Câu chuyện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là việc làm cần thiết giúp trẻ phát triển nhân cách, hòa nhập xã hội. Do đó cần chọn lọc kỹ lưỡng kỹ năng sống để hướng con phát triển tích cực. VAS sẽ chia sẻ một số kỹ năng thiết yếu để phụ huynh tham khảo ở bài viết dưới nhé

Giai đoạn trẻ từ 6-10 tuổi là khoảng thời gian mà khó có thể kiểm soát hành vi và tính cách của trẻ. Kể từ 6 tuổi, con sẽ làm những hành động mà mình thích. Đây cũng giai đoạn khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối không biết xử lý như thế nào khi con không nghe lời. Vì việc la mắng trẻ chỉ khiến con trở nên lầm lỳ và hung hăng hơn.

Tiểu học là thời điểm thích hợp để dạy trẻ kỹ năng sống

Vậy nên vào thời điểm này, bằng cách dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học sẽ uốn nắn và rèn luyện được nhân cách sống. Vì thế ba mẹ cần chú trọng giáo dục trẻ từ sớm nhất có thể.

Những kỹ năng sống nên dạy cho trẻ tiểu học

Kỹ năng cư xử lịch sự với mọi người

Câu chuyện dạy con cách cư xử với mọi người xung quanh nên bắt đầu ngay từ khi con bắt đầu tập nói và ý thức với hành động của mình. Bắt đầu từ những từ đơn giản như “Cảm ơn”, “Xin vui lòng”, “Xin lỗi” khi nhờ vả, nhắc lỗi hay nhận được lợi ích từ ai đó. Đến độ tuổi tuổi học cha mẹ nên tiếp tục thực hành cách cư xử này với nhiều mức độ và tình huống khác nhau. Tăng độ dài của câu để thể hiện đầy đủ ý nghĩa như “Cảm ơn bạn đã chia sẻ đồ ăn với mình” hay “Xin lỗi đã làm phiền”,... Cha mẹ càng dạy trẻ kỹ càng về những điều cơ bản này thì dần trở thành thói quen của trẻ sau này.

Kỹ năng phát biểu ý kiến cá nhân

Kỹ năng này rất quan trọng với cuộc sống sau này, giúp trẻ dễ dàng mở rộng nhiều cơ hội học tập và làm việc. Hãy nghĩ đến tình huống con bạn không thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp vì phải phát biểu trước đám đông. Hay phỏng vấn không đạt vì nói năng không mạch lạc, rõ ràng vì không thể diễn đạt được ý kiến của mình.

Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ mạnh dạn đặt câu hỏi, phản ứng trước những điều còn thắc mắc và thực hiện thường xuyên. Tạo điều kiện để con được tham gia vào cuộc hội thoại của gia đình hay giao lưu kết bạn để giúp con tự tin hơn trước đám đông.

Phát biểu ý kiến là kỹ năng quan hữu ích trong cuộc sống

Bên cạnh đó, cha mẹ nên lắng nhu cầu hay khuyến khích chia sẻ, suy nghĩ của mình vừa hiểu được tâm tư của trẻ vừa điều chỉnh cách phát âm cho con. Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ tiểu học này từ sớm rất giúp ích cho việc hình thành thói quen bày tỏ quan điểm, chứng kiến của mình.

Dạy trẻ về lòng biết ơn

Việc nuôi dạy con biết thể hiện lòng biết ơn khi nhận được nhận được tốt đẹp trong cuộc sống hay thậm chí là những điều không mong muốn cũng là một kỹ năng mà ba mẹ nên cân nhắc để dạy trẻ.

Hãy khéo léo lồng ghép về công lao của những người cho ta được sự an toàn, bình yên hay người làm ra hạt gạo, quần áo trong câu chuyện hằng ngày. Nói về những món quà con có được từ ông bà, anh chị. Không chỉ là sự biết ơn “suông”, ba mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể để con biết ơn và trân trọng giá trị lao động.

Lòng biết ơn là kỹ năng trẻ nên được giáo dục từ sớm

Để gần gũi hơn với các trẻ, bạn có thể dạy chúng biết ơn với người đang chăm sóc hằng ngày bằng các câu đơn giản như “cảm ơn mẹ đã nấu cho con món này”, “con cảm ơn ba đã sửa cho con món đồ chơi này”, hay những lời yêu thương,... 

Kỹ năng trung thực

Sự trung thực là điều cha mẹ nên dạy cho con ở lứa tuổi tiểu học. Vì có thể trẻ học ngay những lời nói dối từ bạn bè hay những người xung quanh. Nên nói với con về giá trị của sự thật, khẳng định với con nói dối là xấu. Và ba mẹ cũng nên là tấm gương về sự trung thực cho con. 

Bên cạnh việc ba mẹ không dung túng cho sự nói dối của con trẻ thì cũng đừng quên khen ngợi mỗi khi con trả lời thành thật. Chú trọng điều này từ sớm giúp con sống trung thực hơn sau này.

Kỹ năng quản lý tiền bạc

Quản lý tiền bạc sẽ là kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống

Khi trẻ phân biệt các mệnh giá của tiền, bạn nên dạy con cách tiết kiệm từ tiền mừng tuổi, tiền ăn vặt hằng ngày,... và cách tích lũy theo thời gian. Khi trẻ lớn lên hãy dạy con mở tài khoản để hiểu quy trình quản lý tiền bạc. Nếu con có nền tảng này từ nhỏ, chúng sẽ có xu hướng trở thành người có trách nhiệm, sử dụng tiền bạc hợp lý không hoang phí.

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là quá trình định hình nhân cách con người, giúp trẻ hòa đồng, tự lập và biết cách cư xử với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, ba mẹ cần kiên nhẫn, dành thời gian cho con để quá trình học diễn ra tự nhiên, khiến trẻ chủ động và tự vận áp dụng vào cuộc sống sau này.

Tại VAS, bên cạnh các chương trình học thuật quốc tế chuẩn mực và lý thú, VAS luôn chú trọng đa dạng các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp trẻ phát triển cân bằng, toàn diện về tri thức, kỹ năng, phẩm chất và các giá trị cốt lõi. Ba mẹ có thể đăng ký tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục hiện đại và tham quan trải nghiệm trực tiếp các cơ sở của VAS tại: ? www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55 

>>> Tìm hiểu thêm:

Cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tự lập từ nhỏ

07 bí quyết chọn trường tiểu học cho trẻ tại tphcm

Chia sẻ

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ - Những Câu Chuyện Hay - Chân Thành

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - Một bộ truyện gồm 10 quyển; mỗi quyển đều có nhân vật là những đứa trẻ trong những tình huống đời thực đưa ra các quyết định phản ánh tính cách của bạn.

Mỗi câu chuyện trong bộ truyện này dạy cho trẻ cách xây dựng lòng tự tin và cho phép chúng đối mặt trực tiếp với mọi tình huống trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi câu truyện có một bài học ở cuối, giúp trẻ em phát triển một nền tảng vững chắc cho tính cách và những nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ về tính trung thực, sự tin nhiệm, lòng độ lượng, tình yêu và những giá trị khác.

Đây là một bộ truyện hay, mang lại những bài học quý báu, chắc chắn sẽ là một tài sản quý giá cho trẻ em

Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ - Những Câu Chuyện Hay - Chân Thành gồm 3 câu chuyện nhỏ:

Sự chân thành của Tom được đền đáp!

Vì tình yêu bạn bè!

Hộp bút chì!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Đọc truyện cho bé nghe từ sớm là một cách rất tốt để phát triển trí thông minh và tăng vốn từ vựng cho trẻ. Mỗi câu chuyện đều mang những thông điệp ý nghĩa như lòng yêu thương, biết ơn, sự cần cù, tinh thần vượt khó… mà qua đó cha mẹ có thể dạy con. Một cách làm rất đơn giản mà hiệu quả phải không nào? Cha mẹ có thể tham khảo và đọc cho bé nghe những câu chuyện dưới đây nhé!

Câu chuyện thứ nhất: Cây táo thần

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và hái những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.

Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:

– Này mấy đứa, vườn này là của ta, ta đã mua từ trước. Cây táo này là của ta, các ngươi đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.

Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.

Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và chìm vào giấc mơ.

Trong mơ, cậu bé thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Bụng đói cồn cào, cậu bé trèo lên cây và định hái táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo lại quay đi chỗ khác và quả táo bị rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy, cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn duy nhất một quả trên cành.

Cậu bé bắt đầu khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:

– Tại sao cháu khóc?

Cậu bé mếu máo trả lời:

– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi.

Cây táo cười và nói:

– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?

Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, thấy ân hận vô cùng. Cậu ngước nhìn cây táo và nói:

– Cháu biết lỗi rồi!

Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc. Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất. Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.

Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, vội chạy đi gọi các bạn:

– Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi vì đã đuổi các bạn đi.

Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên hái những quả chín xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.

Câu chuyện thứ 2: Chú bé chăn cừu

Một ngày nọ, cậu bé chăn cừu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của làng và cảm thấy buồn chán. Bất chợt, cậu nghĩ ra một trò thú vị để giúp mình vui vẻ. Cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên:

– Sói! Sói! có sói đang đuổi bắt cừu!

Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến nơi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười thích thú. 

Hôm sau khi đang chăn cừu, cậu bé lại la toáng lên:

– Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!

Người dân trong làng lại chạy lên núi để giúp cậu nhưng họ không thấy con sói nào cả. Nhìn mọi người tức giận, cậu bé cảm thấy rất thích thú.

Nhưng một ngày nọ, cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy đi và dùng hết sức gọi toáng lên

– Sói! Sói!

Dân làng nghĩ rằng cậu bé đang lừa họ nên không ai chạy lên núi.

Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền lên núi để tìm cậu bé. Cậu bé khóc lóc:

– Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có Sói! Tại sao các bác không tới?”

Một cụ già đã khoác tay lên vai cậu bé và an ủi:

– Sáng mai chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất. Nhưng ta muốn cháu nhớ rằng: Không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật!

Đọc thêm:  Những câu nói này của bố mẹ giúp con trẻ hạnh phúc mỗi ngày

Câu chuyện thứ 3: Chú chim nhỏ lười biếng

Có một chú chim nhỏ được bố mẹ cưng chiều nên rất lười biếng. Hàng ngày, ngoài việc ăn chơi và ngủ, chú chẳng làm gì cả. Một hôm các bạn chim rủ rê:

– Chim nhỏ ơi, hãy học bay cùng với tụi mình đi.

– Học bay làm gì? Tớ có bố mẹ chăm sóc, bảo vệ rồi nên không cần học nữa đâu.

Nói rồi chim nhỏ bỏ đi chỗ khác, lấy bánh trái ra ăn. Các bạn chim chỉ biết lắc đầu rồi kéo nhau đi học bay. Chim nhỏ vừa thưởng thức đồ ăn vừa lầm bầm:

– Mình không ngốc khi có đồ ăn ngon mà không ăn, lại đi học những thứ vô bổ.

Một tháng qua đi, các bạn chim đều đã biết bay. Chúng rủ nhau đến thăm chim nhỏ và ngạc nhiên khi thấy nó rất béo ú. Chim nhỏ thì chẳng quan tâm gì đến các bạn mà quay lưng lại tiếp tục ngủ.

Lúc đó, một con rắn núp trong tán cây hiện ra, thè cái lưỡi gớm ghiếc và bò từ từ đến chỗ chim nhỏ đang nằm. Chim nhỏ vẫn đang ngủ say nên không biết nguy hiểm đang rình rập mình. May sao, các bạn chim đã nhìn thấy cảnh tượng này bèn sà nhanh xuống la toáng lên, báo động cho chim nhỏ:

– Chim nhỏ dậy đi, mau bay đi thôi, có rắn kìa.

Chim nhỏ giật mình tỉnh dậy, định vỗ cánh bay, nhưng do không biết bay nên đã rơi từ trên cây xuống. Các bạn của chim nhỏ nhanh trí cắp hai cái cánh của nó rồi bay đến nơi an toàn. 

Sau khi hoàn hồn, chim nhỏ rất cảm kích ơn cứu mạng của các bạn, nhưng chợt nghĩ tới thái độ lúc trước của mình, nó đỏ mặt hổ thẹn, nói lí nhí:

– Các cậu cho tớ xin lỗi nha. Cảm ơn các cậu đã cứu tớ. Tớ biết lỗi rồi, tớ sẽ học bay như các cậu, các cậu dạy cho tớ bay nhé.

Các bạn chim đồng thanh:

– Tất nhiên là được, nhưng mà…

– Nhưng mà sao? – Chim nhỏ hỏi.

– Cậu phải giảm béo đã, nếu không thì với cái bụng tròn vo, cậu làm sao bay?

Cả bọn cùng cười vui vẻ, một bạn chim tiếp lời:

– Bọn tớ đùa thôi, tụi mình cùng tập cho chim nhỏ bay nào.

Vậy là chim nhỏ đã bỏ thói quen lười biếng của mình, tập bay cùng các bạn.

Lưu ý: Sau mỗi câu chuyện cha mẹ nên đàm thoại, giải thích cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện và tuỳ từng độ tuổi, có thể đặt câu hỏi để xem mức độ tiếp nhận của trẻ.

(Nguồn: sưu tầm)

Video liên quan

Chủ đề