Sau sinh bao lâu thì được chải đầu

Sau sinh bao lâu thì được đánh răng hay kiêng cữ như thế nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng… là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa trong thời gian ở cữ.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời sau sinh bao lâu thì được đánh răng, nguyên nhân tại sao các bà, các mẹ thường khuyên phụ nữ mới sinh nên kiêng chải răng. Ngoài ra, Hello Bacsi cũng cung cấp cho các mẹo vệ sinh răng miệng sau sinh đúng cách.

Thai phụ mới sinh cần kiêng đánh răng: Lời khuyên này đúng hay sai?

Phụ nữ mới sinh thường được các bà, các mẹ khuyên không nên đánh răng sau sinh và trong 1 tháng đầu tiên ở cữ. Nguyên do được cho là việc đánh răng ngay sau khi sinh có thể khiến răng mẹ bị yếu, dễ bị ê buốt, sớm bị lung lay rồi dẫn đến mất răng.

Thực tế điều này không đúng. Sau sinh, việc kiêng tắm rửa, kiêng đánh răng có thể biến cơ thể và khoang miệng của mẹ thành môi trường lý tưởng cho virus và vi khuẩn sinh sôi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây các bênh về răng miệng cho mẹ và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bé yêu.

Nhiều mẹ sau sinh hay gặp các vấn đề về răng miệng như: ê buốt răng sau sinh (răng nhạy cảm), viêm nướu, bệnh nha chu, chảy máu chân răng… Nguyên nhân gây nên các vấn đề này là do:

  • Nội tiết tốt thay đổi khi mang thai
  • Tình trạng thiếu hụt các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm… cùng các vitamin thiết yếu trong suốt thai kỳ
  • Thường xuyên nôn ói khi mang thai khiến việc vệ sinh răng miệng có thể kém.

Sau sinh với quan niệm ăn tẩm bổ để có sữa cho bé bú, nhiều mẹ thường ăn liên tục nhưng lại ít để ý đến vấn đề răng miệng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của răng.

Do đó, các mẹ sau sinh không nên kiêng đánh răng. Sau ca sinh, bạn có thể đánh răng ngay sau khi có thể đi lại được. Hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn và tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Với các bữa ăn nhẹ, mẹ có thể xúc miệng hoặc dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, hạn chế tình trạng các mẩu thức ăn dắt ở chân răng dẫn đến hơi thở có mùi, gây viêm chân răng.

Nhiều mẹ được khuyên không đánh răng sau sinh và “nghiêm túc” thực hiện lời khuyên này trong cả tháng ở cữ, thậm chí là 3 – 6 tháng. Việc kiêng cữ sau sinh phản khoa học này đã khiến nhiều mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Vậy sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Thực tế là ngay sau khi có thể ngồi dậy và đi lại được sau ca sinh, mẹ có thể đánh răng. Tuy nhiên, vì cơ thể mới sinh còn yếu ớt nên mẹ nên đánh răng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý để không có cảm giác ê buốt chân răng.

[embed-health-tool-”ovulation”]


 

Mẹ sau sinh cần chăm sóc răng miệng như thế nào?

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho việc sau sinh bao lâu thì được đánh răng, mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau để có thể chăm sóc răng miệng đúng cách:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Mẹ sau sinh nên dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa thay vì dùng tăm để làm sạch các mẩu thức ăn dính ở kẽ răng. Việc dùng tăm có thể gây chảy máu chân răng, tạo vết thương hở dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ưu tiên bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để chải răng nhẹ nhàng. Khi chải cần xoay tròn bàn chải, chải đều cả mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong.
  • Sau sinh, mỗi 6 tháng, mẹ nên khám nha khoa, cạo vôi răng định kỳ.

2. Những lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe răng miệng

  • Mẹ sau sinh nên tránh tiêu thụ các thực phẩm nhiều tinh bột đường (bánh kẹo ngọt, thức uống có ga…). Nguyên do là việc tiêu thụ những thức ăn và thức uống dạng này rất dễ hình thành mảng bám trên răng, gây mòn men răng dẫn đến bệnh nha chu, sâu răng. Do đó, với các bữa ăn nhẹ hay ăn “chống đói”, mẹ nên ưu tiên dùng trái cây, rau quả tươi, sữa hay các loại hạt.
  • Không ăn các đồ quá nóng hay quá lạnh hoặc quá cay, chua gây hại cho men răng…
  • Sau sinh, nhất là các mẹ cho con bú vẫn cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, nhất là canxi nên cần bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn. Mẹ hãy ưu tiên: sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), cá mòi, tôm tép, cua đồng, các loại đậu, rau có màu xanh thẫm…

Sau sinh, dù có nhiều việc phải làm khiến bạn cảm thấy có ít thời gian hơn trước nhưng đừng vì thế mà lơ là việc vệ sinh răng miệng đúng cách nhé. Việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn là cách để giữ vệ sinh và an toàn cho bé cưng nữa đấy.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Việc kiêng cữ sau sinh là tục lệ được truyền miệng qua nhiều đời, có những quan điểm đúng nhưng có những quan điểm không còn phù hợp và nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng sản phụ.

Kiêng cữ là điều quan trọng đối với các sản phụ sau khi sinh, sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:

  • Không có bất cứ một chỉ định kiêng cữ bất kỳ một loại thực phẩm nào sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ ngoại trừ các loại thực phẩm gây dị ứng, hoặc không được ăn do bệnh lý nào đó.
  • Sau khi sinh, phụ nữ cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể. Vì thế, không phải kiêng việc tắm gội, chải đầu, đánh răng hay súc miệng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều như sau: không nên dùng nước lạnh khiến cơ thể bị mất nhiệt. Nên tắm bằng nước ấm, kín gió và không nên ngâm nước quá lâu. Thường xuyên gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ. Sau khi tắm xong, có thể xông bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô , vỏ bưởi, vỏ cam... giúp cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống sữa, những thực phẩm đảm bảo vệ sinh để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

Không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

  • Nhiều mẹ vẫn truyền miệng nhau, sau sinh là phải mặc quần áo tay dài. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể. Nếu thời tiết bình thường, bạn nên cần mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt.
  • Một số quan niệm cho rằng, các sản phụ sau sinh nên nằm than, hơ nóng. Việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng vì sau sinh, sản phụ bị mất nhiều máu, năng lượng cơ thể cũng bị giảm sút nên rất dễ bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, việc nằm than, hơ nóng cơ thể bằng than là hoàn toàn sai lầm. Một số hậu quả do nằm than có thể xảy ra như: khí CO2 sinh ra từ than gây độc cho mẹ và bé.
  • Sau sinh nên uống nước thường xuyên, nên dùng nước ấm, bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sữa. Khi bạn uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, và tình trạng táo bón sau sinh cũng được hạn chế.
  • Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

  • Không nên dành nhiều thời gian xem tivi, đọc sách... nên dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi lấy sức.
  • Tránh sử dụng các thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn... vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng... đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không được xối nước trực tiếp vào âm đạo. Dùng khăn lau sạch sau khi rửa. Theo dõi sản dịch hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, tử cung trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu, táo bón.
  • Bạn có thể cảm thấy khó tiểu tiện sau khi sinh, tuy nhiên không nên nhịn tiểu mà phải đi tiểu càng sớm càng tốt. Có thể hỏi bác sĩ nếu bạn bị táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh như rau ngót, rau dền... cung cấp nhiều vitamin, chất xơ chống táo bón, bổ sung thêm betacaroten.
  • Thức ăn cho các sản phụ sau sinh nên mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
  • Bạn cần ngủ đủ giấc để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ stress và lượng sữa tiết ra cũng sẽ nhiều hơn.
  • Có biện pháp ngừa thai phù hợp: sau sinh, sức khỏe chưa thể hồi phục, nên sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Sốt cao là dấu hiệu cần lưu ý trong thời gian kiêng cữ sau sinh

...

Sau khi sinh, phụ nữ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, tuy nhiên cần phải lựa chọn cho mình chế độ kiêng cữ sau sinh hợp lý để cơ thể mau bình phục.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Kiêng cữ sau sinh là một vấn đề từng gây rất nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mẹ cần sáng suốt lựa chọn cách kiêng cữ khoa học theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi, sản phụ có thể mắc phải nhiều các bệnh lý như xuất huyết sau sinh, són tiểu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiểu tiện, sa trực tràng,... đặc biệt với việc kiêng cữ không khoa học có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Vì thế, sau sinh nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì cần đi khám ngay.

Là chuyên khoa mũi nhọn hàng đầu tại trong Hệ thống Y tế Vinmec, khoa Sản - Phụ khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện phụ sản lớn trên cả nước. Các bác sĩ trong khoa không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn cao mà còn có sự hiểu biết và quan tâm sát sao đến tâm lý, trạng thái của từng sản phụ. Khoa sản - phụ tại bệnh viện Vinmec được đầu tư hệ thống phòng sinh hiện đại, không gian khám phụ khoa riêng tư, giúp chị em phụ nữ cảm thấy thoải mái, thư giãn, giảm tối đa sự đau đớn hay bất kỳ sự khó chịu nào trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề