So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Thông thường khi sử dụng bộ đàm, bạn sẽ thường gặp 2 loại tần số chính là UHF và VHF. Với người mới sử dụng bộ đàm thì thuật ngữ này còn khá xa lạ. Vậy hôm nay Tổng Kho Bộ Đàm sẽ giải thích cho bạn tấn số UHF và VHF là gì? Bạn nên lựa chọn loại bộ đàm có dải tần số nào thì phù hợp với mục đích sử dụng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau đây

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Nội dung bài viết

1. Tần số bộ đàm là gì?

Tần số bộ đàm là loại dải tần số vô tuyến được sử dụng trong liên lạc bằng bộ đàm analog hoặc digital. Tần số bộ đàm phổ biến nhất hiện nay bao gồm 2 loại là UHF và VHF:

  • Tần số VHF (very high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 30 MHz tới 300 MHz.
  • Tần số UHF (ultra-high frequency): dải tần số vô tuyến nằm trong khoảng 300 MHz tới 3 GHz.

Trong bộ đàm thương mại, tần số UHF có dải tần từ 400- 512 Hz, VHF có dải tần từ 136 – 174 Hz. Dải tần từ 520hz là dành cho bộ đàm công an và 900 Hz là dải tần cho di động.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Mô tả dạng sóng của tần số UHF và tần số VHF

2. So sánh 2 loại tần số UHF và VHF

UHF VHF Dải tần số 400 – 512 MHz 136 – 174 MHz Khoảng cách truyền đi gần hơn xa hơn Khả năng xuyên qua vật cản tốt hơn hạn chế hơn Hao tổn năng lượng nhiều hơn ít hơn

Với khả năng xuyên qua các vật cản nên bộ đàm sử dụng UHF hay được sử dụng ở trong đô thị, khu vực có nhiều tòa nhà cao tầng, công trình, vật cản… Trong hi đó, các bộ đàm sử dụng dải tần VHF được sử dụng cho khoảng cách xa và ít vật cản như ngoại thành, ngoài biển, nong thôn…

Tuy nhiên vẫn có khá nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn bộ đàm sử dụng VHF trong nội thành. Khi đó tần số VHF sẽ chịu hạn chế tùy vào vật liệu xây dựng của tòa nhà nơi sử dụng. Bạn nên có sự tư vấn trước của đội kĩ thuật để đảm bảo bộ đàm vẫn có thể hoạt động ổn định trong môi trường đó.

3. Ưu nhược điểm của bộ đàm UHF và VHF

Ưu điểm

  • Không phụ thuộc vào són di động, hoạt động ở những vùng sóng yếu hoặc không phủ sóng
  • Không bị tính phí liên lạc từ các nhà mạng viễn thông
  • Phù hợp trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, bảo an, quân đội, công an, công trình xây dựng, nhà máy, nhà xưởng, du lịch, cứu hộ cứu nạn,… do tính liên lạc tức thời, tiện dụng

Nhược điểm

  • Khoảng cách liên lạc bị giới hạn. Chỉ liên lạc được trong phạm vi nhất định
  • Phải đăng ký tần số để sử dụng 1 cách hợp pháp
  • Cần tốn thêm chi phí nếu muốn mở rộng phạm vi liên lạc: Lắp đặt thêm thiết bị hỗ trợ như anten, trạm chuyển tiếp tín hiệu.

4. Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm UHF/VHF

  • Đăng ký tần số cho bộ đàm tại Cục tần số hoặc thông qua đơn vị cung cấp để không vi phạm Luật sử dụng thiết bị vô tuyển điện
  • sử dụng bộ đàm digital với công nghệ DMR sẽ tiết kiệm được 50% chi phí vào việc đăng ký tần số
  • Nghe từ vấn từ đội kĩ thuật có chuyên môn để nắm chắc bộ đàm bạn lựa chọn phù hợp với môi trường bạn làm việc và liên lạc được mượt mà trong quá trình sử dụng

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hytera là một trong số những hãng sản xuất bộ đàm đi đầu về công nghệ DMR

5. Tổng Kho Bộ Đàm – Đơn vị cung cấp bộ đàm chính hãng lớn nhất Việt Nam đăng ký tần số miễn phí cho doanh nghiệp Bộ đàm là một thiết bị liên lạc đã không còn quá xa lạ với mọi người, được đưa vào sử dụng bởi quân đội Mỹ từ năm 1940. Đến nay nhờ những tính năng vượt trội nó mang lại mà người ta đã cho ra đời thêm nhiều thiết bị bộ đàm với mục đích sử dụng khác nhau được đưa vào sử dụng. Hãy cùng Seazen Tech tham khảo qua các loại bộ đàm có mặt trên thị trường hiện nay nhé!

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 1. Bộ đàm là gì?

Mục lục

Bộ đàm là gì?

Bộ đàm là một loại thiết bị thu phát sóng vô tuyến 2 chiều vừa truyền vừa có thể thu sóng radio. Bộ đàm thường được sử dụng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hay nhiều máy khác thông qua tần sóng. Để có thể giao tiếp thông tin liên lạc với nhau, máy bộ đàm có bố trí một nút liên lạc PTT, khi muốn truyền tải thông tin với các máy bộ đàm khác bạn phải ấn giữ nút PTT để nói và thông tin sẽ được truyền đến các máy có cùng tần sóng đang mở và ngược lại.

Máy bộ đàm được chia làm 2 loại: máy bộ đàm tĩnh (trạm gốc) và máy bộ đàm cầm tay di động. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại bộ đàm phù hợp.

Bộ đàm được sử dụng cho những nhóm người có khoảng cách về mặt địa lý, cần liên lạc bằng giọng nói thường xuyên và trong các ngành nghề như phi công trên máy bay và trạm kiểm soát viên mặt đất, người đi tàu biển và người trên mặt đất, cứu hỏa, cảnh sát, taxi, quân đội, bảo vệ, bồi bàn, buồng phòng…

Các loại bộ đàm có mặt trên thị trường hiện nay

Hệ thống vô tuyến hai chiều có thể được phân loại theo nhiều cách tùy thuộc vào thuộc tính của chúng.

Phân loại theo tính cơ học:

- Bộ đàm cầm tay.

- Bộ đàm lưu động.

- Bộ đàm trạm cố định.

Phân loại theo tần số:

- Bộ đàm MF/HF: với dải tần số cao từ 3 - 30 MHz, có bước sóng trong khoảng 100m - 10m, được sử dụng trong thông tin vô tuyến 2 chiều đáp ứng các nhu cầu liên lạc tầm xa và siêu xa, cự ly xuyên lục địa, hàng hải, hàng không, nghiệp dư,...

- Bộ đàm VHF: có dải tần số từ 30 - 300 MHz, có bước sóng trong khoảng 10m-1m, dùng tần số VHF để liên lạc cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại, truyền hình thương mại,...

- Bộ đàm UHF: có tần số từ 300 MHz - 3 GHz và bước sóng trong khoảng 1m-10cm được dùng cho các kênh thông tin trên bộ. Ở Việt Nam các bộ đàm chạy tần số 400-470 MHz được áp dụng dải tần UHF.

- Bộ đàm 3G/4G-LTE-IP: tận dụng được hệ thống hạ tầng viễn thông rộng khắp của nền tảng 4G, các bộ đàm ứng dụng công nghệ 3G/4G-LTE-IP đã được đưa vào sử dụng với khả năng liên hệ không giới hạn của nền tảng công nghệ này mang lại. Đây cũng chính là loại bộ đàm đáp ứng được các yêu cầu liên lạc mà các loại bộ đàm thông thường khác không đáp ứng được. Ngoài ra, nó cũng không yêu cầu về các giấy phép tần số để được sử dụng.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 2. Phân loại theo tần số

Phân loại theo ngành nghề:

- Trên bộ: Bộ đàm trên bộ hay Land Mobile Radio (LMR) chính là các loại bộ đàm sử dụng cho các môi trường trong đất liền như: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, siêu thị, nhà máy,...hay trong các phương tiện giao thông dịch vụ: xe bus, xe taxi,...

- Hàng hải: Bộ đàm trên biển phải là loại có khả năng chống nước tuyệt đối theo tiêu chuẩn IPX7 trở lên, có đến 88 kênh hàng hải và các kênh liên lạc quốc tế của USA, INT,...đã được tích hợp sẵn.

- Hàng không: Đây là loại bộ đàm được quy hoạch ở các tần số chỉ dành riêng cho ngành hàng không, bao gồm cả bộ đàm gắn cố định và bộ đàm cầm tay.

Phân loại theo mức độ kết nối:

- Trung kế/Thông thường.

- Đơn vùng/Đa vùng.

Phân loại theo công nghệ:

- Bộ đàm Analog ( thông dụng nhất hiện nay): Analog: là tín hiệu diễn ra liên tục trong khoảng thời gian biến đổi, thường có biểu đồ hiển thị dưới dạng hình Sin, Cos hoặc bất kỳ một hình cong nào đó. Ngày nay, các hệ thống bộ đàm Analog đều sử dụng kiểu điều chế tần số FM, kiểu điều chế này tạo ra tín hiệu diễn ra liên tục với tín hiệu âm thanh.

- Bộ đàm kỹ thuật số ( Digital): Bộ đàm kỹ thuật số là thiết bị liên lạc sử dụng tín hiệu digital – loại tín hiệu được biểu diễn bằng số nhị phân 0 hoặc 1 tương ứng với các giá trị điện áp khác nhau.việc báo hiệu và điều khiển được lưu trữ trong các gói truyền tin. Gói này chứa tập hợp các bit cũng như các thuật toán có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tiếng nói và tiếng ồn, loại bỏ hoàn toàn những tiếng ồn không mong muốn, mang tới chất lượng âm thanh tối đa. Bộ đàm kỹ thuật số sử dụng được cả 2 chế độ Analog hoặc Digital.

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội và nhu cầu sử dụng bộ đàm trong nhiều ngành nghề lĩnh vực hơn thì bộ đàm cầm tay chính là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

- Bộ đàm lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động (taxi, xe tải, tàu thuyền,…) Thường có công suất 25W đến 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu cùng nguồn điện và bình ắc quy.

- Bộ đàm trạm cố định: bộ đàm chính hay bộ đàm trung tâm thường được lắp ở các trạm điều hành. Thường có công suất trên 40W và ăng ten được lắp trên các cột cao riêng biệt. Trong đó, bộ lắp repeater là một dạng máy trạm đặt biệt, nó giúp tăng cự ly cho máy bộ đàm cầm tay, máy bộ đàm lưu động và cả trạng chính.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 3. Bộ đàm trạm cố định và bộ đàm lưu động

So sánh sự khác nhau giữa bộ đàm cầm tay và điện thoại di động

Bộ đàm cầm tay

Điện thoại di động

Liên lạc nhanh chóng, tức thời với nhiều thiết bị cùng lúc bằng cách nhấn giữ nút PTT.

Chỉ có thể liên lạc giữa một người với một người trong cùng một thời điểm.

Các thiết bị cần có chung tần sóng mới có thể liên lạc được với nhau. Kết nối được với tất cả các thiết bị di động khác thông qua nhiều kênh viễn thông khác nhau. Không mất phí khi sử dụng. Cần phải có sim và tiền trong tài khoản điện thoại mới có thể sử dụng. Không cần đăng ký sử dụng mạng viễn thông. Phải tiến hành đăng ký với nhà mạng để có thể sử dụng số điện thoại cho di động.

Cấu tạo của bộ đàm

Pin:

3 loại pin chính được sử dụng cho các bộ đàm cầm tay: Ni-Cd, metal hydride(Ni-Mh) và LI-ion (được sử dụng phổ biến nhất).

Ăng ten:

Mỗi loại bộ đàm sẽ có một mẫu anten riêng biệt tương thích. Loại ăng ten đang hoạt động xoắn quanh một trục, để tạo một hình dạng ngắn hơn.

Ngày nay, ăng ten ngắn (chỉ vài inch) được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhờ tính nhỏ gọn và không gây vướng víu như các loại khác.

Tai nghe bộ đàm:

Tai nghe bộ đàm được chia thành 2 loại chính là tai nghe có dây và không dây. Tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại tai nghe tương thích.

Nút điều chỉnh tần số/ volume:

Đây là nút tích hợp chung và được sử dụng bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ để bật máy và tăng âm lượng, vặn thuận chiều kim đồng hồ để tắt và giảm âm lượng.

Nút thay đổi tần số:

Tùy thuộc vào đặc tính mỗi máy mà sẽ có số lượng tần số nhiều ít khác nhau. Ví dụ: máy bộ đàm cầm tay thường có từ 1 đến 16 tần số để bạn có thể thay đổi cho trùng khớp với các thiết bị còn lại.

Nút liên lạc PTT:

Để có thể đưa thông tin đến các thiết bị khác bạn phải ấn giữ nút PTT này để nói và buông ra khi đã truyền tải hết thông tin để nhận được thông tin phản hồi qua loa trên bộ đàm.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 4. Cấu tạo của bộ đàm

Lợi ích đem lại khi sử dụng bộ đàm

- Giúp việc liên lạc trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

- Sử dụng lâu dài mà không mất phí thuê bao hàng tháng, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

- Tiết kiệm thời gian, công việc cho những khu vực rộng lớn.

- Tính an toàn và độ bảo mật tốt.

- Thao tác đơn giản dễ dàng.

- Đa dạng lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.

Các ứng dụng của bộ đàm

Với đặc tính tiện dụng và nhanh chóng, thách thức cản trợ về mặt địa lý cho nên bộ đàm được sử dụng với nhiều ngành nghề và mục đích khác nhau:

Sử dụng trong các ngành dịch vụ:

Để điều tiết lượng khách hàng, lên đơn gọi món hay hướng dẫn sắp xếp xe cho khách hàng, xử lý nhanh các trường hợp cần thiết cho khách được nhanh chóng hơn mà không cần phải tốn thời gian chạy đi chạy lại, bộ đàm đã được sử dụng ở các quán ăn lớn, nhà hàng, khách sạn, resort,...

Sử dụng trong ngành bảo vệ, an ninh:

Các thiết bị bộ đàm chính là điểm kết nối giữa các nhân viên bảo vệ từ nhiều hướng khác nhau, để thông báo nhanh chóng các trường hợp khẩn cấp, giúp bảo vệ thân nhân và tài sản một cách tốt nhất.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 5. Ứng dụng của bộ đàm'

Một số lưu ý khi lần đầu sử dụng bộ đàm

Lựa chọn loại bộ đàm phù hợp

Trên thị trường có vô số loại bộ đàm được bày bán tràn lan với xuất xứ không rõ nguồn gốc, đừng nên ham rẻ mà chọn mua những loại bộ đàm này vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn cả. Phải xác định được mục đích sử dụng bộ đàm của mình là gì? dùng dịch vụ, dùng cá nhân, dùng trong an ninh; dùng trên bộ, hàng hải, trên không;...tương ứng với mỗi mục đích sử dụng mà sẽ có những sản phẩm phù hợp.

Vì vậy, bạn nên xác định chính xác loại bộ đàm phù hợp với nhu cầu của mình trước khi mua nhé.

Cách bảo quản bộ đàm

Bộ đàm bền hơn so với các thiết bị di động, khả năng chịu va đập cũng cao hơn. Tuy nhiên, để sử dụng lâu bền thì bạn cũng nên hạn chế làm rơi rớt bộ đàm làm hư hỏng các thiết bị chi tiết bên trong.

Luôn giữ các thiết bị của một bộ đàm tránh xa với nước (trừ các dòng chống nước tốt) để không làm hư hỏng bộ đàm.

Vệ sinh bộ đàm thường xuyên nhất là các khe, kẽ nhỏ để âm thanh của bộ đàm không bị tắc nghẽn.

Sạc pin đúng cũng là một cách để bảo quản bộ đàm. Sau khi mua về bạn cần cắm sạc pin bộ đàm từ 15 đến 16 tiếng cho lần đầu tiên và sau đó hãy sử dụng cho đến khi cạn pin rồi mới cắm sạc tiếp. Các lần sạc tiếp theo chỉ cần sạc từ 5 đến 6 tiếng và tương tự như vậy, sử dụng cạn pin mới cắm sạc. Điều này giúp pin không bị chai và không gây sụt pin nhanh trong quá trình sử dụng.

So sánh các loại bộ đàm năm 2024

Hình 6. Một số lưu ý khi sử dụng bộ đàm

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về bộ đàm là gì? Hi vọng bạn có thể hiểu thêm được về các sản phẩm bộ đàm và chọn được cho mình một thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình nhé!

Tại sao nên lựa chọn SeaZen Technology

Công ty Cổ Phần SeaZen - SeaZen Tech tự hào là nhà cung cấp các giải pháp An ninh - An toàn hàng đầu Việt Nam. Kế thừa tinh hoa từ SeaZen Security (dịch vụ bảo vệ) và SeaZen Edu (trường đào tạo nghề bảo vệ đầu tiên tại Việt Nam) SeaZen Tech thấu hiểu được nỗi lo về tính an toàn trong xã hội hiện nay và biết rõ khách hàng muốn gì, cần gì.