Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực nào

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp. Ngày nay, tại Việt Nam, trong dự thảo luật hay các vấn đề lớn của đất nước, thường gọi là lấy ý kiến nhân dân.

Thuật ngữ trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân thường được sử dụng thay thế lẫn nhau nhưng thuật ngữ bỏ phiếu toàn dân thường để chỉ tình huống trong đó một quyết định được đưa ra dựa trên sự thực hành căn bản của quyền tối cao, như việc quyết định các biên giới quốc gia hay chấp nhận một hiến pháp mới. Bỏ phiếu toàn dân cũng là một thuật ngữ thường được dùng để miêu tả một cuộc bỏ phiếu trực tiếp do một nhà độc tài hay một chế độ không dân chủ tổ chức, trong các tình huống theo đó một cuộc bỏ phiếu đúng đắn và tự do không thể diễn ra. Bỏ phiếu toàn dân do các chính phủ không dân chủ tiến hành có thể yêu cầu chấp thuật một nghị định chính phủ triệt để, hay các chính sách chung của chính phủ. Thuật ngữ trưng cầu dân ý thường được dùng để miêu tả một cuộc bỏ phiếu thông thường được tổ chức bởi các chế độ dân chủ tự do.

Các cuộc trưng cầu dân ý có thể là bắt buộc hay không bắt buộc. Một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc chỉ đơn giản có tính chất tư vấn hay cố vấn. Nó dành cho chính phủ hay cơ quan lập pháp quyền hiện các kết quả của cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc đó và thậm chí họ có thể bỏ qua kết quả đó. Tuy nhiên, các hoàn cảnh chính trị hiện tại ở các nước thường tổ chức trưng cầu dân ý không bắt buộc luôn rất chú trọng tới kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đó. Trái lại, một số nước cho phép các cuộc trưng cầu dân ý theo đó kết quả là hợp pháp và không thể không tuân theo. Một cuộc trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu trực tiếp có tính cơ sở có thể được phác thảo bởi một hội đồng lập pháp trước khi đưa ra cho cử tri. Trong những trường hợp khác một cuộc trưng cầu dân ý thường được đề xuất bởi một cơ quan lập pháp hay bởi chính các công dân thông qua việc thỉnh cầu. Quy tình đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý bằng cách thỉnh cầu được gọi là của nhân dân hay sự khởi xướng của công dân. Tại các nước trong đó một cuộc trưng cầu dân ý phải được đề xuất bởi nghị viện, thỉnh thoảng việc tổ chức trưng cầu dân ý bắt buộc là điều đương nhiên đối với một số đề xuất, ví dụ như sửa đổi hiến pháp. Trong đa số các cuộc trưng cầu dân ý, một biện pháp được thông qua đơn giản bởi đa số cử tri chưa chắc đã được đưa vào thực hiện. Tuy nhiên một cuộc trưng cầu dân ý cũng có thể phải có đại đa số, ví dụ như hai phần ba cử tri tham gia. Ở một số nước, cũng có quy định một số lượng cử tri tham gia tối thiểu nào đó của toàn bộ cử tri để kết quả trưng cầu dân ý được coi là hợp lệ. Điều này nhằm đảm bảo rằng kết quả đó đại diện cho ý nguyện của toàn bộ cử tri và giống với số đại biểu cần thiết quy định (quorum) trong một uỷ ban hay một cơ quan hành pháp. Quyền tham gia vào một cuộc trưng cầu dân ý không quan trọng như quyền tham gia vào các cuộc bầu cử. Ví dụ, ở Cộng hoà Ireland chỉ các công dân mới được bỏ phiếu tại các cuộc trưng cầu dân ý trong khi đó các công dân Anh cư trú trong nước mới có quyền bỏ phiếu trong các cuộc tuyển cử.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trưng_cầu_dân_ý&oldid=68069596”

Ảnh: Việt Dũng

Đây là điểm đáng chú ý khi dự án Luật trưng cầu ý dân lần thứ hai được chủ tịch Hội Luật gia Nguyễn Văn Quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12-5.

Theo ông Quyền, “trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể”.

Hiến pháp 2013 xác định rõ: “Nhân dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp”.

Trưng cầu ý dân đã được thừa nhận rộng rãi như là một trong những giá trị của dân chủ trực tiếp trong xã hội hiện đại và rất nhiều nước đã ban hành Luật trưng cầu ý dân để điều chỉnh các mối quan hệ về trưng cầu ý dân.

Đến nay đã có 167/214 (khoảng 78%) quốc gia và vùng lãnh thổ có luật hoặc các quy định pháp lý về trưng cầu ý dân.

Xin ý kiến nhân dân là tham khảo để giúp Quốc hội có quyết định đúng đắn. Nhưng trưng cầu ý kiến nhân dân là những vấn đề quan trọng, dân bỏ phiếu giống như cuộc bầu cử, tức là dân quyết định và Quốc hội phải quyết định theo ý dân
Ông PHÙNG QUỐC HIỂN

Trưng cầu những việc gì?

Về chủ thể có quyền kiến nghị vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân, dự thảo luật quy định hai phương án. Phương án một gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 đại 

biểu Quốc hội đề nghị thì Quốc hội quyết định đưa vấn đề đó ra trưng cầu ý dân. Phương án hai quy định thêm Thủ tướng Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN có quyền này.

Theo dự luật, kết quả cuộc trưng cầu ý dân phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép”, cụ thể: “Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”.

Riêng trưng cầu ý dân với Hiến pháp cần quy định nguyên tắc 2/3 cử tri đồng ý.

Đối với những vấn đề được đưa ra để trưng cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết có hai phương án được đưa ra, trong đó phương án một quy định khái quát nguyên tắc và phương án hai quy định từng vấn đề cụ thể.

“Đa số ý kiến của Ủy ban Pháp luật cho rằng những vấn đề đưa ra trưng cầu tùy thuộc vào tình hình ở từng thời điểm nhất định, do đó khó có thể liệt kê hết những vấn đề, lĩnh vực cụ thể” - ông Lý bày tỏ.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng nếu quy định những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là các nội dung thuộc phạm vi Hiến pháp quy định thì quá rộng.

“Tôi thấy có những vấn đề không thể đưa ra trưng cầu ý dân được, ví dụ vấn đề chia cắt lãnh thổ quốc gia, chẳng hạn như bàn giao vùng đất nào đó cho quốc gia khác hoặc chia cắt thành quốc gia khác thì không thể chấp nhận được” - ông Phước nêu ví dụ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề: “Cần làm rõ khi nào phải trưng cầu ý kiến nhân dân.

Tôi cho rằng đó là những vấn đề vượt qua thẩm quyền của Quốc hội, hoặc là những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội nhưng Quốc hội thấy rằng nếu mình quyết thì chưa đủ sức mạnh pháp lý nên đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân và phải tuân theo ý kiến của nhân dân”.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị làm rõ thẩm quyền các chủ thể có quyền đề nghị trưng cầu ý dân.

Ví dụ Chủ tịch nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia, thống lĩnh lực lượng vũ trang thì với những vấn đề thuộc thẩm quyền, quan trọng như vấn đề lãnh thổ, vấn đề liên quan đến hòa bình, chiến tranh... thì Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội tiến hành trưng cầu ý dân.

“Trưng cầu” khác gì “lấy ý kiến”?

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn lưu ý trong khi chúng ta bị nhiều thế lực thù địch chống phá, cần nghiên cứu quy định như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước.

“Lâu nay chúng ta chưa trưng cầu ý dân nhưng đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với nhiều vấn đề. Điều cần làm rõ là lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu ý dân khác nhau ở mức độ nào, hay chỉ khác nhau ở chuyện bỏ phiếu?” - ông Sơn hỏi.

Đồng thời ông cũng cho rằng cần quy định trường hợp trưng cầu ý dân mà vấn đề đưa ra không được nhân dân đồng ý thì có tổ chức trưng cầu lại hay không, hay lấy một lần không được thì bỏ luôn?

"Tôi cho rằng có những vấn đề đưa ra bị người dân phủ quyết chưa chắc đã có lợi cho đất nước, bởi có những vấn đề do tác động này khác hoặc do nhận thức nên trong thời điểm đó có thể nhân dân quyết định như vậy, nhưng thời điểm khác sẽ quyết định khác”, ông Sơn phát biểu.

Câu hỏi của ông Sơn nhận được lời đáp của ông Phùng Quốc Hiển: “Xin ý kiến nhân dân là tham khảo để giúp Quốc hội có quyết định đúng đắn. Nhưng trưng cầu ý kiến nhân dân là những vấn đề quan trọng, dân bỏ phiếu giống như cuộc bầu cử, tức là dân quyết định và Quốc hội phải quyết định theo ý dân”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Đã trưng cầu ý dân thì ý kiến của nhân dân là ý kiến quyết định. Đó là nguyên tắc, đã trưng cầu ý dân là do dân quyết định chứ Quốc hội không thể quyết định được”.

LÊ KIÊN

Video liên quan

Chủ đề