế Trung Quốc vẫn bắt nguồn từ cuộc đọ sức thương mại Trung-Mỹ. Xét về phương hướng, cùng với cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ tại Hội nghị thượng đỉnh các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào cuối tháng 6, các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Trung-Mỹ đã được khởi động trở lại, vòng xung đột thương mại này sẽ tạm ngưng leo thang đột ngột trong ngắn hạn, bước vào giai đoạn đọ sức dài hơi. Xét về mức độ, từ cuối tháng 5 đến nay, các chỉ số then chốt được Mỹ công bố như chi tiêu của người tiêu dùng, PMI, việc làm phi nông nghiệp, kỳ vọng lạm phát… đều liên tục suy yếu đã củng cố chứng minh phán đoán trong báo cáo trước đó của chúng tôi, nghĩa là kinh tế Mỹ sẽ rơi vào bước ngoặt chu kỳ trong năm 2019. Do những cản trở này, kinh tế Mỹ khó đảm đương được sự leo thang cực đoan trong cuộc đọ sức thương mại. Trên cơ sở đó chúng tôi cho rằng cuộc đọ sức thương mại sẽ đi theo hướng “dài hơn + phi cực đoan + đa chiều”, mặc dù rủi ro thương mại có lúc thăng có lúc trầm nhưng sẽ không mất kiểm soát, đồng thời trọng tâm của cuộc đọ sức sẽ từng bước mở rộng sang các lĩnh vực như tài chính, công nghệ, quản trị toàn cầu…

Sự kéo dài của cuộc đọ sức thương mại toàn cầu sẽ gây nên sức ép bên ngoài đối với kinh tế Trung Quốc, nhưng sự thay đổi của môi trường chính sách toàn cầu cũng đã trao không gian bên trong mới cho chính sách kinh tế của Trung Quốc. Chính sách kinh tế của Trung Quốc có thể được mở rộng bên trong từ  3 góc độ, giữ vững mức tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.

Thứ nhất, chính sách tài khóa thay thế chính sách tiền tệ, đóng vai trò chủ đạo mới trong việc điều tiết chu kỳ ngược. Trong 6 tháng cuối năm, nhờ nền kinh tế toàn cầu quay trở lại quỹ đạo giảm lãi suất, áp lực chi phí huy động vốn của chính sách tài khóa tích cực có thể được cải thiện. Do đó, những khoản nợ đặc biệt của địa phương còn lại trong những năm gần đây có thể được sử dụng, đồng thời các biện pháp như nợ xây dựng, hạn mức đột phá nợ đặc biệt, nợ quốc gia đặc biệt… có thể được đưa vào danh mục chính sách để tăng cường hơn nữa tác dụng trụ đỡ của xây dựng cơ sở hạ tầng đối với kinh tế. Phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, mạng lưới an toàn xã hội dự kiến sẽ được cải thiện trong 6 tháng cuối năm, thông qua các biện pháp như quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng các trường cao đẳng dạy nghề, mở rộng dung lượng của ngành dịch vụ…, bảo đảm mức sống cư dân để củng cố nhu cầu và kỳ vọng trung, dài hạn trong nước.

Thứ hai, do FED có thể hạ lãi suất trong 6 tháng cuối năm, nên chính sách tiền tệ của Trung Quốc cũng sẽ thuận theo xu thế đó. Một là, cùng với bước đi hạ lãi suất của FED, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể kịp thời điều chỉnh giảm một cách hợp lý lãi suất OMO (lãi suất cho vay trên thị trưởng mở), MLF (lãi suất cho vay trung hạn), nhưng khả năng điều chỉnh giảm lãi suất cơ sở tiền gửi tiết kiệm vẫn tương đối nhỏ. Điều này sẽ tính đến mục tiêu kép “tăng trưởng ổn định” hiện nay và “thúc đẩy cải cách” hợp nhất lãi suất trong tương lai.

Thứ ba, từ đây cho đến cuối năm sẽ có việc giảm hoặc định hướng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều hơn, phối hợp với cơ chế cho vay trung hạn có xác định mục tiêu (TMLF), tăng cường phá vỡ hạn chế thanh khoản trung và dài hạn. Ba là, Ngân hàng Trung ương dự kiến thông qua các biện pháp như trái phiếu vĩnh viễn, bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng nhỏ và vừa, tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, các chỉ tiêu mang tính tổng lượng như tốc độ tăng trưởng M2 (cung tiền giao dịch và tiền gửi tiết kiệm), tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn xã hội… có thể sẽ tăng trở lại trong 6 tháng cuối năm.

Dựa trên tình hình bên ngoài và chính sách bên trong ở trên, áp lực rủi ro “lạm phát đình đốn” trong 6 tháng cuối năm là tương đối nhỏ. Nhìn từ góc độ bên trong, mặc dù tác động của “chu kỳ giá heo” (pork cycle) vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, nhưng do chính sách tiền tệ sẽ nhấn mạnh “chức năng kết cấu”, mà không phải là tổng lượng nên áp lực lạm phát có thể kiểm soát được. Nhìn từ góc độ bên ngoài, chi phí của cuộc đọ sức thương mại trước đó sẽ kéo sụt tổng nhu cầu của toàn cầu, hình thành sự ức chế đối với trung tâm giá dầu toàn cầu, trong bối cảnh Mỹ và Iran không xảy ra xung đột quân sự, cục diện “giá heo và giá dầu cùng tăng” rất khó hình thành. Theo đó, cùng với “chu kỳ giá heo” vận động mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng CPI của một số tháng có thể mạnh lên so với cùng kỳ, nhưng không thể vượt quá 3%, lạm cả năm phát dự kiến ở mức 2,5%.

Phát triển hướng nội, cơ hội nâng cao chất lượng tăng trưởng
Tóm lại, nhờ xu thế phát triển kinh tế hướng nội, trong 6 tháng cuối năm 2019, nền kinh tế và tài chính Trung Quốc có thể xuất hiện 3 đặc trưng nội bộ lớn tương đối rõ ràng trong bối cảnh quốc tế biến động phức tạp.

Một là, phát triển hướng nội, củng cố tăng trưởng nội sinh. Dựa vào sức bền tăng trưởng và không gian chính sách bên trong, chúng tôi dự đoán năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể  ổn định ở mức 6,4%. Đồng thời, mặc dù ý nghĩa chính sách của mốc tỷ giá nhân dân tệ sẽ tiếp tục sẽ được nhắc đến, nhưng xác suất tỷ giá USD/NDTvượt mốc 7 NDT/USD trong năm nay vẫn tương đối nhỏ, tỷ giá đồng NDT có thể sẽ dần ổn định trong 6 tháng cuối năm.

Hai là, cơ hội bên trong kích hoạt mạch chính của giá trị. Rủi ro từ sự biến động của tình hình quốc tế khó để nắm bắt trước được, nhưng mạch chính giá trị sản sinh ra từ chất lượng tăng trưởng kinh tế thì có thể sắp xếp trước. Trong 6 tháng cuối năm 2019, chất lượng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho hai mạch chính giá trị “tiêu dùng cao + kinh tế mới”, cơ hội mang tính kết cấu sản sinh từ đó sẽ lan tỏa nhanh đến thị trường vốn.

Ba là cơ hội bên trong thu hút sự chú ý của bên ngoài. Khi kinh tế toàn cầu phục hồi yếu, ưu thế tương đối từ cơ hội chất lượng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ nổi bật hơn. Cộng thêm việc tiếp tục mở rộng độ mở về tài chính, tầm nhìn dài hạn của dòng vốn quốc tế đối với kinh tế và tài chính Trung Quốc sẽ không đảo ngược. Trong 6 tháng cuối năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài sẽ dần quay lại thị trường Trung Quốc dựa vào phương thức ưu tiên đầu tư vào tài sản thu lợi cố định, sau đó đầu tư vào tài sản vốn chủ sở hữu.

Trần Quyên