Sâm hấp cách thủy

Ngâm yến xong, bạn bắc nồi lên bếp cùng 200ml nước, đồng thời đặt chén vào với 10gr hạt sen khô, 2 lát nhân sâm và 1 trái táo đỏ cắt mỏng, đậy nắp lại tiến hành hấp cách thủy với lửa vừa khoảng 15 phút.

Thấy các nguyên liệu đã mềm thì bạn tiếp tục thêm nốt toàn bộ phần yến khô vừa ngâm và 2 muỗng cà phê đường phèn vào, hấp trong vòng 10 - 15 phút.

Cuối cùng, khi chén yến đã sôi trở lại và đường cũng tan hết, thì bạn tắt bếp, lấy chén yến ra nhé!

Mách nhỏ: Tránh để yến mất hết dưỡng chất và bị nhão ăn không ngon, thì bạn không nên hấp quá 15 phút.

Hấp cách thủy là một trong những cách nấu nướng thông dụng. Vậy bạn đã biết cách hấp cách thủy trên bếp gas và nồi cơm điện sao cho món ăn ngon, nhanh chóng chưa?

Đây là phương pháp chế biến món ăn bằng cách hấp chín thực phẩm nhờ sức nóng hơi nước. Bạn đặt thực phẩm cần hấp trong chén, cho vào nồi nước hoặc đặt trên khay, lồng hấp để ngăn thực phẩm tiếp xúc với nước. Món ăn nấu chín dựa trên lượng nhiệt tỏa ra từ hơi nước mà không cần dầu mỡ, tươi ngon và nguyên chất, đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể áp dụng cách này để làm bánh flan, dimsum, trứng chưng, cá,...

Sâm hấp cách thủy

Làm sao để hấp cách thủy với bếp gas?

Bạn đặt thực phẩm vào vật đựng như chén, tô rồi cho vào nồi có kích cỡ phù hợp. Cần dùng vật đựng đặt cao hơn đáy nồi bằng vỉ cách thủy để ngăn thực phẩm đụng nước. Sau đó cho lượng nước vừa đủ để hấp cách thủy, không quá cao làm nước tràn vào thực phẩm. Cuối cùng bạn bật bếp gas và hấp cách thủy.

Sâm hấp cách thủy

Vậy hấp cách thủy bằng nồi cơm điện thực hiện ra sao?

Các sản phẩm nồi cơm điện thường đi kèm lồng hấp nhựa, cho phép người dùng hấp cách thủy dễ dàng. Bạn đổ nước vào lòng nồi lượng vừa đủ để làm chín nguyên liệu, cách lồng hấp 3 - 4cm. Tiếp theo bạn đặt lồng hấp vào, cho thực phẩm lên.

Lưu ý, bạn cần lau khô lòng nồi cơm điện trước khi cắm điện để đảm bảo an toàn. Khi thức ăn chín, bạn ngắt điện, dùng dụng cụ nhấc lòng nồi ra khỏi nồi cơm điện và thưởng thức.

Sâm hấp cách thủy

Bạn đã biết cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất chưa? Nhắc đến nhân sâm Hàn Quốc chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới một loại thảo dược quý hiếm, đắt đỏ với nhiều công dụng mà thời xưa được tôn sùng gọi là “thần dược”. Nếu bạn đang có ý định mua Nhân sâm tươi về dùng thì chắc chắn rồi, bạn hãy bỏ túi các các phương pháp chế biến sau đây của Nhân sâm Hàn Quốc KGIN nhé!

>>>> Tham Khảo Ngay: Nhân Sâm Hàn Quốc

Làm sạch nhân sâm Hàn Quốc bằng cách dùng khăn bông ẩm nhúng nước rồi rưới lên thân sâm. Đối với những lớp đất bám trên sâm khó trôi, bạn có thể lấy bàn chải mềm cọ nhẹ. Sau khi rửa sạch, bạn để sâm ráo nước và tiến hành chế biến thành các sản phẩm khác nhau.

Sâm hấp cách thủy
Khi chế biến nhân sâm Hàn Quốc bạn nên áp dụng những nguyên tắc chế biến đặc thù cho sâm

Cách chế biến nhân sâm tươi Hàn Quốc trở nên cực kỳ đơn giản nếu bạn dùng trực tiếp nhân sâm mà không kết hợp với nguyên liệu khác. Bạn chỉ cần thái sâm thành những lát mỏng từ 1-3mm, phơi khô, bảo quản trong hộp kín có túi hút ẩm, đều đặn 1 tháng thay túi hút ẩm 1 lần. Với cách này, nhân sâm để được lâu nhưng khá mất công thay túi hút ẩm và nến không đủ khô ráo, sâm sẽ mốc.

Một cách khác bạn cũng có thể áp dụng là sau khi rửa sạch nhân sâm và để ráo nước, bạn lấy túi bóng bọc kín củ sâm rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Cách này đơn giản hơn nhưng thời hạn lại ngắn, chỉ khoảng 3-4 tuần. Mỗi lần cần dùng, bạn lấy ra một lát mỏng, ngậm trực tiếp và nhấm từng ít sâm một.

2. Cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc không làm mất tác dụng của sâm

Dưới đây là top những cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng của sâm. Cùng tìm hiểu xem nhé!

2.1. Ngâm rượu

Để ngâm nhân sâm với rượu bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản sau:

  • Một bình thủy tinh đẹp có nắp kín để đậy.
  • Những củ nhân sâm tươi đẹp tương thích với chiều dài và thể tích của bình ngâm.
  • Số lượng củ nhân sâm tươi khoảng100g-120g/1 lít rượu.
  • Rượu gạo chọn loại rượu 350 vừa phải, không quá nặng.

Sau khi đã làm sạch bạn để ráo nước, khoảng 30 phút sau bỏ củ sâm vào bình thủy tinh theo chiều thẳng  đứng, đầu rễ củ sâm cho xuống dưới, thân củ sâm lên trên. Chọn bình sâm, nên chọn bình thủy tinh dày để đảm bảo độ bền, tính thâm mỹ và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của rượu sâm Hàn Quốc.

Sâm hấp cách thủy
Khi sử dụng nhân sâm, chúng ta nên áp dụng đúng cách chế biến để đạt hiệu quả cao

Bạn cho đổ rượu vào trong bình thủy tinh rồi thả từ từ củ sâm vào một cách nhẹ nhàng, chỉnh lại cho đẹp, sau đó đóng kín nắp và để vào chỗ mát. Qua thời gian khoảng từ 3 – 6 tháng thì bạn có thể chiết lấy dịch rượu sâm Hàn Quốc lần một để dùng. Hoặc lấy dịch ra rồi tiếp tục ngâm lần 2, lần 3 và trộn đều dịch chiết của các lần lại với nhau mới sử dụng.

>>>> Tham Khảo Ngay: Rượu sâm Hàn Quốc

Một vài lưu ý:

  • Bình dùng để ngâm cũng phải làm sạch, nên chọn rượu trắng tốt nhất được nấu từ gạo. 
  • Bạn nên chọn rượu có nồng độ cồn thấp để giữ được trọn vẹn thành phần Saponin, không chọn những loại rượu thuốc đã ngâm sẵn tránh trường hợp thành phần trong rượu xung khắc với sâm tươi. 
  • Rượu sâm Hàn Quốc dùng ban ngày, dùng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn đều được. Mỗi ngày uống khoảng 10-20 ml.

2.2. Ngâm mật ong

Nhân sâm ngâm mật ong là một sự phối hợp hoàn hảo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mật ong  còn là chất bảo quản kháng khuẩn và chống nấm thiên nhiên cho nhân sâm khiến cho nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí mà còn lại là thuốc bổ, phòng chống được nhiều bệnh tật và bồi bổ cơ thể.

Nhân sâm tươi có hương vị đắng và rất khó uống với hầu hết mọi người, nhưng khi kết hợp với mật ong có vị ngọt nên sẽ giảm bớt vị đắng của nhân sâm tạo ra vị thơm đậm đà và dễ dùng hơn.

Sâm hấp cách thủy
Sâm ngâm mật ong là một trong những cách chế biến sâm đơn giản đem lại hiệu quả cao

Nguyên liệu: Sâm tươi Hàn Quốc ; Mật ong nguyên chất.

Cách chế biến

  • Sâm tươi Hàn Quốc phải được rửa sạch để ráo, sắt lát thành lát mỏng, hình tròn, rồi cho vào lọ, trọng lượng từ 2-4gr/ lát.
  • Ngâm sâm lát ngập trong mật ong với tỷ lệ ¼: cứ 30gr sâm ngâm với 120gr mật ong, ngâm khoảng 2 tuần là có thể dùng được. Như thế khi ăn sẽ tiện hơn, vì mình có thể lấy 1 vài lát để ăn dễ dàng hơn.
  • Ngâm sâm với mật ong, hay bị nổi bọt, bạn nhớ hớt bọt. Đây là cách bảo quản và sử dụng rất tốt cho sức khỏe, mỗi ngày dùng 1 – 2 lát sẽ giúp tăng trí nhớ, tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng cơ thể rất hiệu quả.

>>>> BẬT MÍ: Cách ngâm rượu sâm Hàn Quốc cực chuẩn & Tăng giá trị sâm

2.3. Gà tần nhân sâm

Nguyên liệu chính:

  • 1 con gà con cỡ khoảng 450 – 500g
  • 50g gạo nếp ngâm nở
  • 1 quả hạt dẻ to
  • 2 hạt bạch quả
  • 1 củ nhân sâm
  • 2 quả táo tàu
  • 10g hành hoa, một chút muối và bột tiêu
Sâm hấp cách thủy
Cách chế biến sâm tươi hàn quốc thành món gà tần

Nguyên liệu cho nước dùng:

  • 2 lít nước
  • 10 củ gừng
  • 100g củ cải
  • 5g cam thảo
  • 5g hoàng kì
  • 10 nhánh tỏi

Cách chế biến:

  • Sơ chế gà thật sạch, bỏ hết phần nội tạng trong, cắt bỏ mỡ, rửa lại thật sạch rồi để ráo nước.
  • Gạo nếp sau khi vo sạch, ngâm trong 1 giờ cho gạo được nở mềm. Sau đó nhồi vào phần bụng của gà. Tiếp theo cho nhân sâm, táo tàu, bạch quả, hạt dẻ vào, nhồi chặt tay để tránh nguyên liệu bị rơi ra trong lúc hầm gà.
  • Sử dụng 2 lít nước đã chuẩn bị bắt lên bếp, cho các nguyên liệu gừng, củ cải, tỏi, cam thảo, hoàng kì vào; nấu sôi trong 30 phút sau đó vớt tất cả ra chỉ để lại tỏi.
  • Tiếp đến cho gà vào, hầm ở mức lửa vừa  trong khoảng 60 phút. Tiếp đó tắt bếp, ủ gà từ 10 – 15 phút cho thịt được mềm ngọt.
  • Khi gà đã chín nhừ, hớt bỏ phần váng dầu trên nước, thêm chút tiêu và rau thơm là bạn đã có thể thưởng thức món gà tần nhân sâm đầy bổ dưỡng.

>>>> Tham Khảo Sản Phẩm: Cao Sâm Hoàng Đế

2.4. Sinh tố nhân sâm và sữa

Nguyên liệu:

  • 1 củ nhân sâm tươi
  • 2 quả chuốc
  • 500ml sữa tươi
  • 200g sữa chưa
  • 2 thìa mật ong
Sâm hấp cách thủy
Sinh tố sâm mật ong rất dễ sử dụng mà hiệu quả kết hợp lại cao

Cách chế biến: Nhân sâm rửa sạch bằng nước, để ráo, cắt nhỏ. Chuối lột bỏ vỏ, thái nhỏ. Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay, xay đến khi cho ra một hỗn hợp nhuyễn và mịn. Rót ra ly để thưởng thức (có thể cho thêm đá lạnh nếu thích). 

>>>> BẬT MÍ: Ginsenoside là gì? Thành phần và tác dụng của Ginsenoside

2.5. Trà sâm táo đỏ

Với các nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và cách làm dễ dàng. Đây là cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc với táo đỏ cực kỳ đơn giản tại nhà:

Nguyên liệu:

  • 2 củ sâm tươi
  • 250g táo đỏ khô
  • Hạt thông
  • 100ml mật ong nguyên chất
Sâm hấp cách thủy
Trà sâm táo đỏ có cách chế biến rất đơn giản

Cách chế biến:

  • Nhân sâm rửa sạch, cắt bỏ bớt phần rễ, để ráo nước; sau đó cắt lát mỏng. Táo đỏ tách hạt, cắt thành những miếng mỏng. Bạn cho hỗn hợp táo đỏ và nhân sâm ra bát, thêm mật ong vào, đảo đều. Cất vào bình thủy tinh có nắp kín để dùng dần.
  • Mỗi khi sử dụng cho một muỗng hỗn hợp trên vào ly, hòa cùng một cốc nước nóng, rắc thêm một ít hạt thông lên trên và thưởng thức. Hỗn hợp táo đỏ và nhân sâm có thể bảo quản được 1 tháng khi để trong tủ lạnh.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Cách nhận biết sâm Hàn Quốc

2.6. Cháo nhân sâm

Nguyên liệu:

  • 2 bát gạo tẻ, tương đương 400g – 500g
  • Nhân sâm tươi
  • 1 con gà, tương đương 700-800g
  • Đường phèn
  • Gia vị
  • Một số nguyên liệu khác như: tỏi, hàu, táo đỏ, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, hạt sen
Sâm hấp cách thủy
Cách chế biến món cháo sâm bổ dưỡng

Cách chế biến:

  • Củ nhân sâm đem rửa thật sạch, sau đó để ráo nước. Bạn lấy dao cắt bỏ phần núm đầu, rồi thái thành nhiều lát mỏng.
  • Gạo tẻ đem vo thật sạch, ngâm trong 1 giờ. Sau đó cho vào nồi, cho nhân sâm và các nguyên liệu khác vào đun sôi.
  • Khi nồi cháo bắt đầu sôi thì cho gà vào, để lửa lớn. Đến khi nước sôi lại thì hạ nhỏ lửa, ninh thêm khoảng 40 phút nữa cho gà và cháo chín nhừ. Nhân sâm và các thảo dược khác khi đun nấu trong thời gian dài cũng sẽ ra nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Nêm nếm thêm sao cho phù hợp với khẩu vị. Bạn xé gà thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn rồi múc cháo ra bát, cho thêm hành lá xắt nhỏ vào ăn cùng.

>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Sâm mật ong Hàn Quốc

3. Lưu ý quan trọng khi chế biến sâm tươi Hàn Quốc bạn nhất định phải biết

Khi chế biến nhân tươi kết hợp với những thành phần thảo dược khác, bạn cần lưu ý. Đặc biệt là khi bạn sơ chế sâm tươi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi bạn bắt tay vào sơ chế và chế biến sâm.

3.1. Không dùng nồi làm từ kim loại để nấu sâm

Khi bạn sắc hoặc hầm sâm thì tuyệt đối không nên dùng nồi hấp làm từ kim loại bởi các dưỡng chất có trong sâm sẽ dễ bị thay đổi bởi kim loại.

Sâm hấp cách thủy
Nên sử dụng nồi đất để chế biến nhân sâm với các món ăn khác

Vì thế, hãy sử dụng nồi đất, nồi tráng men sứ nhé. Đừng quên thay mới các dụng cụ chế biến này và nên dùng loại đặc thù dành riêng cho việc chế biến sâm, như thế sẽ tốt hơn nhiều.

3.2. Tuyệt đối không nên uống trà sau khi vừa dùng sâm

Theo các chuyên gia, việc bạn uống nước chè ngay sau khi dùng sâm sẽ làm giảm đi tác dụng của loại thảo dược quý hiếm này đồng thời có thể gây hại cho sức khỏe. Thay vì dùng trà, bạn có thể uống nước ấm nhé, chúng sẽ cực kỳ tốt cho cơ thể của bạn.

>>>> XEM CHI TIẾT: Nên uống sâm vào lúc nào trong ngày phát huy tối đa hiệu quả

3.3. Đừng ăn hải sản sau khi vừa dùng sâm

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, tính hàn.. Ngược lại, hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Hai món này này khi kết hợp với nhau không những không đem lại tác dụng mà còn triệt tiêu nhau, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Sâm hấp cách thủy
Không nên sử dụng nhân sâm sau khi ăn hải sản

Thông thường hải sản là những loài sống dưới nước có tính hàn lạnh, khi chế chế thường dùng kèm các loại dược liệu có tính ấm nóng để tránh bị đau bụng như: gừng, sả, ớt… Cũng theo y học cổ truyền: “Hàn ngộ hàn tắc tử” do vậy không được sử dụng nhân sâm sau khi ăn hải sản. Câu chuyện ‘’Đau bụng uống nhân sâm tắc tử” là một bài học mà ai cũng biết.

3.4. Đừng ăn củ cải sau khi vừa dùng sâm

Tương tự với hải sản, củ cải cũng mang tính đại hạ khí, trong khi đó nhân sâm lại là dược liệu đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, làm mất tác dụng và gây hại cho người sử dụng. Do vậy, sau khi uống nhân sâm, tuyệt đối không nên ăn củ cải.

4. Cách sơ chế củ sâm tươi và bảo quản đúng cách

Cũng giống như cách chế biến sâm, bạn cần phải sơ chế và bảo quản sâm đúng cách mới giữ được nguyên vẹn tác dụng của sâm. Dưới đây là những bí quyết khi sơ chế và bảo quản mà bạn cần lưu về ngay.

4.1. Sơ chế

Nhân sâm sau khi được thu hoạch có thể để được 1 – 2 tuần tại nơi thoáng mát. Không nên để sâm lâu hơn vì dễ sinh ra nấm mốc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. 

Sâm hấp cách thủy
Sơ chế nhân sâm đúng cách giúp bảo quản lâu hơn

Đối với nhân sâm sau khi ngâm nước, rửa bỏ sạch phần đất bám trên củ. Tùy vào mục đích sử dụng mà sau đó bạn có thể thái lát, cắt bỏ bớt phần đầu núm hay chia phần rễ phụ và củ.

4.2. Bảo quản

Bạn có thể bảo quản bằng cách cho vào túi zip rút bớt khi sau đó cho vào ngăn đã của tủ lạnh (cách này có thể giữ sâm được tươi) lâu dài. Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp rang hoặc sấy khô sau đó gói kín lại và để ở nơi thoáng mát.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 6 Cách bảo quản nhân sâm tươi hiệu quả

5. Cách chọn sâm tươi Hàn Quốc chất lượng

Cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc đầu tiên bạn cần chuẩn bị củ sâm có chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng mà củ sâm mang lại. Nhiều người thường cho rằng sâm càng lớn càng có chất lượng tốt nhưng hoàn toàn không phải vậy. Sâm tươi chất lượng thường:

  • Có hình thái giống người nhất với các bộ phận như đầu, thân, hai tay và hai chân rõ ràng, cân đối.
  • Sâm có từ 2 – 3 rễ lớn (hay còn gọi là chân) gắn liền với thân chính, có màu vàng hoàng thổ.
  • Trên thân không có các đốm màu.
Sâm hấp cách thủy
Chọn sâm chất lượng tốt dựa vào hình dáng
  • Rễ phụ còn nhiều và vẫn giữ nguyên hình dạng.
  • Phần đầu củ sâm rắn chắc, ngắn và tròn.
  • Phần rễ chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám nhiều vào thân củ.
  • Có mùi thơm nức đặc trưng của sâm Hàn Quốc.
  • Củ sâm tươi thường có mầm mọc từ gốc và nếu trồng xuống vẫn phát triển thành cây sâm.

6. Địa chỉ bán sâm tươi Hàn Quốc chính hãng, chất lượng 

Nhân sâm tươi tại KGIN được nhập trực tiếp từ thành phố Geumsan Hàn Quốc – là thành phố có vị trí địa lý đắc địa, điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để trồng ra những củ nhân sâm có chất lượng tốt nhất tại Hàn Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung.

Sâm hấp cách thủy
Cửa hàng trưng bày tại Nhân sâm Hàn Quốc KGIN

Vị trí địa lý của thành phố Geumsan chủ yếu là núi và thung lũng bao phủ nên khí hậu quanh năm khô mát. Nhiệt độ trung bình từ 0.90C-13.80C, lượng mưa hàng năm trên dưới 1,200mm, mùa đông ít tuyết. Ngoài ra, thổ nhưỡng ở Geumsan phân tầng rõ ràng, tầng đất bề mặt là đất sét có chứa cát, tầng đất cái phải là đất sét,… nên nhân sâm trồng ở thành phố Geumsan thường có chất lượng hơn hẳn so với sâm trồng tại những địa phương khác cùng tỉnh Chungcheonam-do, Hàn Quốc.

Trên đây là những cách chế biến sâm tươi Hàn Quốc một cách hiệu quả và mang lại những giá trị dinh dưỡng tối đa nhất. Còn nếu bạn đang tìm cho mình một địa chỉ uy tín để chọn mua nhân sâm thì hãy liên hệ ngay Nhân sâm Hàn Quốc KGIN để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

  • Hotline: 19004625 (Zalo, sms: 0936.319.818)
  • Website: https://kgin.com.vn/
  • Email: 

ĐẠI LÝ HỒNG SÂM HÀN QUỐC

  • Tại TPHCM: Số 51 Võ Thị Sáu, F6, Quận 3, TP.HCM
  • Tại Hà Nội:
    • Showroom 1: 149 Cầu Giấy – Hà Nội
    • Showroom 2: 21 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
    • Showroom 3: 121A – Phố Huế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
    • Showroom 4: 577 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Nam – Hà Nội ( Đối diện pico Trung Văn)

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Sâm hấp cách thủy

Nguyễn Trọng Minh KGIN – Giám đốc cửa hàng Hồng Sâm Hàn Quốc KGIN với hơn 12  năm kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng của các sản phẩm nhân sâm, hồng sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi Hàn Quốc đã giúp cửa hàng tìm ra những định hướng đúng đắn để xây dựng nên thương hiệu KGIN như ngày hôm nay.