Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 10/05/2015 cụ thể như sau:

Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau đây: a) Quyết định định mức xây dựng, giá xây dựng và các chi phí khác có liên quan khi xác định giá dự thầu để tham gia đấu thầu; b) Trong giai đoạn thi công xây dựng được thay đổi biện pháp thi công nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường sau khi được chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chấp thuận và không thay đổi giá trị hợp đồng đã ký kết; c) Chủ động sử dụng các khoản tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng phục vụ thi công xây dựng công trình; d) Được đề xuất và thỏa thuận với chủ đầu tư về định mức xây dựng, đơn giá xây dựng cho các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; đ) Yêu cầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán; được bồi thường về những thiệt hại do việc chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác không do lỗi của nhà thầu; e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường; b) Bồi thường cho chủ đầu tư và các bên có liên quan những thiệt hại gây ra do lỗi của nhà thầu (nếu có) theo quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;

d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;

b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;

c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;

d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;

đ) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;

e) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Toàn bộ nội dung trên được trích dẫn theo Điều 121 Luật Xây dựng số 50.

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, chủ đầu tư, giám sát thi công, tư vấn giám sát,

Hệ thống này sẽ giám sát mọi chi tiết của một dự án xây dựng và tự động cảnh báo các dấu hiệu thi công sai sót hoặc chậm trễ tiến độ.

Tình huống này ít gặp nên gây lúng túng cho cả chủ đầu tư và tổng thầu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

Tư vấn giám sát thi công xây dựng hay gọi tắt là giám sát xây dựng không phải là công việc chung chung mà là công việc được các văn bản pháp luật quy định nội dung chi tiết rất cụ thể.

Việc giám sát thi công xây dựng công trình có thể do cá nhân, tổ chức có chứng chỉ hành nghề và có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, cá nhân độc lập có chứng chỉ hành nghề chỉ được giám sát thi công xây dựng một số loại công trình được giới hạn dưới đây.

Tùy từng quy mô công trình, đoàn tư vấn giám sát hiện trường sẽ có một hoặc nhiều kỹ sư giám sát gọi là tư vấn giám sát viên làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của tư vấn giám sát trưởng.

Là người đại diện và chịu trách nhiệm trước tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình và trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện nên Tư vấn giám sát trưởng có rất nhiều trách nhiệm và quyền hạn để thực thi công việc.

Công ty nào được phép giám sát thi công xây dựng? Để giám sát thi công xây dựng công trình công ty, doanh nghiệp phải có điều kiện gì?

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là sản phẩm của lao động trí tuệ trong quản lý xây dựng, đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên những công trình chất lượng.

Để công trình của bạn được xây dựng đảm bảo chất lượng, bên cạnh việc lựa chọn nhà thầu thi công thì việc chọn lựa đơn vị tư vấn giám sát thi công cũng cực kỳ quan trọng.

Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc những đối tượng bắt buộc và không bắt buộc phải mua bảo hiểm khi tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng công trình.

Dự án, công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng (sau đây gọi là đánh giá an toàn công trình) là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.

Bạn là nhà thầu thi công xây dựng hay chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án? Dù là bên nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải nắm rõ 18 trách nhiệm của nhà thầu thi công được nêu dưới đây, đặc biệt là quy định cuối cùng.

Áp dụng đấu thầu qua mạng là một ưu tiên trong cải cách đấu thầu mua sắm công ở nhiều quốc gia đang phát triển. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống mua sắm công minh bạch và hiệu quả.

Chiều cao tối thiểu của lan can, độ rộng thông thủy giữa các thanh đứng,... của lan can là quy định bắt buộc khi thẩm tra thiết kế kiến trúc một công trình vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người.

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Tổng hợp tất cả các quy định về lấy mẫu vật liệu xây dựng thông dụng. Từ bê tông, thép, gạch đến những loại vật liệu hoàn thiện như kính, thạch cao, cửa,...

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam cấp bền bê tông ký hiệu là B hoặc M nhưng trong một số bản vẽ do nước ngoài thiết kế ký hiệu cấp bền C gây lúng túng cho không ít kỹ sư xây dựng Việt Nam.

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thi công và nghiệm thu các kết cấu xây bằng gạch đá và gạch đá cốt thép làm từ gạch đất sét nung, gạch gốm, gạch silicát, các loại gạch không nung, đá đẽo, đá hộc và bê tông đá hộc trong xây dựng mới, cải tạo nhà và công trình.

Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng.

Video liên quan

Chủ đề