Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua đồng

Show

“Chào chuyên gia, em mới sinh thường được hơn 2 tháng, gần 3 tháng. Trộm vía, 2 mẹ con đều khỏe mạnh. Có rất nhiều món ăn mẹ chồng em bắt kiêng. Đặc biệt là hải sản vì mẹ bảo tôm, cua, cá rất dễ gây lạnh bụng sẽ khiến bé bị tiêu chảy,… Trong khi đó em là đứa rất thích cua, các món ăn liên quan đến cua đều bị “nghiện”, đặc biệt là cua biển. Chuyên gia có thể cho em hỏi sau khi sinh 2, 3 tháng ăn cua biển được không? Rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia!

Em cảm ơn!”

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng Mabio để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau đây là giải đáp về thắc mắc của bạn với chúng tôi:

Sau sinh ăn cua được không? Nên ăn cua đồng hay cua biển?

Mẹ chồng bạn nghiêm khắc trong việc kiêng cữ sau khi sinh là rất tốt. Trong tháng đầu sau khi sinh, việc ăn uống cần để ý kỹ một chút, tránh trường hợp trẻ đi ngoài. Thế nhưng, không phải kiêng quá nhiều thứ vì nó sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho 2 mẹ con. 

Khi bạn sinh xong ngoài 2 tháng, gần 3 tháng thì việc kiêng cữ cũng nên nới lỏng để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng và dưỡng chất nuôi bé. Hải sản không nguy hiểm với mẹ sau khi sinh như mọi người nghĩ nếu biết lựa chọn loại để ăn và thời gian phù hợp để bổ sung.

Có người thì cho rằng phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cua nhưng có người lại cho rằng cua rất tốt cho sản phụ. Cả 2 ý kiến đều đúng vì cua có cua đồng và cua biển. Phụ nữ sau sinh không nên ăn cua đồng nhưng có thể ăn được cua biển.

Mặc dù cua đồng rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không tốt với mẹ sau sinh. Bởi vì hệ tiêu hóa của các mẹ yếu, cua đồng có tính lạnh, lại hơi độc, có vị mặn nên không tốt cho hê tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể cho con.

Ngược lại với cua đồng, cua biển có vị mặn ngọt, nhiều khoáng chất, sắt, kali, vitamin tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài ra, cua biển còn rất tốt cho tim mạch vì chứa omega3, magnesium, calcium,.. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng nên ăn cua biển. Chúng có tác dụng bổ máu, giải nhiệt, giúp nhanh hồi phục thể trạng yếu của các mẹ sau sinh.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua đồng
Phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng nên ăn cua biển không nên ăn cua đồng

Như vậy, bạn Lê.T.T.H đã trả lời được câu hỏi sau khi sinh 2, 3 tháng ăn được cua biển không rồi nhỉ?

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ cua biển cho mẹ sau khi sinh

Cua biển có rất nhiều cách chế biến ngon bổ, hấp dẫn. Vì thế, các mẹ sau khi sinh 2, 3 tháng ăn được cua biển nên tận dụng một trong số các món ăn sau:

Súp cua biển

Món ăn vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều canxi, lại có màu sắc thu hút. Không chỉ nguyên thịt cua mà còn có cả các loại đậu, rau củ, hạt đi kèm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 bát thịt cua, 1 bát thịt tôm nõn, 1 bát ngô hạt, một chút đậu Hà Lan.
  • 1,5 lít nước dùng từ xương lợn hoặc gà.
  • Hòa 6 thìa bột năng với nước, 2 quả trứng đánh tan.
  • Ngò rí, hành lá, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nồi nước dùng với lửa vừa. Sau đó, cho lần lượt thịt, tôm, cua, đậu Hà Lan, ngô hạt vào nấu chín, nêm gia vị vừa miệng.
  • Sau khi gia vị chín, đổ nước bột năng vào nồi rồi hòa đều tạo độ sánh. Đun sôi ít phút cho bột chín.
  • Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi, vừa rót vừa khuấy cho đến khi hết trứng, đun sôi thêm chút rồi tắt bếp.
  • Sau khi tắt bếp cho ra bát cho ngò rí, hành lá thái nhỏ, ăn nóng luôn.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua đồng
Súp cua là món ăn giàu dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh thích ăn cua biển

Miến xào cua biển

Phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng ăn cua biển thì không thể bỏ qua món miến xào thịt cua biển bởi đây là món ăn ngon, bổ dưỡng có thể ăn thay cơm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cua biển
  • Miến vừa đủ ăn
  • Giá đỗ
  • Dưa chuột ăn kèm
  • Nấm hương, hành tây, rau thơm, rau mùi.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa cua sạch sẽ, bạn cho vào nồi luộc hoặc hấp. Giữ lại nước hấp đó .
  • Cua chín gỡ thịt cua ra để riêng.
  • Nấm hương rửa qua nước rồi ngâm nở, rửa sạch, bỏ chân và thái chỉ.
  • Phi thơm hành khô, cho bát thịt cua và nấm vào xào. Đổ ra đĩa. Cho tiếp miến vào xào vì miến nở nhanh nên để miến chín mềm bạn cho một chút nước luộc cua vào.
  • Sau đó, cho tiếp hành tây và giá đỗ vào xào. Khi hành và giá chín thì đổ bát thịt cua đã xào vào đảo đều, tắt bếp, ăn nóng.
  • Có thể ăn kèm dưa chuột, rau thơm, rau mùi,…
Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua đồng
Sau khi sinh ăn món miến xào cua biển cũng rất tốt cho mẹ và bé

Bạn Lê.T.T.Hà cũng như các mẹ khác có thể tham khảo thêm các món mà phụ nữ sau khi sinh nên ăn:

Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn cua biển

Cua biển giàu dinh dưỡng, không chỉ tốt cho mẹ sau sinh mà còn giúp trẻ phát triển não bộ khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau sinh ăn cua biển cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cua biển không được tươi sống hoặc đã chết. Bởi vì chúng tiết ra nhiều chất histidine khiến mẹ dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua để chết lâu thì hàm lượng histidine càng cao, nguy cơ ngộ độc nhiều hơn.
  • Không nên ăn cua biển để lâu hoặc để qua đêm vì các món ăn từ cua rất dễ ôi thiu.
  • Khi ăn cua biển, các mẹ tránh kết hợp với một số thực phẩm như rau kinh giới, quả hồng, nước trà để tránh ngộ độc.
  • Không ăn gỏi cua vì trong cua có chứa rất nhiều sán và kí sinh trùng. Nếu ăn phải đồ cua chưa chín hoặc sống sẽ khiến chúng xâm nhập vào các cơ quan khác.

Để có được chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ nên kiêng ít thôi, ăn nhiều lên và chia thành nhiều bữa. Việc hấp thu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để con cũng có thể hấp thu qua sữa mẹ.

Có nhiều mẹ cảm giác bầu ngực căng sữa nhưng không đủ sữa cho con bú; cũng có mẹ con bú đủ cữ nhưng con vẫn không lên cân là mấy. Đó có thể là do ảnh hưởng của việc hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ không hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng đó, các mẹ cần tìm hiểu đến các sản phẩm lợi sữa có tác dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ vào sữa cho con bú. Viên uống lợi sữa Mabio với các thảo dược quý hiếm giúp tăng hấp thu, tăng chuyển hóa dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào sữa. Sữa mẹ sẽ thơm, đặc, sánh hơn. Ngoài ra, sản phẩm Mabio còn giúp phụ nữ sau khi sinh nhanh hồi phục thể trạng và ngủ ngon giấc hơn.

Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua đồng
Viên uống lợi sữa Mabio giúp chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể tốt nhất

Hãy giúp thực đơn của mình đa dạng mỗi ngày, không nên vì thích ăn cái này mà ăn mãi còn bỏ sót các thực phẩm khác. Chúc bạn Lê.T.T.H nói riêng và các mẹ sau khi sinh nói riêng có một sức khỏe tốt.

Nguồn: Mabio.vn

Cua đồng rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...

Theo đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và chữa đọng máu khi bị chấn thương bầm dập.

Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Bà đẻ có được ăn cua đồng không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng, lúc này thức ăn mẹ đưa vào cơ thể sẽ được ưu tiên chuyển hóa thành sữa để nuôi bé. Chính vì vậy mẹ cũng cần phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng đồng thời chú ý một số kiêng cữ nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé. Bà đẻ có được ăn cua đồng không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Theo các chuyên gia, nếu như trong gia đình có người có tiền sử dị ứng với hải sản thì bà đẻ cũng nên kiêng loại thực phẩm này trong suốt thời nuôi bé bằng sữa mẹ. Bà đẻ cần kiêng cữ các thức ăn như ốc, hến, nghêu, sò, hải sản tanh… ít nhất là 6 tuần sau sinh bởi đây là thức ăn có tính hàn cao, gây lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến lượng sữa. Mặc dù cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng sau sinh bà đẻ không nên ăn cua đồng vì lúc này hệ tiêu hóa rất yếu, cua đồng lại hơi độc có vị mặn không tốt cho tiêu hóa của bà đẻ. Đối với bà đẻ gặp một số vấn đề về tim mạch, cao huyết áp thì sau sinh không nên ăn cua đồng vì dễ tăng lượng cholesterol.

Cua đồng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng sau sinh bà đẻ không nên ăn cua đồng vì lúc này hệ tiêu hóa rất yếu, cua đồng lại hơi độc có vị mặn không tốt cho tiêu hóa của bà đẻ.

Lưu ý khi ăn cua đồng

Cua đồng có tính hàn vì thế không nên ăn hằng ngày, đặc biệt nếu bị tiêu chảy thì tuyệt đối không ăn cua đồng. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm.

Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá.

Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.

Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.

Những bài thuốc tốt từ cua đồng

Bài thuốc chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi từ cua đồng: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g - 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.

Chữa vết thương đụng dập, lở loét: Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Cua đồng chữa kém ăn, ít ngủ: Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 g - 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.

Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.

Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.

Xem thêm: