Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu

Với 21.900 sinh viên đang du học tại Mỹ trong năm học 2022-2023, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 5 trong nhóm các quốc gia có số lượng sinh viên du học nhiều nhất ở đất nước cờ hoa.

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu
Học sinh, sinh viên Việt Nam tìm hiểu thông tin về các trường đại học Mỹ. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ tăng 5,7% lên 21.900 sinh viên trong năm học 2022-2023. Việt Nam tiếp tục đứng thứ 5 trong nhóm các quốc gia có số lượng sinh viên du học nhiều nhất ở Hoa Kỳ.

Đây là thông tin vừa được Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết hôm nay, 14/11.

Cũng theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ, Việt Nam tiếp tục đứng thứ hai toàn cầu về số lượng sinh viên theo học các trường cao đẳng cộng đồng ở Hoa Kỳ, chiếm 7.6% tổng số sinh viên quốc tế theo học tại các trường này; đứng thứ 4 toàn cầu với 14.295 sinh viên theo học các chương trình cao đẳng và cử nhân.

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu

Việt Nam có khoảng 40.000 người đi du học nước ngoài mỗi năm

Hiện có khoảng gần 200.000 du học sinh Việt Nam đi học nước ngoài ở các bậc học, từ phổ thông đến sau đại học. Số lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam khoảng 22.000 người.

Các khối ngành du học sinh Việt Nam theo học nhiều nhất tại Mỹ là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán (STEM), Kinh doanh/Quản trị. Có 47,6% sinh viên Việt Nam theo học khối ngành STEM và 24,7% sinh viên Việt Nam theo học khối ngành Kinh doanh/Quản trị.

Năm học 2022-2023 là năm thứ hai liên tiếp sau đại dịch số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ tăng trở lại với số sinh viên quốc tế mới nhập học tăng hơn 14%. Đà tăng được ghi nhận trên khắp nước Mỹ với 48 trên tổng số 50 bang có số sinh viên mới nhập học tăng. Sinh viên quốc tế hiện chiếm 6% tổng số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ với hơn một triệu sinh viên đến từ hơn 230 quốc gia./.

NDĐT - Năm học 2018-2019, cả nước có hơn 23,5 triệu học sinh, sinh viên, tăng hơn một triệu về số lượng so với năm học trước.

Thứ năm, ngày 11/10/2018 - 05:25

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu
Học sinh Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học 2018-2019 (Ảnh: DUY LINH)

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu

Bước vào năm học mới, một trong những nhiệm vụ chính được ngành giáo dục đề ra là sẽ tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Trong đó, để đáp ứng quy mô phát triển về số lượng học sinh, ngành giáo dục sẽ nghiên cứu, đề xuất và trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển trường lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện. Đồng thời, các địa phương cần ưu tiên rà soát quy hoạch, đầu tư nguồn lực, dành quỹ đất thỏa đáng để xây dựng trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đông dân cư.

Tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy đại diện Bộ GD-ĐT chia sẻ về vấn đề về: Phát triển giáo dục đại học (GDĐH) - các vấn đề đặt ra trong đào tạo đội ngũ trí thức của Việt Nam hiện nay.

  • Vì sao Giáo dục đại học Việt Nam chưa vượt được “bẫy” top 5 ASEAN?
  • 5 xu hướng và 5 thách thức của giáo dục đại học
  • Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả tự chủ giáo dục đại học
  • Tọa đàm trực tuyến “Giáo dục đại học: Thách thức và Cơ hội”

Sản phẩm của GDĐH tạo dựng đội ngũ trí thức cho đất nước

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngành Giáo dục đã triển khai quán triệt tinh thần Nghị quyết tới các đơn vị trong ngành, đặc biệt đối với hệ thống các cơ sở giáo dục ĐH; luôn xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, sản phẩm của GD&ĐT là phát triển tri thức và đào tạo đội ngũ trí thức cho xã hội, cho quốc gia.

Đội ngũ trí thức của Việt Nam đã có sự phát triển và có sự đóng góp quan trọng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đội ngũ trí thức cũng đồng thời đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trải qua các thời kỳ của lịch sử, các trường ĐH luôn là trung tâm tri thức, tạo ra tri thức cho xã hội. GDĐH đóng vai trò then chốt trong đào tạo nên đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đóng góp căn bản trong phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của đất nước. Sản phẩm của GDĐH tạo dựng nên đội ngũ trí thức cho đất nước. Trong đó, các quốc gia vững mạnh là những quốc gia có hệ thống GDĐH phát triển.

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Thu Thuỷ

Chia sẻ một số kết quả đạt được của GDĐH trong thời gian qua, bà Nguyễn Thu Thủy cho biết: Trong thời gian thực hiện Nghị quyết 27, nhiều chính sách pháp luật, cơ chế đã được ban hành, tạo dựng môi trường lao động, tuyển dụng đội ngũ trí thức ngành Giáo dục, nhất là đối với GDĐH. Hệ thống GDĐH ngày càng phát triển và đã có một số thành tựu quan trọng góp phần dựng xây đất nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Triển khai thực hiện Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH đã cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực trí thức cho xã hội. Tính trung bình từ năm 2010 đến nay, mỗi năm có khoảng 250 ngàn đến 350 ngàn sinh viên tốt nghiệp trình độ ĐH.

Bên cạnh đó, theo báo cáo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng người lao động có trình độ ĐH trở lên từ quý I/2017 đến quý VI/2020 đã tăng từ 9,39% lên 11,39%. Điều đó cho thấy hệ thống GDĐH đã thực hiện tốt vai trò đào tạo nguồn nhân lực trí thức, chất lượng cao cho đất nước.

Ngoài ra, GDĐH còn cung cấp nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng và uy tín. Cùng với số bài báo khoa học, chất lượng đào tạo ngày càng tăng đã đưa cơ sở GDĐH trong nước được lọt vào danh sách các bảng xếp hạng ĐH trên thế giới và khu vực.

Thống kê cho thấy, các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được thế giới và châu Á xếp hạng đều có hoạt động nghiên cứu khoa học khá tốt và công bố quốc tế (ISI/Scopus) nằm trong top đầu của các trường ĐH Việt Nam.

Đầu tư cho GDĐH chưa thực sự được coi trọng

Đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn vướng mắc là điểm nghẽn của GDĐH Việt Nam hiện nay, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, nguồn lực và cơ chế tài chính cho GDĐH được cho đang là điểm nghẽn lớn nhất.

Bởi ngay cả những thách thức về phát triển đội ngũ giảng viên; đầu tư mở rộng, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất; tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo (nhất là sau ĐH) cũng nằm ở sự thiếu hụt nguồn lực và bất cập trong cơ chế tài chính.

Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và nguy cơ tụt hậu về khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, cản trở thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Số lượng sinh viên việt nam mỗi năm bao nhiêu
Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân còn thấp so với khu vực

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, hiện nay chưa có số liệu chính thức về tổng kinh phí và cơ cấu kinh phí chi cho GDĐH Việt Nam hàng năm. Nhưng theo số liệu Bộ Tài chính cung cấp, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho GDĐH năm 2020 là 16.703 tỷ (xấp xỉ 330 USD/sinh viên), tương ứng 0,96% tổng chi NSNN, hay 4,62% NSNN chi cho GD&ĐT và chiếm tỷ trọng 0,27% GDP.

Tuy nhiên thực chi chỉ đạt 11.327 tỷ, tương ứng 0,65% tổng chi NSNN, hay 4,06% NSNN chi cho GD&ĐT và chiếm tỷ trọng 0,18% GDP - thấp nhiều lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt là tỷ trọng chi NSNN cho GDĐH tính trên tổng chi NSNN cho GD&ĐT chỉ chiếm khoảng 4,6%, chỉ bằng 1/5 đến 1/6 tỷ trọng trung bình của các nước OECD và một số nước khu vực ASEAN.

Có thể thấy, đầu tư cho GDĐH chưa thực sự được coi trọng trong hệ thống GD-ĐT ở nước ta tương xứng vai trò then chốt đối với phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo - một trong ba đột phá chiến lược của đất nước.

Bên cạnh đó, cơ chế phân bổ NSNN cho GDĐH hiện nay chưa chưa gắn với năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ sở GDĐH.

Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ và đấu thầu đối với một số ngành thiết yếu chưa được thực hiện, hoặc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Chính sách tín dụng sinh viên đã nâng mức cho vay và mở rộng đối tượng thụ hưởng, nhưng lãi suất vay còn khá cao và thời hạn trả nợ vẫn tương đối ngắn, vì vậy vẫn hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng sinh viên.

Ngoài điểm nghẽn lớn này, bà Nguyễn Thu Thủy cũng cho biết: Hệ thống quản lý nhà nước đối với GDĐH còn khá phức tạp, phân mảnh và kém hiệu quả.

Cùng với đó, hệ thống cơ sở GDĐH phát triển không đồng đều, quy mô đào tạo rất khác nhau, nhiều trường tư thục và trường trực thuộc địa phương có quy mô nhỏ và rất nhỏ, lĩnh vực đào tạo hẹp và hoạt động kém hiệu quả. Việc quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDĐH nhằm tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của toàn hệ thống là một thách thức lớn đối với ngành.

Tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân còn thấp so với khu vực

Về quy mô đào tạo ĐH, dù tăng trở lại khá nhiều từ năm 2019, sau quá trình suy giảm hoặc không tăng từ năm 2014 (năm có quy mô đào tạo cao nhất trong giai đoạn trước); tuy nhiên, tỷ lệ 215 sinh viên/vạn dân là còn thấp so với khu vực và thấp hơn mức trung bình của các nước thuộc khối OECD. Để đạt được chỉ tiêu 260 sinh viên/vạn dân đặt ra cho năm 2030 là một thách thức rất lớn cho GDĐH Việt Nam.

Trong khi quy mô đào tạo ĐH có xu hướng tăng thì quy mô đào tạo sau ĐH ở nước ta rất thấp và không tăng trong nhiều năm qua. Đặc biệt đáng lo ngại là tỷ trọng quy mô đào tạo sau ĐH khối ngành STEM còn thấp hơn nhiều.

Đội ngũ giảng viên của các cơ sở GDĐH trên toàn quốc đã phát triển nhanh cả về số lượng, trình độ và năng lực. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên và tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng cao trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, các tỷ lệ này đều rất thấp so với chuẩn mực chung của thế giới và đây là một điểm nghẽn lớn trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu.

Tương tự, số giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư đã tăng nhiều so với năm 2008, nhưng vẫn được đánh giá là thấp so với cả nhu cầu trong nước và tương quan khu vực.

Về năng lực nghiên cứu khoa học, mặc dù số lượng công bố quốc tế của các cơ sở GDĐH tăng rất nhanh trong những năm gần đây, nhưng đạt tỷ lệ trung bình toàn quốc vẫn khá thấp so với chuẩn mực chung của các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, một thách thức rất lớn đặt ra cho ngành đó là phát triển cả về số lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên ngang tầm khu vực và thế giới.

Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học không đáp ứng được yêu cầu

Về hạ tầng và cơ sở vật chất: Đối sánh với các cơ sở GDĐH trong khu vực và thế giới trên nhiều phương diện thì hạ tầng và cơ sở vật chất của các cơ sở GDĐH Việt Nam có thể xếp vào mức độ thấp nhất trong các tiêu chí so sánh.

Về diện tích khuôn viên và diện tích xây dựng, hầu hết các cơ sở GDĐH không đáp ứng được yêu cầu so với quy mô đào tạo nếu đối sánh với chuẩn mực chung của thế giới.

Về đầu tư cơ sở vật chất, theo khảo sát của Bộ GD&ĐT năm 2022 trên 135 cơ sở GDĐH, tỷ trọng chi trung bình cho cơ sở vật chất của các trường chỉ chiếm xấp xỉ 5% tổng chi hàng năm. Trong khi suất chi trên đầu sinh viên của các cơ sở GDĐH đã là rất thấp và với hiện trạng cơ sở vật chất còn khó khăn như hiện nay.

Tỷ lệ chỉ 5% này sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đối với các cơ sở đào tạo lĩnh vực y dược, khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Trong giai đoạn tới, để thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức cả về lượng và chất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần thiết phải có Nghị quyết mới cho giai đoạn mới, trong đó Bộ GD-ĐT đề xuất một số định hướng giải pháp chủ chốt:

Thứ nhất: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, nhất là đối với đào tạo sau đại học, gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ hai: Đổi mới cơ chế phân bổ tài chính, tăng cường đầu tư tài chính và nguồn lực cho các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho GDĐH trong hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung, để ngân sách nhà nước là đầu tầu dẫn dắt đầu tư nguồn lực từ các nguồn khác.