Sinh thường xong bao lâu thì đi lại được

Ngày nay rất nhiều bà mẹ đã được áp dụng phương pháp sinh mổ để lấy thai. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách chăm sóc. Vậy sinh mổ bao lâu thì lành và phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1. Sinh mổ bao lâu thì lành?

Những trường hợp sinh mổ thường sẽ phải ở lại viện lâu hơn sinh thường, có thể từ 3 đến 4 ngày. Nguyên nhân ở lại viện lâu hơn là để các bác sĩ có thể theo dõi vết mổ và chăm sóc vết mổ một cách tốt nhất cho sản phụ. Thông thường, vết mổ của chị em sẽ có thể lành sau mổ khoảng 6 tuần.

Mỗi trường hợp khác nhau, thời gian lành vết mổ sẽ khác nhau

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì thời gian hồi phục, thời gian lành vết mổ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu chế độ chăm sóc tốt, nghỉ ngơi tốt, vận động nhẹ nhàng đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của bệnh nhân có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và thời gian bình phục sẽ lâu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì lành” còn phụ thuộc vào yếu tố sản phụ sinh con đầu lòng hay sinh con lần thứ 2 hoặc lần thứ 3. Các sản phụ nên tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ.

2. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện

Sau khi sinh, các sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần hết sức cẩn trọng và lưu ý giữ gìn vết mổ và đặc biệt, không nên tự tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc,…

Cần vệ sinh cẩn thận vết mổ

Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nếu vết mổ của bạn bắt đầu khô hơn, không xảy ra tình trạng sưng đau hoặc chảy dịch, thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu bạn vẫn thấy đau do vết mổ, có thể liên hệ với các bác sĩ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp.

Trong những ngày đầu sau mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Chị em nên dùng loại khăn mềm để lau người, lau thật sạch sẽ vùng da xung quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt lưu ý không chạm vào vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

2.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?

Sản phụ sinh mổ có thể được chỉ định ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ đã khô và ổn định, chị em sẽ được trở về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, chị em cần lưu ý, không được gãi vào vết mổ dù có phản ứng ngứa, cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Cụ thể, sản phụ cần chú ý những điều sau:

Vết mổ có mủ là do nhiễm trùng

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, tốt nhất không nên chạm vào vết mổ.

Có thể tăm nhưng không nên tắm quá lâu, không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương bị ướt.

Lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.

Nên để vết mổ khô thoáng. Bạn có thể lựa chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.

2.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục

Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là bạn chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.

Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn tập ngồi dậy và có thể ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng và hoạt động sinh hoạt bình thường.

Sau sinh khoảng 4 đến 6 tuần, các sản phụ có thể tập thể dục bình thường.

2.4. Những thực phẩm sản phụ nên ăn để vết mổ nhanh chóng được hồi phục

Khoảng 6 giờ đầu sau sinh, chị em chỉ nên uống nước,… đến khi cơ thể bắt đầu có thể “xì hơi” được thì mới bắt đầu ăn cháo loãng và một số món ăn mềm khác.

Sản phụ cũng nên chú ý những vấn đề sau:

Nên uống nhiều nước và tăng cường rau xanh, bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, canxi,… để sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục và tạo được nguồn sữa dồi dào, thơm sánh cho con.

Sau sinh mẹ nên vận động nhẹ nhàng

Tránh những thực phẩm dễ gây táo bón, những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ gây mủ hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, các đồ chế biến từ gạo nếp,…

2.5. Sản phụ cần đến bệnh viện nếu có những vấn đề sau:

Xuất hiện tình trạng đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ dù bạn không chạm vào vết mổ

Nếu vết mổ có tình trạng sưng tấy, hoặc nóng rát, ngứa nhiều, chảy mủ,… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Sốt cao trên 38,5 độ cũng cần đến viện để kiểm tra sức khỏe.

Tình trạng sản dịch có mùi hôi thì rất có thể là do nhiễm trùng hậu sản.

Bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

04/11/2019

Những người phụ nữ thật hạnh phúc khi nhận biết mầm sống bao ngày mong chờ đang lớn lên trong bụng mình. Họ trải qua những khó khăn khi mang thai với nhiều thay đổi về tâm sinh lý và thể chất. Niềm vui làm mẹ khiến họ vượt qua tất cả. Ngay cả sau khi sinh, những người mẹ tiếp tục phải vượt qua nhiều trở ngại về sức khỏe. Hiểu về những điều này, phụ nữ sẽ có thêm sức mạnh để trải qua nhiều sự khó chịu này.

Đau vết khâu

Nếu bị rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thì bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ vết khâu luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách rửa với nước ấm và nhẹ nhàng vỗ khô bằng khăn.

Hãy nhờ gặp cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trong trường hợp bạn cảm thấy đau tức hoặc khó chịu ở vết khâu.

Thuốc giảm đau cũng là một giải pháp để giúp bạn vượt qua cơn đau. Tuy nhiên nếu bạn đang cho bé bú thì nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi vết thương lành thì các vết khâu sẽ tự tiêu (thường được may bằng chỉ tự tiêu)

Đi v sinh

Lúc đầu, việc đi vệ sinh thật sự đáng sợ - vì bạn không những bị đau buốt mà còn không thể cảm nhận được những gì đang diễn ra..bên dưới. Hãy uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra.

Đừng ngần ngại liên hệ các cô nữ hộ sinh hoặc bác sĩ khi bạn:

-         Không thể đi tiểu.

-         Cảm thấy vô cùng đau rát hoặc thấy có mùi khó chịu.

Có thể bạn sẽ không thể đi đại tiện được trong vài ngày sau khi sinh, tuy nhiên hãy cố gắng đừng để bị táo bón.

Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, salad, ngũ cốc và uống thật nhiều nước. Bởi táo bón có thể làm bung chỉ hoặc hở miệng vết khâu của bạn.

Nếu có thể, bạn nên sử dụng một miếng băng sạch để che vết khâu lại khi đi đại tiện và đừng cố gắng RẶN!

Nếu tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, hãy sử dụng thuốc nhuận tràng, ống bơm để hỗ trợ.

Cần đi thăm khám nếu bạn bị đi tiêu không tự chủ.

Kim soát bàng quang

Sau khi sinh nở, bạn có thể bị són tiểu khi cười, ho hoặc di chuyển đột ngột.

Các bài tập sàn chậu hoặc các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này.

Bệnh trĩ

Thường gặp với với các mẹ sinh con qua ngả âm đạo, nó có thể biến mất trong vài ngày.

Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn

Trong trường hợp thấy quá khó chịu, hãy gặp bác sĩ để kê cho bạn một số loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi để hỗ trợ.

Chy máu sau khi sinh (Sản dịch)

Sản dịch sau sinh là hiện tượng mà bất kỳ mẹ nào cũng trải qua, dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo như thể tới kỳ kinh nguyệt. Ban đầu, đặc biệt là ngay sau sanh, sản dịch sẽ ra rất nhiều nên bạn cần phải dùng một miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt để thấm hút. Nên thay băng thường xuyên sau khoảng 4 tiếng/ lần.

Trước kỳ thăm khám hậu sản đầu tiên (6 tuần sau sanh) bạn tuyệt đối không nên dùng miếng nhét tampon thay thế băng vệ sinh, vì nó dễ gây nhiễm trùng.

Khi cho con bú, bạn sẽ thấy sản dịch ra nhiều và màu thẫm hơn, bởi lúc này tử cung của bạn đang co bóp.

Sau đó lượng máu sẽ giảm dần từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là màu vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần rồi ngưng.

Nếu sản dịch vẫn ra nhiều và đóng thành những cục lớn, bạn nên đi thăm ngay để đề phòng băng huyết sau sanh.

Ngc

Hai ngày đầu ngực của bạn sẽ tiết ra một ít sữa non màu vàng đục để cho bé bú. Những ngày sau đó bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực khi sữa bắt đầu về.

Nên sử dụng áo ngực cho bé bú để bảo vệ bầu ngực của bạn. Hãy nhờ sự trợ giúp nếu bạn thấy quá đau ngực khi cho con bú.

Bng

Sau khi sinh em bé, vòng bụng của bạn có thể vẫn còn rất to như thời kỳ mang thai 5-6 tháng, bởi cơ bụng của bạn đã bị dãn ra.

Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và rèn luyện thể dục thường xuyên để mau chóng lấy lại vóc dáng ban đầu.

Hãy đến thăm khám ngay khi bạn có những triệu chứng sau:

-         Đau, sưng phồng hoặc tấy đỏ ở bắp chân (nghi ngờ thuyên tắc mạch máu)

-         Đau tức ngực, khó thở (nghi ngờ thuyên tắc phổi)

-         Máu chảy ồ ạt từ âm đạo, tụt huyết áp, mặt tím tái, tim đập nhanh (Băng huyết sau sanh)

-         Sốt, đau tức bụng (Nhiễm trùng sau sanh)

-         Đau đầu, choáng váng, nôn ói (Tiền sản giật)

Kim Ngân lược dịch

Nguồn: nhs.us

Video liên quan

Chủ đề