Quốc lộ 1A Hà Tĩnh dài bao nhiêu cây?

Theo ghi nhận của phóng viên, từ đầu tháng 10 đến nay, mưa lớn kéo dài đã khiến QL1A, đoạn qua H.Thạch Hà và H.Can Lộc (Hà Tĩnh), xuất hiện nhiều chỗ bong tróc.

Công nhân đang vá lại mặt đường QL1A tuyến tránh TP.Hà Tĩnh

PHẠM ĐỨC

Đáng nói, những khu vực mặt đường bị hư hỏng chủ yếu nằm ở vị trí đã xuống cấp trước đó và đã được đơn vị quản lý đường bộ sửa chữa. Các đoạn bị bong tróc mặt đường nhiều nhất chủ yếu qua các xã Việt Tiến, Thạch Kênh và Thạch Liên (H.Thạch Hà) và Thiên Lộc, Vượng Lộc, TT.Nghèn (H.Can Lộc).

Đoạn đường này nằm trong gói thầu dài 35,1 km từ nam cầu Bến Thủy (xã Xuân Viên, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đến tuyến tránh TP.Hà Tĩnh (xã Thạch Việt, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), được đầu tư theo hình thức BOT, của dự án nâng cấp, mở rộng QL1A, do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (nay là Tập đoàn Cienco 4) làm chủ đầu tư và thi công; giá trị gói thầu hơn 2.400 tỉ đồng. Gói thầu này được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2014.

Ngoài tuyến chính, QL1A tuyến tránh TP.Hà Tĩnh dài 16 km có tổng mức đầu tư hơn 400 tỉ đồng cũng xuất hiện hàng loạt điểm bong tróc mặt đường, nhất là đoạn từ P.Thạch Linh (TP.Hà Tĩnh) đến xã Thạch Long (H.Thạch Hà). Hiện nay, chủ đầu tư đã cho công nhân khắc phục các vị trí bị bong tróc, nhằm hạn chế tai nạn cho các phương tiện qua lại.

Một công nhân tham gia sửa chữa mặt đường tuyến tránh TP.Hà Tĩnh cho biết, con đường này đưa vào sử dụng năm 2015, do Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà làm chủ đầu tư. Nguyên nhân khiến mặt đường bị bong tróc nham nhở là do mưa lớn kéo dài. “Hiện nay chúng tôi đã tiến hành cho máy cào bóc những đoạn bị bong tróc và xử lý triệt để bằng cách thảm nhựa”, công nhân này nói.

Đang nâng cấp, sửa chữa

Theo ông Nguyễn Văn Tân, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh, trước tình trạng hư hỏng, bong tróc mặt đường trên tuyến chính và tuyến tránh QL1A, đơn vị này đã đề nghị chủ đầu tư và đơn vị quản lý khẩn trương khắc phục, sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn giao thông.

Ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục Quản lý đường bộ 2 - Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho hay tuyến đường tránh TP.Hà Tĩnh bị xuống cấp đã hết hạn bảo hành của chủ đầu tư từ lâu nên đơn vị đã lập dự án để tiến hành khắc phục, duy tu. Còn tuyến chính QL1A do đầu tư theo hình thức BOT vẫn chưa hết hạn nên việc sửa chữa sẽ do chủ đầu tư. Đơn vị đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Cienco 4 sớm có phương án khắc phục.

“Hiện nay, những điểm bị bong tróc tạo thành các ổ gà trên tuyến tránh TP.Hà Tĩnh thì chúng tôi đã cho công nhân vá lại bằng bê tông nhựa nóng. Riêng đoạn tuyến chính QL1A do Tập đoàn Cienco 4 làm chủ đầu tư thì họ cũng đang cho công nhân tập trung sửa chữa”, ông Giang thông tin.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cienco 4, cho biết việc khắc phục mặt đường bị bong tróc trên tuyến QL1A đã được tập đoàn lên kế hoạch bố trí vốn và đang phối hợp Chi nhánh BOT trực thuộc cho công nhân nâng cấp, sửa chữa tất cả những đoạn bị xuống cấp, hư hỏng.

Cụ thể, Quốc lộ 1A là con đường huyết mạch quan trọng nhất của Việt Nam và là đường quốc lộ dài nhất Việt Nam. Quốc lộ 1A có điểm bắt đầu (km0) là tại cửa khẩu Hữu Nghị tỉnh Lạng Sơn và điểm kết thúc tại km 2360 thuộc thị trấn Năm Căn tỉnh Cà Mau.

Quốc lộ 1A nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM – Cần Thơ, đi qua tổng cộng 31 tỉnh, thành. Cụ thể, Quốc lộ 1A đi qua Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Quốc lộ 1 A đi quá 6 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, gồm có vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Về giao thông, đây là tuyến đường huyết mạch nối liền Bắc Nam và 4 thành phố lớn của đất nước bao gồm: Hà Nội , Đà Nẵng , Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Chính nhờ trục xương sống này mà hàng hóa được lưu thông thuận tiện từ Bắc đến Nam. Hoạt động vận chuyển đường bộ được thúc đẩy không chỉ hỗ trợ việc đi lại của người dân mà còn tạo điều kiện cho các dịch vụ giao thông vận tải phát triển, bao gồm cả vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Hơn nữa, tuyến đường Quốc lộ 1A đi dọc theo đất nước phục vụ cho quá trình giao thông - giao thương, đảm bảo và thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh nền kinh tế trong nước và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài nước.

Về sự phát triển kinh tế - xã hội, giao thông phát triển trước hết tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa khắp cả nước. Nhờ tuyến Quốc lộ 1A, sản xuất và tiêu thụ được mở rộng ra nhiều thị trường mà trước kia rất khó khăn để vận chuyển hàng hóa tới. Từ đó, hoạt động giao lưu kinh tế được tăng cường, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

Theo đồ án quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quốc lộ 1A cùng với đường Hồ Chí Minh là hai tuyến quốc lộ toàn quốc theo trục dọc Bắc - Nam đạt tiêu chuẩn cấp III bốn làn xe chạy.

Ngoài ra, quy hoạch đến năm 2030, có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.

Cụ thể, trục dọc Bắc Nam (2 tuyến): Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Từ Lạng Sơn - Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô 4 - 10 làn xe; Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe. Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 425 km, quy mô 4 - 6 làn xe; vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 295 km, quy mô 4 - 8 làn xe.

Mạng lưới Quốc lộ gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km (tăng 5.474 km so với năm 2021), phân chia thành quốc lộ chính yếu và thứ yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III đối với đoạn đường thông thường và cấp IV đối với đoạn khó khăn.

Chủ đề