Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào thời gian nào

Trong phiên họp chiều 12/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 với 92,53% số phiếu tán thành.

Tại Nghị quyết, Quốc hội quyết nghị dự toán tổng số thu NSNN năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng. Tổng số chi NSNN là 1.687.000 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 343.670 tỷ đồng, tương đương 4% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương (NSTƯ) là 318.870 tỷ đồng (3,7%GDP), bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) là 24.800 tỷ đồng (0,3% GDP). Tổng mức vay của NSNN là 608.569 tỷ đồng.

Huy động vay phù hợp tiến độ thu và dự kiến giải ngân

Cùng với dự toán 2021, Nghị quyết cũng điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về dự toán NSNN năm 2020.

Cụ thể, tăng bội chi NSTƯ 133.500 tỷ đồng để bảo đảm dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Đồng thời, giao Chính phủ phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để giảm bội chi NSNN, thực hiện huy động vay bù đắp bội chi phù hợp với tiến độ thu và dự kiến giải ngân NSTƯ năm 2020.

Trong năm 2020, không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Trường hợp cân đối thu NSĐP giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2020 để chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai, các chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; trường hợp còn hụt thu cân đối thì phải rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội; đồng thời, địa phương được tính giảm nguồn cải cách tiền lương tương ứng 50% số hụt thu NSĐP.

Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào thời gian nào

Nghị quyết cũng bổ sung dự toán thu NSNN 533,647 tỷ đồng từ nguồn 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 còn dư của Bộ Công an, đồng thời bổ sung dự toán chi đầu tư lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội cho Bộ Công an để thực hiện các dự án đã được phê duyệt đầu tư 440,424 tỷ đồng từ nguồn 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014.

Bổ sung dự toán thu, chi NSTƯ 26.142,81 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp và nguồn tài chính hợp pháp khác theo Báo cáo số 36/BC-CP ngày 15/10/2020 của Chính phủ.

Đồng thời, tiếp tục chuyển nguồn 3.233,149 tỷ đồng kinh phí thực hiện chính sách phát triển thủy sản từ năm 2019 chuyển sang và sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm 2021 để thực hiện mục tiêu hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ kết hợp với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến ngày 31/12/2018 cho Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Mức dự toán thu năm 2021 là phù hợp

Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp thu, giải trình về tình hình NSNN năm 2020, dự toán NSNN năm 2021.

Về dự toán NSNN năm 2021, có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ dự kiến xây dựng dự toán thu nội địa tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2020, là mức tăng tương đối thấp so với mức bình quân khoảng 10% của 3 năm gần đây.

Giải trình vấn đề này, UBTVQH cho biết dự toán thu nội địa năm 2021 (không bao gồm thu từ đất, xổ số kiến thiết, từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi Ngân hàng nhà nước) là 882 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn. Bên cạnh đó, một số nguồn thu lớn từ các sản phẩm đã ổn định, khó tăng trưởng cao như than, ô tô, bia, thuốc lá, thủy điện, chế biến dầu khí,... Nếu loại trừ các nguồn thu ổn định này và các khoản thu đột biến phát sinh trong năm 2020 sang năm 2021 không còn thì các nguồn thu thuế, phí còn lại của năm 2021 đã dự kiến tăng 7,8% so với ước thực hiện năm 2020. Đây là mức tăng thu phù hợp trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội chấp thuận mức dự toán thu nội địa năm 2021 như Chính phủ trình.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi NSNN bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi thường xuyên không cần thiết; không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài...

Về vấn đề này, UBTVQH đánh giá, việc bố trí dự toán chi thường xuyên năm 2021 cho các bộ, cơ quan trung ương đã quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm, gắn với tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Nghị quyết 18, 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; cắt giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và các khoản chi chưa thật sự cần thiết; giảm tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, công tác phí trong và ngoài nước so với dự toán năm 2020 (ngoại trừ các hoạt động ngoại giao cấp quốc gia,...).

Việc bố trí dự toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc: NSNN không hỗ trợ các cơ sở đã tự chủ toàn bộ chi thường xuyên; đối với các cơ sở năm 2020 đã tự chủ một phần chi thường xuyên mức bố trí hỗ trợ năm 2021 trên cơ sở tiết kiệm chi bình quân thêm 5% so với dự toán năm 2020. Đồng thời, bố trí kinh phí cho các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù trên tinh thần triệt để tiết kiệm, giảm tối thiểu 15% so với dự toán chi năm 2020.

Theo đó, dự toán chi NSNN năm 2021 giảm khoảng 8.100 tỷ đồng so với dự toán năm 2020 (bao gồm: giảm dự toán chi từ NSNN cho các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù khoảng 4.830 tỷ đồng; giảm chi NSTƯ và NSĐP gắn với thực hiện các Nghị quyết 18, 19 của Trung ương khoảng 3.260 tỷ đồng).

Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội chấp thuận các biện pháp cơ cấu lại chi thường xuyên của NSNN năm 2021 như Chính phủ trình. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật về NSNN.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính

Tác giả: QH                                   

10:09' - 13/11/2021

BNEWS Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 với 465/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,19%.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 13/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 với 465/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,19%.
*Giảm dần tỷ trọng nợ thuế, tăng thu ngân sách nhà nướcTrình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, ước thu ngân sách nhà nước năm 2021 vượt 1,7% dự toán, song số vượt thu chủ yếu từ đất (29,2 nghìn tỷ đồng) và dầu thô (12 nghìn tỷ đồng); nếu loại trừ số thu tiền sử dụng đất thì thu nội địa chỉ đạt 97% dự toán.  Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, kết quả thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021 ước đạt 1 nghìn tỷ đồng/40 nghìn tỷ đồng kế hoạch là quá thấp, không đạt yêu cầu; đặc biệt, trong điều kiện thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh rất thuận lợi cho việc thoái vốn và tăng hiệu quả thu hồi vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp. Việc không đạt kế hoạch thoái vốn ngoài yếu tố khách quan, còn do xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước ở các cấp có thẩm quyền rất chậm; ban hành văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, kịp thời; các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan quyết liệt xây dựng các giải pháp để thực hiện kế hoạch thoái vốn giai đoạn 2021-2025, gắn với trách nhiệm người đứng đầu; sớm phê duyệt, điều chỉnh đề án tái cơ cấu doanh nghiệp và ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện. Một số ý kiến cho rằng, vẫn còn tình trạng thất thu, trốn thuế, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, nợ đọng thuế cao, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế.

Về việc này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong các năm qua, mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, nhưng tình trạng gian lận trong kê khai, chuyển giá, trốn thuế vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt chưa quản lý tốt đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số; nợ thuế còn ở mức cao.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu, nhất là đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, bảo đảm thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước, giảm dần tỷ trọng nợ thuế, tăng thu ngân sách nhà nước. Tiếp thu y kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 sau khi đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COVID-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.

Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, nhiều ý kiến nhất trí với việc lùi thời điểm cải cách tiền lương. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nâng lương cho người mới đi làm, nâng mức hỗ trợ cho người hoạt động chuyên trách ở xã, tổ, thôn, bản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Tuy nhiên, cải cách tiền lương là chủ trương lớn, mang tính đột phá, đã được quy định trong Nghị quyết 27 của Bộ chính trị. Do đó, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.
* Dành nguồn lực ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19

Thời gian qua, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, mới đi làm, người hoạt động chuyên trách xã, phường. Tuy nhiên hiện nay thu ngân sách nhà nước khó khăn, chi ngân sách nhà nước tăng cao, đặc biệt là chi cho phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế đang là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Vì vậy, trước mắt trong năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép chưa nâng lương cho người có thu nhập thấp, mới đi làm, người hoạt động chuyên trách xã, phường; đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cân đối nguồn lực, sớm thực hiện cải cách tiền lương, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương, nhất là đối tượng có mức lương thấp. Nhiều ý kiến đề nghị tăng bội chi ngân sách nhà nước, các khoản thu ngân sách từ dầu thô, từ các khu vực kinh tế, từ thu sử dụng đất cao hơn để tạo nguồn thực hiện gói hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để thực hiện thực hiện phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cần có nguồn lực. Tuy nhiên hiện nay Chính phủ chưa xây dựng xong Chương trình phục hồi kinh tế làm căn cứ cân đối ngân sách.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và trình cấp có thẩm quyền Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế trong đó có các giải pháp điều hành thu, chi ngân sách, bội chi, nợ công. Trước mắt, để bảo đảm tiến độ phân bổ và giao dự toán kịp thời theo luật định, xin Quốc hội cho phép giữ mức bội chi, các khoản dự toán thu như phương án Chính phủ trình. Theo Dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022: Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COVID-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022. Quốc hội giao Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tiền tệ để phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tiếp tục cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững; tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại; đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế, tăng thu ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả để dành nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi kinh tế và dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng, khắc phục hậu quả thiên tai; cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên…/.