Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Vào một ngày nọ, xe cấp cứu chở một bệnh nhân bị thương, trên cổ có một vết thương vừa dài vừa sâu. Mô thịt quanh vết thương lồi hết ra ngoài, máu đông xung quanh rất nhiều, nhưng không chảy máu liên tục và người thì vẫn còn ý thức. Ngay sau đó cảnh sát cũng xuất hiện.

Hoá ra người bị thương nọ là bảo vệ của một khu xưởng bị ăn trộm tấn công, không biết đã nằm đó bao lâu rồi, tới tận sáng khi có người vào xưởng đi làm mới phát hiện ra ông. Lúc nhập viện các bác sĩ ai cũng cuống quít chạy chữa, làm xong ai nấy đều cảm thán mạng ông bảo vệ này rất lớn, mà gã trộm kia chắc cũng bị nhiễm phim rồi.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Trong phim hễ cầm kiếm xoẹt một đường ngang cổ là sẽ chết ngay

Từ nhỏ tới lớn chúng ta liên tục xem phim từ điện ảnh tới truyền hình, các phân cảnh giết người cắt cổ thường xuyên xuất hiện, ở phim cổ trang thì kề kiếm lên cổ xoẹt một cái là chết ngay; còn trong phim hiện đại thì kề dao vô cổ roẹt một cái, máu phun ra, người ngã xuống cũng chết ngay.

Vậy, cắt cổ có thật sự chết nhanh như vậy không?

Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sơ về khí quan của vùng cổ.

Khí quản

Giữa cổ là khí quản, rất gần da, dùng tay chạm vào cổ di di tay một chút là chạm vào được, khi dao cắt vào cổ, nó sẽ cắt vào khí quan này trước tiên. Hầu hết chúng ta đều hiểu lầm rằng một khi khí quản bị cắt trúng, người sẽ lập tức tắt thở. Nhưng sự thật là ngược lại, khí quản bị cắt mở không những không gây chết người, mà có đôi khi nó còn được dùng làm biện pháp cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Cắt mở khí quản là cách cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp

Tỷ như khi có di vật vô tình rơi vào khí quản, hoặc là mắc bệnh phù cổ họng, làm không khí trong khí quản không lưu thông được, nếu cấp cứu trễ sẽ dẫn đến nghẹt thở. Lúc này, tiểu phẫu mở khí quản là biện pháp cấp cứu duy nhất.

Đâm một ống chèn vào khí quản tương đương với việc thành lập một con đường hô hấp mới, có thể tranh thủ thêm thời gian để cứu người. Không ít bệnh nhân sử dụng thiết bị trợ giúp hít thở đều sử dụng con đường này.

Tuyến giáp trạng

Nếu nơi này bị thương, nó cũng không dẫn tới cái chết. Bởi vì có một vài người bệnh mắc bệnh tuyến giáp, bị cắt đi phần này cũng có thể sống bình thường.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Tuyến giáp trạng, bộ phần thứ hai dao có thể tiếp xúc tới

Nhưng máu ở tuyến giáp khá nhiều, nếu sau khi bị thương không cấp cứu kịp, máu chảy ra từ đây có thể làm nghẽn khí quản, gây nghẹt thở.

Động mạch cổ và tĩnh mạch cổ

Động tĩnh mạch phần cổ chia ra nằm ở hai bên cổ, đối xứng nhau. Nếu cắt vào đây thì có thể sẽ làm bị thương tới động mạch hoặc tĩnh mạch.

Nếu tĩnh mạch cổ bị vỡ, tuy sẽ mất máu nhiều, dẫn tới sốc vì mất máu và chết, nhưng có thể chắc rằng đây là một quá trình rất dài, chứ không phải gây mất mạng ngay.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Động tĩnh mạch nằm ở hai bên cổ

Động mạch cổ nếu bị cắt vỡ, máu sẽ phun ra ngoài, thậm chí nó còn phun ra theo nhịp đập của tim. Lúc này tốc độ mất máu sẽ tăng lên, nhưng muốn chờ tới khi lên cơn sốc cũng phải mất một lúc. Tuy vậy nếu lượng máu cung ứng lên não bị giảm mạnh thì cũng có thể gây ra tình trạng ngất xỉu.

Nếu mạch máu và khí quản ở cổ đồng thời bị cắt vỡ, một lượng máu lớn sẽ tràn vào khí quản gây ra tình trạng nghẹt thở. Như vậy khả năng gây ra cái chết cũng rất cao.

Xương cổ và tuỷ

Tuỷ là bộ phận yếu ớt nhất trong toàn bộ phần cổ lại còn là bộ phận quan trọng nhất. Nhưng cũng may mà nó được bảo vệ bởi xương cổ, bình thường thì dao sẽ không cắt được tới đây. Tuỷ thường chỉ bị thương khi va chạm mạnh, như ngã từ trên cao xuống hoặc tai nạn xe cổ.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết

Tuỷ ở cổ một bị bị thương, nhẹ thì lập tức liệt nửa người, nặng thì sẽ chết. Từ góc độ này mà nói, các cảnh vặn gãy cổ trong phim, người bị vặn cổ ngã xuống chết ngay vẫn có căn cứ khoa học.

Kết luận: Khi cổ bị cắt, nguyên nhân gây ra cái chết chủ yếu là do mạch máu hai bên cổ bị vỡ và rất khó để gây ra cái chết lập tức mà thường là chết vì sốc mất máu hoặc máu tràn vào khí quản gây nghẹt thở đến chết. Người bệnh ở đầu bài may mắn là vì ông ấy bị thương ngay giữa cổ, còn một xíu nữa là chạm vào mạch máu hai bên.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết
Cách xử lý vết thương tại động mạch cánh tay - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo ông Dương Đức Hùng, trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, nếu cấp cứu kịp thời, người bị những vết thương mạch máu ở các vị trí nguy hiểm vẫn có thể được cứu sống.

Nguyên tắc nhanh, tại chỗ

Theo ông Hùng, các vị trí nguy hiểm nhất nếu bị vết thương mạch máu là động mạch cánh tay (động mạch ở mặt trước vùng khuỷu tay), động mạch quay ở vị trí mặt trước cánh tay sát với bàn tay, động mạch đùi và động mạch cảnh ở cổ.

Khi gặp các vết thương gây chảy máu ở các vị trí này, quan trọng nhất là phải cầm máu nhanh, tại chỗ, không nên đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện khi chưa qua sơ cứu và cầm máu.

“Mỗi người trưởng thành trung bình có 4,5-5l máu, trung bình mỗi lần co bóp tim có thể đẩy ra ngoài qua vết thương hở ở các vị trí trọng yếu 50cc máu và chỉ vài phút cơ thể có thể mất 1/2 tổng lượng máu, gây sốc mất máu không hồi phục và bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện.

Vì vậy cần sơ cứu thật nhanh, tại chỗ, không hoảng hốt khi thấy máu chảy mà bình tĩnh sử dụng các vật liệu tìm thấy bên đường hoặc tại chỗ để cấp cứu”- ông Hùng hướng dẫn.

Rạch cổ tay bao lâu thì chết
Nếu vết thương ở vùng cổ cần đặt ngay vào vị trí vết thương một miếng băng/vải, dùng một que tre hoặc gỗ đặt ở bên cổ nạn nhân và buộc cố định lại - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Rạch cổ tay bao lâu thì chết
Dùng một que tre hoặc gỗ đặt ở bên cổ nạn nhân và buộc cố định lại - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Rạch cổ tay bao lâu thì chết
Nếu không có một que tre, gỗ thì có thể sử dụng cánh tay của nạn nhân để cố định lại vết thương, cách làm này giúp dây cố định băng không ảnh hưởng tới đường thở của nạn nhân mà vẫn đảm bảo buộc chặt để cầm máu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo ông Hùng, từng có một nữ sinh viên bị vết thương ở động mạch đùi khi lội qua dòng nước lũ, khi được đưa đến bệnh viện, nữ sinh đã mất máu quá nhiều và tử vong.

Những trường hợp bị vết thương gây chảy máu ở các vị trí nguy hiểm kể trên, người sơ cứu dùng tay bịt chặt vào vùng có vết thương hở để hạn chế chảy máu, hoặc có thể băng ép tại vị trí vết thương.

Dùng một mảnh vải/chun/dây buộc garo vị trí phía trên vết thương. Cả băng và garo đều cần buộc chặt cho đến khi không còn thấy máu chảy rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi vị trí vết thương ở cổ (như hai trường hợp liên quan đến xe chở tôn cuối tuần qua), cần đặt ngay vào vị trí vết thương một miếng băng/vải xé từ áo nạn nhân hoặc áo người cấp cứu, sau đó dùng một que tre hoặc gỗ đặt ở bên cổ nạn nhân và buộc cố định lại.

Cách làm này giúp dây cố định băng không ảnh hưởng tới đường thở của nạn nhân mà vẫn đảm bảo buộc chặt để cầm máu.

Trường hợp không có que tre/gỗ tại hiện trường, người sơ cứu cần đưa tay nạn nhân lên trên đầu và dùng phần cánh tay thay thế vai trò của que rồi buộc cố định lại như trên (mời xem hình hướng dẫn).

Cầm máu ở cổ khác các vị trí khác

Theo TS Nguyễn Duy Tân, phó khoa phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy:

Vùng cổ có ba hệ thống rất quan trọng là mạch máu (gồm hai động mạch cảnh nằm hai bên đưa máu lên nuôi não), khí quản và thực quản.

Nếu những vật sắc nhọn như tôn, dao, lưỡi lê… cứa vào cổ, làm đứt cả hai động mạch thì nạn nhân có thể tử vong ngay lập tức vì mất máu quá nhiều.

Khi tổn thương khí quản kết hợp tổn thương động mạch cảnh, lúc đó máu có thể chảy từ động mạch cảnh vào khí quản, đi xuống và làm ngập hai phổi, nạn nhân cũng sẽ mất tính mạng vì suy hô hấp cấp, nguy kịch (chết đuối trên cạn).

Những trường hợp khác như đứt một bên động mạch, đứt khí quản hay thực quản thì có thể cứu được nếu biết cách sơ cấp cứu kịp thời và đưa ngay đến các bệnh viện chuyên khoa.

Việc cầm máu tại vị trí cổ khác với những vị trí khác trên cơ thể vì nếu băng ép vào cổ thì có thể chèn ép mạch máu còn lại, chèn ép khí quản và gây tử vong.

Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật mạch máu.

Trách nhiệm của ngành y tế, giáo dục

Theo ý kiến của nhiều bác sĩ trong những tình huống nguy cấp, phản ứng nhanh nhạy là chưa đủ, cần phải thao tác đúng để cứu chứ không hại thêm người bị nạn.

Thiết nghĩ đây là những kiến thức, kỹ năng sống vô cùng cần thiết mà bất kỳ ai cũng cần được biết nhưng lại ít được phổ biến rộng rãi hay đưa vào chương trình giảng dạy chính thức cho các em học sinh.

Nên chăng ngoài việc cho trẻ học bơi hay người lớn diễn tập phòng cháy chữa cháy ở cơ quan, công ty, chúng ta nên có những khóa tập huấn thật sự chuyên sâu, nghiêm túc và dài hơn về sơ cấp cứu, kỹ năng thoát hiểm... để khi bất trắc xảy ra, ai cũng có thể ra tay cứu người trong khả năng của mình.

LAN ANH - TRÀ MY