Rút tiền chứa lại bao nhiêu

Khi có nhu cầu sử dụng tiền mặt, bạn sẽ thường ra cây ATM để rút tiền. Sự xuất hiện của cây ATM đã giúp khách hàng rút tiền nhanh chóng mà không phải xếp hàng chờ rút tiền tại quầy. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, một cây ATM có bao nhiêu tiền không? 

Mục lục [Ẩn]

Một cây ATM có bao nhiêu tiền?

ATM là viết tắt tiếng anh của cụm từ Automated Teller Machine có nghĩa là “Máy rút tiền tự động”.

Hiện nay có 2 loại máy ATM chính:

  • Một loại có chức năng cơ bản là rút tiền, truy vấn các thông tin tài khoản như: số dư tài khoản, chuyển khoản. 
  • Loại thứ 2 có thể thêm chức năng nộp tiền vào tài khoản hay còn gọi là máy CDM (Cash Deposit Machine). 

Một máy ATM được cấu tạo bởi:

  • Bộ phận đọc thẻ: ghi nhận thông tin về tài khoản được lưu giữ trên dải băng từ hoặc chip của thẻ ATM, thẻ nợ hoặc thẻ tín dụng. 
  • Bàn phím giúp chủ thẻ có thể cho ngân hàng biết loại giao dịch nào được yêu cầu (rút tiền, vấn tin số dư...) và với số lượng bao nhiêu. 
  • Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị đưa ra lời nhắc cho chủ thẻ theo từng bước của quá trình giao dịch. 
  • Bộ phận in hóa đơn cung cấp cho chủ thẻ hóa đơn in trên giấy của giao dịch.
  • Bộ phận trả tiền: Phần quan trọng nhất của một máy ATM là cơ chế trả tiền và cơ chế an toàn. Toàn bộ phần đáy của hầu hết các máy ATM nhỏ là một két sắt để đựng tiền.
  • Với những cây ATM có chức năng nộp tiền sẽ có thêm phần để khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản

Một cây ATM có chứa bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người. Theo Popular Mechanics, mỗi cây ATM có hai két đựng tiền và có thể chứa được 3.000 tờ tiền các loại. Trữ lượng tiền trong một máy ATM hiện nay có thể lên đến 1 tỷ đồng, nhưng có loại máy chỉ chứa được 600-700 triệu đồng và không phải lúc nào cây ATM cũng chứa đầy tiền. 

Để đảm bảo rằng tiền mặt trong cây ATM luôn đủ để phục vụ khách hàng, các ngân hàng thường sử dụng các công nghệ và hệ thống quản lý để theo dõi và kiểm soát số tiền trong máy. Ví dụ, các máy ATM được trang bị các cảm biến để theo dõi lượng tiền mặt có trong ngăn kéo, và các nhân viên của ngân hàng có thể định kỳ kiểm tra và bổ sung thêm số tiền vào trong cây ATM.

Rút tiền chứa lại bao nhiêu

Tại sao ngân hàng lại giới hạn số tiền rút tiền mỗi ngày?

Hiện nay, các ngân hàng đều có quy định cụ thể số tiền tối đa cho mỗi lần giao dịch và tối đa mỗi ngày bằng thẻ ATM. 

Mục đích của việc quy định hạn mức sử dụng thẻ ATM là do các ngân hàng cố gắng hạn chế số lượng tiền rút ra của khách hàng. Ngân hàng mong muốn khách hàng để tiền trong tài khoản càng lâu và càng nhiều thì càng tốt. Đây là cách mà các ngân hàng muốn duy trì thanh khoản, đảm bảo ổn định nguồn tiền trong lưu thông.

Mặt khác, khoản tiền nằm trong máy ATM, nhưng ngân hàng vẫn phải trả lãi suất. Với mức lãi suất trung bình là 2%/năm, như vậy mỗi năm ngân hàng sẽ phải chi thêm 300 tỷ đồng mỗi năm.

Rút tiền chứa lại bao nhiêu

Phí rút tiền tại các cây ATM là bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều ngân hàng lớn miễn phí rút tiền thẻ ghi nợ tại các cây ATM cùng hệ thống ngân hàng. Nhưng vẫn có ngân hàng sẽ tiến hành thu phí rút tiền cùng hệ thống. Phí được áp dụng khoảng từ 1.000 đồng/giao dịch + thuế VAT.  Ví dụ như khi bạn dùng thẻ ATM của ngân hàng Vietcombank để rút tiền mặt tại cây ATM của ngân hàng Vietcombank thì sẽ coi là rút tiền cùng hệ thống.

Khi rút tiền tại các cây ATM khác hệ thống, phí rút tiền sẽ dao động từ 3.300 -10.000 VNĐ đối với thẻ ATM nội địa. Nếu bạn sử dụng thẻ thanh toán quốc tế từ những ngân hàng quốc tế thì mức phí này có thể cao hơn nữa.

Chính vì vậy, dù có thể rút tiền tại máy ATM khác ngân hàng nhưng một số người vẫn lựa chọn rút tiền trong cùng hệ thống để giảm bớt chi phí. Bởi đối với các khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền nhiều lần trong một tháng sẽ có mức phí rút tiền tích lũy lại khá cao. Theo thời gian, điều này sẽ có ảnh hưởng không ít đến chi tiêu của bạn.

Như vậy lượng tiền có trong một máy ATM hiện nay có thể lên tới 1 tỷ đồng, tuy nhiên không phải lúc nào cây ATM cũng chứa đầy tiền. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi thú vị: một cây ATM có bao nhiêu tiền và tại sao ngân hàng luôn quy định giới hạn số tiền được rút trên 1 giao dịch. 

“Thẻ ATM chứa tối đa bao nhiêu tiền?” là thắc mắc của rất nhiều khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ. Vậy số tiền tối đa có trong thẻ được các ngân hàng quy định ra sao?

Mục lục [Ẩn]

Thẻ ATM chứa tối đa bao nhiêu tiền? 

Thẻ ATM được chia thành 3 loại chính là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Với câu hỏi: “Thẻ ngân hàng chứa tối đa bao nhiêu tiền?” thì câu trả lời còn phụ thuộc vào loại thẻ mà khách hàng đang sử dụng. Cụ thể:

Thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ là loại thẻ mà khách hàng sử dụng để chi tiêu bằng chính số tiền của mình có trong thẻ. Điều đó có nghĩa là, bạn có bao nhiêu tiền sẽ được sử dụng bất nhiêu. Đây là loại thẻ phổ biến nhất hiện nay, với số lượng người dùng cực kỳ lớn.

Hiện nay, không có quy định cụ thể nào về việc thẻ ATM chứa được bao nhiêu tiền nếu đó là thẻ nội địa. Vì vậy, số tiền tối đa có trong thẻ là không giới hạn. Tùy vào điều kiện tài chính của mỗi người mà trong thẻ ghi nợ có thể chứa một số tiền khác nhau.

Rút tiền chứa lại bao nhiêu

Thẻ ATM chứa tối đa bao nhiêu tiền?

Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép khách hàng chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp một số số tiền nhất định để bạn chi tiêu, đến kỳ hạn thanh toán bạn phải hoàn trả lại số tiền đó cho ngân hàng.

Với thẻ tín dụng thì có quy định cụ thể về số tiền tối đa có trong thẻ. Căn cứ Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định như sau:

“đ) Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

(i) Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;

(ii) Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam”.

Theo quy định trên:

- Nếu thẻ tín dụng được phát hành theo hình thức có tài sản đảm bảo thì số tiền tối đa có trong thẻ là 1 tỷ đồng Việt Nam.

- Nếu thẻ tín dụng được phát hành theo hình thức không có tài sản đảm bảo thì số tiền tối đa có trong thẻ là 500 triệu đồng Việt Nam.

Thẻ trả trước

Thẻ trả trước là thẻ mà bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ để chi tiêu mà không cần mở tài khoản ngân hàng. Với thẻ trả trước, hạn mức chi tiêu trong thẻ phụ thuộc vào số tiền mà bạn nạp vào. Bạn nạp vào thẻ bao nhiêu thì được chi tiêu bấy nhiêu. Vì vậy, số tiền tối đa có trong thẻ là vô hạn.

Như vậy, thẻ ATM có thể chứa bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào từng loại thẻ của ngân hàng. Nếu là thẻ trả trước, thẻ ghi nợ thì số tiền tối đa có trong thẻ là không giới hạn. Nếu là thẻ tín dụng, thì số tiền tối đa có trong thẻ là 1 tỷ đồng.