So sánh đám cưới xưa và nay

Quan niệm về lễ cưới

So sánh đám cưới xưa và nay

Xưa

Trong xã hội cũ, đám cưới được diễn ra qua sự sắp đặt của cha mẹ hai bên. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hình thành từ lâu đời và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Dần dần theo thời gian, quan niệm này trở nên cổ hủ và đã bị bãi bỏ. Tuy vậy, vẫn còn một số gia đình vẫn còn giữ quan niệm lỗi thời này.Theo quan niệm dân gian, đám cưới là một phần nghi lễ của hôn nhân nhằm mục đích thông báo công khai với mọi người từ ngày hôm nay hai người sẽ chính thức trở thành vợ chồng và họ cũng mong nhận được lời chúc phúc từ mọi người.

Đám cưới không chỉ là dịp báo hỉ, mừng hạnh phúc đôi uyên ương mà đây là cơ hội để mọi người được gặp gỡ, ăn mừng, chia vui cùng gia đình hai bên. Về mặt đám cưới còn được coi là có giá trị hơn tờ giấy đăng ký kết hôn. Đám cưới đồng thời cũng xác lập mối quan hệ giữa hai gia đình từ nay sẽ qua lại trên danh nghĩa thông gia. Đồng thời

Chính vì vậy, theo tư tưởng truyền thống, đám cưới là một dịp ý nghĩa và thiêng liêng không chỉ với cô dâu chú rể mà còn đối với họ hàng hai bên.

Nay

Trong xã hội hiện đại, nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của đám cưới vẫn giữ nguyên và bảo tồn. Tuy nhiên, lễ cưới ngày nay không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào sự sắp đặt của cha mẹ mà đề cao tính cá nhân của đôi lứa. Các cặp đôi tự do tìm hiểu và ra quyết định đi đến hôn nhân.

Một thủ tục không thể thiếu khi hai người xác nhận tiến tới hôn nhân chính là việc đăng ký kết hôn. Đám cưới là lời báo hỉ của gia đình đến toàn thể người thân, bạn bè của cô dâu chú rể cũng như đôi bên gia đình nhưng đăng ký kết hôn mới giúp hai người chính thức trở thành vợ chồng trên pháp luật.

So sánh đám cưới xưa và nay
Ngày nay, các cặp đôi có quyền tự tìm hiểu và quyết định đi đến hôn nhân

1. Trang phục đám cưới ngày xưa và nay

Nhìn lại những bộ trang phục cưới xưa chúng ta thấy chúng khá đơn giản nhưng cũng không kém phần lộng lẫy, sang trọng. Các chàng ” rể tân” xưa chỉ vỏn vẹn với bộ vest đen với hoa hồng cài chỉn chu trước ngực.

So sánh đám cưới xưa và nay

Nhìn ngắm sự khác biệt của trang phục cưới ngày xưa và nay

Nàng dâu xưa thì là lần đầu tiên được khoác lên chiếc váy cưới Đăng- Ten kín đáo. Hoặc đơn giản hơn là diện trên mình tấm áo dài truyền thống giản dị. Phấn trắng tuyết và son môi đỏ tươi là cách trang điểm của ” nữ chính thời xưa”.

Ngày nay nam giới có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình trong những bộ vest màu trắng, đỏ mận hay vest Hàn Quốc lịch lãm và bộ vest cổ điển Tuxedo điển trai,… Và cô dâu ngày nay còn choáng ngợp hơn trước cả kho váy cưới đủ màu sắc kiểu dáng. Các mẫu váy cưới đuôi cá, váy cưới suông dài, váy cưới công chúa lộng lẫy,… Các trang điểm cũng hết sức cầu kỳ với các loại phấn từ phấn nền, phấn tạo mảng, phấn, phấn trang điểm với đủ tông màu. Biến các nàng dâu ngày nay đẹp tựa các công chúa hay các ngôi sao điện ảnh Hollywood.

So sánh hôn nhân xưa và nay

Phong tục cưới hỏi 11126

Các nghi thức cưới hỏi hiện đại ngày nay đã có những sự đổi khác so với cưới hỏi truyền thống. Mặc dù một số nghi thức đã được thay đổi hay giản lược nhưng về ý nghĩa thì không có thay đổi quá nhiều. Hãy cùng Weddingguu so sánh hôn nhân xưa và nay có những điểm giống và khác nhau như thế nào nhé!

So sánh đám cưới xưa và nay

Ảnh: dantri

Ý nghĩa về lễ cưới xưa và nay

Ngày xưa

Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.

Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.

Ngày nay

Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.

Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.