Sinh viên bị cảnh báo kết quả học tập khi nào?

Sinh viên có kết quả học tập kém sẽ bị cảnh cáo học tập vào cuối học kỳ. Nếu cảnh cáo nhiều lần, sinh viên thậm chí còn có thể bị buộc thôi học. Vậy sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Sinh viên bị cảnh cáo học tập trong trường hợp như thế nào?

– Để Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ thì Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:

+ Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

+ Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

+  Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

– Để Xử lý kết quả học tập theo niên chế thì Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:

+ Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

+ Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Sinh viên bị buộc thôi học trong trường hợp nào?

Với chương trình đào tạo theo tín chỉ

Như nội dung bên trên đã chia sẻ Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Cụ thể, theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT quy định, đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên các điều kiện:

– Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

– Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

– Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, nếu bị cảnh báo học tập nhiều lần, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

– Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;

– Thời gian học tập vượt quá giới hạn được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Lưu ý, quy chế của cơ sở đào tạo phải có quy định cụ thể về:

– Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;

– Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;

– Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.

Với chương trình đào tạo theo niên chế

Theo a khoản 4 Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học, điều kiện cảnh báo học tập là:

– Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

– Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Đồng thời, cũng theo Điều 12, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện:

– Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

– Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ bị buộc thôi học trong các trường hợp:

– Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

– Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

– Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo.

Trường hợp sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường được học tiếp lên lớp nhưng cũng không thuộc diện buộc thôi học thì được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.

Sau khi bị buộc thôi học, sinh viên phải làm gì?

Sau khi có quyết định buộc thôi học, trong vòng 30 ngày Trường đại học nơi sinh viên theo học sẽ có thông báo về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Sinh viên có nhiệm vụ làm thủ tục trả tài liệu, thanh toán nợ học phí hoặc nhận lại học phí đã đóng cho kỳ sau, rút hồ sơ đã nộp khi nhập học và nhận bảng điểm, quyết định thôi học.

Riêng tại trường Đại học Bách Khoa thì Với một số trường hợp Sinh viên bị buộc thôi học do học kém có quyền làm đơn xin chuyển xuống học cùng ngành ở bậc học cao đẳng ở những trường cao đẳng có đào tạo hoặc chuyển sang học hệ vừa làm vừa học cùng ngành tại trường, nếu có ngành tương ứng ở đào tạo hệ vừa làm vừa học.

Sinh viên bị buộc thôi học do kỷ luật hoặc do không còn đủ thời gian học thì không được phép chuyển xuống học bậc cao đẳng và cũng không được chuyển sang hệ vừa làm vừa học. Trường Đại học Bách Khoa có quyền từ chối nhận sinh viên học ở hệ vừa làm vừa học. Các trường cao đẳng có quyền từ chối nhận sinh viên học ở bậc cao đẳng.

Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học đối với sinh viên đại học, cao đẳng được quy định tại Điều 16 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT và được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT như sau:

1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Việc cảnh báo kết quả học tập của sinh viên được dựa trên các điều kiện sau:

a) Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;

c) Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.

Tuỳ theo đặc điểm của từng trường, Hiệu trưởng quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện nêu trên để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên và quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.

2. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng;

b) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này;

c) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

3. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b khoản 2 của Điều này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là quy định về Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học đối với sinh viên đại học, cao đẳng. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ đề