So sánh năng suất và hiệu quả

Năng suất là gì? Chắc hẳn khi nhắc đến 2 chữ “năng suất” chúng ta sẽ nghĩ ngay đến năng suất lao động, một đề tài khá quan trọng trong kinh doanh cũng như cuộc sống con người. Vậy bạn đã có cho mình câu trả lời chính xác về định nghĩa này hay chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về năng suất là gì cũng như các tiêu chí đánh giá năng suất của người lao động.

Năng suất có tên gọi tiếng Anh là Productivity, là kết quả phản ánh số lượng hàng hóa/ dịch vụ mà một người lao động có thể làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất thường được tính bằng sản lượng/giờ công hoặc ngày công. Việc tính toán như vậy giúp chúng ta dễ dàng trong việc so sánh năng suất giữa mỗi người lao động khác nhau, giữa mỗi bộ phận, giữa các doanh nghiệp cũng như các ngành nghề và các nước khác nhau…

Đặc biệt, trong một vài vị trí việc làm hay nghề nghiệp, năng suất lao động sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của mỗi cá nhân và doanh nghiệp.

So sánh năng suất và hiệu quả

Vì sao phải đo lường năng suất lao động?

Có bao giờ bạn tự hỏi mục đích của việc tăng năng suất lao động là gì hay không mà tại sao tất cả các doanh nghiệp đều đề cao việc này? Bởi, việc đo lường năng suất lao động giúp:

  • Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, quản lý chặt chẽ hiệu quả làm việc của từng công nhân, từng người lao động và của toàn doanh nghiệp trong cụ thể từng ngành, từng nghề và từng lĩnh vực.
  • Là cơ hội để cho các doanh nghiệp có thể so sánh được mức độ cạnh tranh giữa các ngành nghề, các công ty hay các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, đưa ra cho mình những định hướng đúng đắn hoặc thay đổi kịp thời nhằm thúc đẩy gia tăng năng suất một cách mạnh mẽ, nhanh chóng và chiếm lĩnh thị trường hiệu quả.
  • Là yếu tố bắt buộc cần phải có đối với hầu hết mọi doanh nghiệp. Việc đo lường năng suất lao động sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những đãi ngộ với nhân viên một cách phù hợp, công bằng và khách quan nhất cũng như xử phạt, khen thưởng hay có những quyết định đúng đắn nhất.
  • Bên cạnh đó, việc giữ và nâng cao năng suất lao động là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, làm hài lòng các bên liên quan hay thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động cũng như nâng cao lợi thế trên thị trường.

Vì vậy, có thể nói làm việc có năng suất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

So sánh năng suất và hiệu quả

3 yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến năng suất và năng suất cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các yếu tố chính tác động trực tiếp đến năng suất lao động:

  • Vốn vật chất: Là những công cụ, vật dụng được sử dụng trong quá trình lao động. Vì vậy, nếu như người lao động được cung cấp đầy đủ các dụng cụ, đặc biệt các công cụ càng hiện đại thì họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn.
  • Vốn nhân lực: Là yếu tố bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, những kiến thức tích lũy được trong quá trình làm việc. Và những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Đây là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do tự nhiên cung cấp (ví dụ như đất đai, khoáng sản hay sông ngòi…). Yếu tố này thường được chia làm hai loại: tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo.

So sánh năng suất và hiệu quả

Những tiêu chí đánh giá năng suất của người lao động

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy, để đánh giá năng suất của người lao động cần xác định những tiêu chí cụ thể dưới đây:

Thứ nhất, đánh giá dựa trên năng lực

Tiêu chí đánh giá năng suất lao động dựa trên năng lực được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc đánh giá này thông thường sẽ dựa trên các yếu tố cụ thể dưới đây:

  • Mức độ làm việc của nhân viên: Với tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ đánh giá công việc dựa theo những chỉ số, chỉ tiêu đã đặt ra từ ban đầu cho người lao động. Dựa vào các con số này, nhà quản lý sẽ xem xét xem nhân viên đó có đạt được mức độ hiệu quả trong công việc cũng như những chỉ tiêu mà công ty đề ra hay không.
  • Sự phát triển của vị trí công việc: Nhà lãnh đạo, người quản lý sẽ đưa ra một số chỉ tiêu cũng như yêu cầu cao hơn trong công việc để có thể phát hiện ra được những sự tiến bộ, sự phát triển của nhân viên trong suốt quá trình làm việc ở vị trí hiện tại.
  • Kết quả hoàn thành công việc: Khả năng hoàn thành công việc cũng là một trong những yếu tố đánh giá năng suất lao động của nhân viên. Yếu tố này hiện nay vẫn được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Thứ hai, đánh giá nhân viên theo mục tiêu

Đối với việc đánh giá năng suất lao động của nhân viên theo mục tiêu, các nhà lãnh đạo và quản lý có thể đánh giá theo những phương thức như sau:

  • Đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu hành chính: Thông thường, nhân viên của một phòng ban, đội nhóm sẽ được đánh giá dựa trên một hệ thống thang điểm KPI nhất định. Hệ thống thang điểm này chủ yếu sẽ đưa ra những chính sách khen thưởng, đề bạt một cách thích hợp theo đúng năng lực của từng nhân viên.
  • Kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển: Các nhà quản lý sẽ sử dụng hệ thống KPI để biết được các mục tiêu, nguyện vọng phát triển của nhân viên qua đó có thể tìm ra được những kế hoạch phát triển tốt nhất cho nhân sự của mình.

So sánh năng suất và hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về năng suất là gì, cũng như các tiêu chí đánh giá năng suất làm việc của người lao động. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp cho các bạn có những hướng đi chính xác để phát triển năng suất lao động của cá nhân cũng như tổ chức. Nếu có điều gì thắc mắc hoặc cần giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp tận tình và chi tiết nhất!

Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm cho mình những kiến thức bổ ích khác. Chúc các bạn thành công!

Ngày cập nhật: 22-10-2021

Quy định về năng suất lao động, cường độ lao động

  • 1. Khái niệm cường độ lao động
  • 2. Khái niệm năng suất lao động
  • 3. Phân biệt giữa cường độ lao động và năng suất lao động
  • 4. Cách đo năng suất lao động
  • 5. Sự chênh lệch lớn về năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN khác
  • 6. Giải pháp nâng cao năng suất lao động

>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:

1. Khái niệm cường độ lao động

Cường độ lao động tiếng Anh là: Labor intensity.

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi.

Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

Cường độ lao động là sự hao phí sức óc (thần kinh), sức bắp thịt của nguòi lao động trong sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất, hoặc cả hai cách đó.

2. Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động là số lượng sản phẩm đươc người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.

Khái niệm năng suất lao động phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả và giá trị chất lượng và là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội được lượng hóa bằng mức tăng giá trị gia tăng của tất cả nguồn lực.

Có hai loại năng suất lao động đó là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Chính vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội.

3. Phân biệt giữa cường độ lao động và năng suất lao động

.Giữa năng suất lao động và cường độ lao động có sự giống nhau và khác nhau.

Giống nhau ở chỗ tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động thì đều tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

Nhưng khác nhau là tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức lao động để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm, tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi và không ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm. Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao động không đổi, hao phí sức lao động không thay đổi.Tăng năng suất lao động là vô hạn còn tăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người. Tăng năng suất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đên sức khoẻ của con người còn tằng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

4. Cách đo năng suất lao động

Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu). Năng suất lao động là một thông số quan trọng làm cơ sở để xác định mức lương. Báo cáo mới đây của ILO/ADB về Cộng đồng ASEAN cho thấy những quốc gia có năng suất lao động cao thường có mức lương cao hơn.

5. Sự chênh lệch lớn về năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN khác

Ở một cấp độ rộng hơn, năng suất lao động là một hàm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Báo cáo của ILO/ADB gần đây cho thấy năng suất lao động trong ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp cao hơn rất nhiều so với ngành nông nghiệp. Ở những quốc gia như Cambodia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm. Tương tự, những quốc gia có nhiều lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức (ở đó, người lao động thường không được tiếp cận với những công nghệ mới nhất hoặc hiện đại nhất) có thể có năng suất lao động chung thấp.

Theo báo cáo gần đây của ILO/ADB, Cộng đồng kinh tế ASEAN tạo ra tiềm năng lớn để các nước có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao. Với lợi thế lực lượng lao động có trình độ giáo dục và kỹ năng vững chắc về đọc viết và tính toán, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều từ quá trình này. Nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở cấp phổ thông trung học và cải thiện chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề, Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội này. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng nông thôn.

6. Giải pháp nâng cao năng suất lao động

Trong thời đại hiện nay 4.0 đang rất phổ biến để nâng cao năng suất lao động, một trong những giải pháp nổi bật là tăng cường độ sâu vốn và công nghệ.

Tăng cường độ sâu vốn và công nghệ là điểm mấu chốt, tỉ lệ thuận với kết quả năng suất lao động quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thức được lợi ích khi đầu tư công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng lại thường gặp khó khăn về vốn. Rõ ràng, nguồn lực tài chính phải được đầu tư có chiều sâu, dành cho những thiết bị có năng suất cao, đồng thời phải nâng cao trình độ quản lí, thúc đẩy hoạt động cải tiến năng suất trong doanh nghiệp.

Có hai con đường để tăng năng suất lao động cho các quốc gia ASEAN. Một là tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp chính bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề. Tuy nhiên, năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất thông qua con đường thứ hai – chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn. Bởi vậy, các quốc gia cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp. Để làm được điều này, các chính phủ cần cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng, hệ thống giáo dục và phát triển kỹ năng tốt, và các doanh nghiệp cần có khả năng đầu tư và nắm bắt cơ hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp rất có tiềm năng, một số doanh nghiệp đã áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối tiêu dùng… Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất lao động trong chính các ngành vốn đang sử dụng rất nhiều lao động.

Tiếp cận Nông nghiệp 4.0 là ứng dụng các thành tựu của Công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành hàng không đã áp dụng ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo vào thực tế. Hàng triệu dữ liệu của động cơ máy bay đều có hệ thống phân tích và dự báo về tình hình hoạt động. Các hoạt động khác trong hệ thống như quản lí đặt chỗ, quản lí bán vé… cũng đã áp dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn (Big Data) để phục vụ khách hàng.

Một thách thức nghiêm trọng là lực lượng lao động hiện nay của Việt Nam có năng suất lao động không cao và chỉ tập trung vào các phân khúc lao động phổ thông, lao động bậc thấp và bậc trung. Ở từng nhóm ngành cụ thể như các ngành liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo… vẫn đang rất thiếu nhân lực chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút lao động.

Xác định giải pháp nâng cao năng suất lao động trong thời đại 4.0 là tăng cường độ sâu vốn và công nghệ, Chính phủ có thể xem xét và thực hiện những chính sách hỗ trợ việc sớm áp dụng tự động hóa và đầu tư cho công nghệ tự động hóa và cơ sở hạ tầng kĩ thuật số. Đây chính là hướng tiếp cận chủ động đón đầu, tận dụng cơ hội có thể mang lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, cần có chiến lược nâng cao năng suất lao động gắn với tăng cường độ sâu vốn và công nghệ. Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động đào tạo kĩ năng thời đại công nghệ số, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp, trở thành “chìa khóa” cho tăng trưởng năng suất bền vững của công ty.

Để áp dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 thành công, hướng đến tăng năng suất lao động, đòi hỏi những thay đổi lớn trong thực tiễn tổ chức và cấu trúc doanh nghiệp. Những thay đổi này bao gồm các kiến trúc công nghệ thông tin và quản lí dữ liệu mới, các cách tiếp cận mới đối với việc tuân thủ luật lệ và thuế, các cấu trúc tổ chức mới, và quan trọng nhất là một nền văn hóa dựa trên điện số hóa mới, phải bao gồm phân tích dữ liệu như một năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc cách thức tổ chức lại lao động, trong đó chú trọng kết hợp tương tác giữa người lao động và người máy theo từng công đoạn sản xuất. Với những hoạt động lặp đi lặp lại, doanh nghiệp có thể sử dụng robot giúp tăng năng suất lao động, trong khi với nhiều hoạt động đòi hỏi sự tinh tế khéo léo, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng người lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê