Sinh xong bao lâu được nhổ răng

Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Thứ Ba ngày 14/01/2020

  • Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết
  • Cách dùng dụng cụ hút sữa bằng tay đơn giản, hiệu quả
  • Mách bạn cách hút được nhiều sữa mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa nhằm loại bỏ răng mọc lệch, răng sâu gây đau đớn cho người bệnh. Quá trình này không gây nguy hiểm gì cho người bình thường nhưng với mẹ bỉm sữa, đang cho con bú có nhổ răng được không lại là vấn đề cần tìm hiểu.

Sinh xong bao lâu được nhổ răng
Đang cho con bú có nhổ răng được không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Đang cho con bú có nhổ răng được không và những lưu ý

Chuyên gia giải đáp đang cho con bú cónhổ răng được không?

Đang cho con bú có nhổ răng được không? Theo các chuyên gia y tế, trong khi nhổ răng, các bạn phải nhờ đến thuốc chống tê, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… để giúp quátrình diễn ra thuận lợi. Những loại thuốc này có thể hấp thụ vào sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng tới trẻ qua quá việc bú sữa hàng ngày.

Thực tế cho thấy, lượng thuốc tê này vô cùng nhỏ, nó sẽ nhanh chóng tan hết và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đợi từ 8- 12 tiếng sau khi nhổ răng rồi mới cho con bú để đảm bảo an toàn cho con.

Có thể kết luận rằng, đang cho con bú có thể thực hiện nhổ răng bình thường nhưng với trường hợp người mẹ phải có sức khỏe ổn định, không mắc phải các bệnh lý như:

  • Viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân rang. Nếu mắc các bệnh cấp tính này, mẹ nên đợi hết giai đoạn cấp tính mới nhổ vì dễ gây nhiễm trùng lan rộng, không nhổ các răng cối hàm trên.
  • Mẹ bỉm sữa mắc bệnh rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng. Những người nằm trong trường hợp này trước khi nhổ răng cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
  • Mắc các bệnh tâm thần, động kinh. Mẹ bỉm mắc các bệnh này phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng, thuốc an thần có tác dụng phụ khó lường, do vậy trường hợp này mẹ không nên nhổ răng khi cho con bú.

Những lưu mẹ bỉm cần nhớ khi nhổ răng?

Ngoài việc đang cho con bú có nhổ răng được không, khi nhổ răng trong quá trình cho con bú, mẹ nên nhớ:

  • Mọc răng khôn trong thời gian cho con bú là hiện tượng hết sức bình thường và có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Tuy nhiên, sự đau đớn khi mọc răng khôn sẽ khiến bạn chán ăn, không ăn được nhiều. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, cụ thể các chất dinh dưỡng sẽ bị giảm đi đáng kể.
  • Sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy yếu, mệt mỏi và không còn đủ sức để chăm sóc bé. Hãy nghỉ ngơi và nhờ những người thân trong gia đình cho bé bú sữa mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hồi phục tốt hơn đấy.
  • Bạn có thể dùng khẩu phần ăn như thường ngày sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, nên ăn những món mềm và bổ dưỡng, đồng thời hạn chế các thức ăn cay nóng vì có thể làm tổn thương đến vùng chân răng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, cẩn thận,dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng.
  • Chỉ nên dùng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ tay để tránh làm tổn thương răng, nướu và lợi.

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, những vấn đềnhư làm thế nào để nhiều sữa, thời gian cho con bú, đặc biệt là làm thế nào để việc nhổ răngkhông ảnh hưởng đến tương lai của con là những điều cần lưu ý.

Sinh xong bao lâu được nhổ răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau nhổ răng

Mẹ bỉm sữa nên nhổ răng ở đâu?

Sau khi đã biết đang cho con bú có nhổ răng được không thì mẹ cũng nên tìm hiểu các địa chỉ uy tín để quá trình nhổ răng an toàn và chất lượng. Theo đó, mẹ nên đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa lớn. Tại đây bạn sẽ yên tâm thực hiện ca nhổ răng vì đội ngũ bác sĩ đều là những người có chuyên môn và kinh nghiệm thành thạo cùng với công nghệ nhổ răng hết sức hiện đại. Quá trình nhổ răng được thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau hay kích ứng quá mức đến sức khỏe của người bệnh.

Một trong những bệnh viện nổi tiếng về nha khoa trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến bao gồm: Phòng khám nha khoa Việt Úc, phòng khám nha khoa Việt Pháp Hà Nội, trung tâm nha khoa Smile Care, phòng khám Nha khoa Việt Đức, phòng khám Nha và chỉnh nha - Bệnh viện Việt Pháp…

Còn tại Sài Gòn, bạn có thể yên tâm lựa chọn những địa điểm sau: nha khoa Peace dentistry, nha khoa Anna, nha khoa Lan Anh, nha khoa Minh Khai, nha khoa Flora, nha khoa Quốc tế Westcoast…

Sinh xong bao lâu được nhổ răng
Mẹ nên đến các phòng khám uy tín để nhổ răng

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đang cho con bú có nhổ răng được không. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ đầy gian truân, vất vả.

Hường

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sữa mẹ
  • mẹ và bé
  • cho con bú

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng? Sau sinh mẹ đã có thể nhổ răng nhưng phải đảm bảo điều kiện sức khỏe ổn định cùng một tinh thần thật tốt, đồng thời không mắc các bệnh mãn tính.

  • Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng
  • Trước khi nhổ răng cần chuẩn bị gì
  • Làm gì để đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi nhổ răng

Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng

Nếu mẹ bầu bị sâu răng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt ở tam cá nguyệt cuối, bác sĩ thường chống chỉ định việc điều trị răng miệng, nhất là nhổ răng để đảm bảo an toàn cho cả người mẹ và thai nhi. Vậy sau sinh bao lâu thì được nhổ răng?

Sau khi sinh con, các mẹ đã có thể thực hiện việc nhổ răng rồi đấy! Tuy nhiên, lúc này, bạn cần đảm bảo điều kiện sức khỏe ổn định cùng một tinh thần thật tốt, đồng thời không mắc các bệnh mãn tính.

Sinh xong bao lâu được nhổ răng

Sau sinh bao lâu thì được nhổ răng? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Lời khuyên cho mẹ đang cho con bú là hãy đến nha sĩ để được chuẩn đoán và chỉ định thời điểm nhổ răng thích hợp nhất. Bởi mỗi cơ địa của phụ nữ sau sinh đều có sự khác biệt, đặc biệt là thời gian phục hồi.

Thực tế, nhổ răng sâu là một tiểu phẫu tương đối đơn giản và an toàn. Khi thực hiện tiểu phẫu này, nha sĩ sẽ sử dụng loại thuốc gây tê cục bộ với liều lượng cùng nồng độ vô cùng thấp.

Vì thế, khâu gây tê khi nhổ răng cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ sau khi vừa sinh con. Khi tiểu phẫu hoàn tất, nha sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau cùng kháng sinh để bạn uống trong thời gian phục hồi vết thương.

Các chị em đang cho con bú có thể yên tâm với các loại thuốc này. Bởi chúng được sản xuất dựa trên cơ địa của phụ nữ đang cho con bú nên sẽ hoàn toàn không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như chất lượng nguồn sữa cho con.

Mẹ có thể quan tâm:

Tình trạng mẹ bầu đau răng trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trước khi nhổ răng cần chuẩn bị gì

Để đảm bảo được sự an toàn cho quá trình nhổ răng sau sinh, các chị nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nhanh chóng thông báo cho nha sĩ trực tiếp thực hiện tình trạng sức khỏe của bản thân, để họ có thời gian lên phương án giải quyết nếu như có rủi ro xảy ra.
  • Nếu mắc phải một số bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, máu khó đông…, mẹ hãy thăm khám một cách cẩn thận trước khi quyết định có nhổ răng hay không.
  • Chỉ khi không còn phương án khắc phục nào, mẹ mới nên tiến hành tiểu phẫu này.
  • Không nên cố chịu đau đớn vì hậu quả của nó gây ra còn nguy hiểm hơn việc mẹ dùng một chút thuốc tê khi nhổ răng.
  • Dù cho đau nhức và khó chịu nhưng tình trạng sức khỏe chưa cho phép thực hiện tiểu phẫu này, mẹ nên dùng các biện pháp giảm đau tự nhiên khác.

BS Hoàng Ngọc Hân – Khoa Răng hàm mặt – Mắt – Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết “Sau khi nhổ răng, các mẹ không cần quá kiêng khem món ăn mà vẫn có thể ăn uống đầy đủ các thực phẩm dưỡng chất để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, nên hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng vì có thể làm tổn thương đến vùng chân răng khi mới nhổ. Mẹ có thể dùng nước muối pha loãng ngậm từ 5 đến 10 phút sau khi đánh răng bằng bàn chải mềm để giảm đau”.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sinh xong bao lâu được nhổ răng

Trước khi nhổ răng cần chuẩn bị gì? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Sau sinh bao lâu thì được lấy cao răng? Mẹ có nên làm răng ngay sau sinh?

Làm gì để đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi nhổ răng

Khi sử dụng thuốc tê cũng thuốc giảm đau trong quá trình nhổ răng, sữa mẹ của bạn sẽ bị ảnh hưởng về chất lượng và số lượng. Nếu đang lo lắng các loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Trước khi nhổ răng, mẹ hãy vắt sữa càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn để dành cho bé bú trong khi đợi vết thương lành. Phái đẹp nên bảo quản sữa mẹ đã vắt trong tủ lạnh nhằm đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa cũng như sự an toàn của con khi dùng sữa trữ.
  • Sau khi nhổ răng trong khoảng từ 8 đến 12 giờ, các mẹ mới nên cho bé bú trực tiếp. Khi đó, bạn hãy vắt hay hút bỏ đợt sữa đầu tiên nhé.

Sinh xong bao lâu được nhổ răng

Làm gì để đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi nhổ răng? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được thắc mắc sau sinh bao lâu thì được nhổ răng. Bạn nên đến nha sĩ để được tư vấn cách chữa trị kịp thời và phù hợp. Điều quan trọng là phái đẹp không nên tự ý nhổ răng tại nhà nhé. Bởi điều này có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ đấy!

Nguồn tham khảo: Đang cho con bú, nhổ răng khôn được không? – Bệnh viện Nhân dân 115.

Xem thêm:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo