So sánh nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu khoa học

Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Nhiệm vụ của KH là phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình, từ đó mà dự báo về sự vận động, phát triển của chúng, định hướng cho hoạt động của con người. KH giúp cho con người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội. KH vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một dạng hoạt động, một công cụ nhận thức[1].

Tri thức khoa học có thể phân thành:

1. Tri thức kinh nghiệm: các tri thức tích lũy qua quá trình tồn tại của con người, qua các nghiên cứu thực nghiệm đi trước. Từ các quan sát thực tế tổng quát hóa (quy nạp) thành các lý thuyết khoa học.

2. Tri thức lí luận: tri thức tích lũy được từ quá trình phân tích, tổng hợp các lý thuyết có sẵn và kiểm định thông qua quan sát thực tế (suy diễn).

NGHIÊN CU KHOA HC

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Nghiên cứu khoa học là quá trình hoạt động nhằm thu nhận tri thức khoa học. NCKH có hai mức độ: kinh nghiệm và lí luận, luôn tác động qua lại với nhau.

Theo Babbie (1986): Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống.

NCKH có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố: xây dựng các nhiệm vụ nhận thức; nghiên cứu những phương pháp và tri thức đã có trong lĩnh vực đang nghiên cứu; đưa ra và phân tích lí thuyết những giả thuyết; phân tích và khái quát hoá những kết quả đã nhận thức được; kiểm tra các giả thuyết có được trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các sự kiện; xây dựng các lí thuyết và hình thành những quy luật; nghiên cứu những dự báo khoa học, vv [1].

Sự phát triển của hệ thống NCKH phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện ngày nay, có sự gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu hàn lâm) và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu theo từng ngành và nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp.

+ Nghiên cứu hàn lâm: nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi về bản chất lý thuyết, hay nói cách khác là xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học. Các lý thuyết khoa học này đóng góp vào kho tàng tri thức khoa học để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học (Kerlinger 1986, dẫn theo[2]). Lý thuyết khoa học ở đây có thể là một lý thuyết mới (chưa có trước đó) hoặc là một cách mới,…

Ví dụ: Mô hình tính toán sức tải cho các khu du lịch sinh thái.

+ Nghiên cứu ứng dụng: nghiên cứu nhằm áp dụng các thành tựu khoa học (lý thuyết khoa học) vào các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống.

Ví dụ: Áp dụng mô hình của Cifuentes và Ceballos-Lascurain tính toán sức tải các khu du lịch sinh thái tại Việt Nam.

 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2000, khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” và công nghệ được hiểu là “tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.

Khoa học nhằm tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, giải thích thế giới làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người còn hoạt động công nghệ nhằm biến tri thức khoa học thành các quy trình, giải pháp kỹ thuật và sản phẩm thông qua các nguồn lực: kỹ thuật (Technoware), thông tin (Infoware), tổ chức (Orgaware) và con người (Humanware).[3]

Đ TÀI

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: Đề tài là đối tượng để miêu tả, biểu hiện, nghiên cứu, chuyện trò, vv.

Trong văn học, nghệ thuật, đề tài là những hiện tượng xã hội được nhà văn, người nghệ sĩ khai thác một cách nhất quán theo ý định tư tưởng – nghệ thuật của mình. Trong khoa học, việc chọn đề tài có một tầm quan trọng đặc biệt. Đề tài phải đáp ứng yêu cầu của khoa học, của thời đại, phục vụ sản xuất và đời sống con người, phải thiết thực và có ý nghĩa đối với thực tiễn cuộc sống.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm đề tài (NCKH) được hiểu là: một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

Một cách nhìn khác cụ thể hơn: NCKH là một nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm phát hiện quy luật, mô tả, giải thích nguyên nhân hoặc sáng tạo nguyên lý, những giải pháp được thể hiện dưới các hình thức: đề tài nghiên cứu mô tả, đề tài nghiên cứu phân tích, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu mô tả, nghiên cứu phân tích và triển khai thực nghiệm.

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
+ Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
+ Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
+ Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, … Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
+ Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Có thể hiểu Sáng kiến kinh nghiệm là kinh nghiệm thực tế đã thành công về cách thực hiện của một người hay một nhóm người trong công việc nhằm cải thiện hiệu quả công việc. Sáng kiến kinh nghiệm có thể chỉ đơn giản là cải tiến quy trình làm việc ở một vài bước nào đó nhằm tăng hiệu quả công việc hay ứng dụng một phần mềm nào đó trong công việc nhằm cải thiện hiệu quả.

Sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong khi đó Nghiên cứu khoa học phải dựa vào các lý thuyết khoa học đã có và thực tế khách quan.[4]

Tài liệu tham khảo:

[1] Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại //bachkhoatoanthu.vass.gov.vn

[2] Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết kế và thực hiện, NXB Lao Động

[3] Lê Trung Thắng, 2012, So sánh khác nhau giữa khoa học và công nghệ, tại //hocvienquany.vn/Default.aspx?MaTin=1354 ngày đăng 16/9/2012, truy cập 12/4/2013.

[4] Nguyễn Huy Kỷ, 2007, Một cách hiểu về Sáng kiến kinh nghiệm và Nghiên cứu khoa học tại //hanoi.edu.vn/newsdetail.asp?NewsId=3724&CatId=102

Nghiên cứu khoa học là một cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống. Trong thế giới ngày nay, có hai cách để hiểu biết một sự việc: [1] Chấp nhận [agreement reality] là cách thức con người hiểu biết sự việt thông qua việc thừa nhận các nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác; và [2] Nghiên cứu [experiential reality] là cách thức con người tìm hiểu các nghiên cứu hay kinh nghiệm của chính mình.

Chấp nhận là nền tảng của hầu hết các kiến thức mà chúng ta có được, bởi vì chúng ta không thể hiểu biết được mọi sự việc bằng những nghiên cứu, khám phá của chính mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể trực tiếp thực hiện các nghiên cứu để hiểu biết sự việc. Hay nói cách khác, kiến thức là dạng sản phẩm có thể nhận được thông qua chấp nhận hay nghiên cứu.

Khoa học cho phép chúng ta phương thức để tiếp cận với cả hai cách hiểu biết sự việc trên đây, chấp nhận và nghiên cứu, để hiểu biết sự việc mà chúng ta cần biết. Khoa học thiết lập những tiêu chuẩn cho việc chấp nhận cũng như cho việc thực hiện các nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học có thể chia làm hai dạng cơ bản như sau:

Nghiên cứu hàn lâm trong một ngành khoa học nào đó là các nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của ngành khoa học nào đó. Kết quả của nghiên cứu hàn lâm chủ yếu nhằm vào mục đích trả lời cho các câu hỏi về bản chất lý thuyết của khoa học. Hay nói cách khác, nghiên cứu hàn lâm có mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học. Các lý thuyết khoa học dùng để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học.

Nghiên cứu hàn lâm trong ngành marketing [tiếp thị] là các nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của khoa học marketing [tiếp thị]. Các nghiên cứu này nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học về marketing để giải thích dự báo các hiện tượng marketing [tiếp thị]. Kết quả của nghiên cứu hàn lâm marketing [tiếp thị] không nhằm vào việc ra các quyết định về marketing [tiếp thị] của các nhà quản trị trong một công ty cụ thể mà thường là được công bố trong các tạp chí khoa học hàn lâm về marketing [tiếp thị].

Ví dụ: Các công ty trong ngành mỹ phẩm nên phân bổ ngân sách quảng cáo của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu.

Có thể thấy kết quả từ nghiên cứu này không trực tiếp giúp giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể nào của một công ty nào cả [không sử dụng trực tiếp trong việc ra quyết định kinh doanh của một công ty cụ thể]. Nó chỉ giúp giải thích mối quan hệ giữa các biến trong thị trường. Kết quả này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được làm cơ sở để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng. Các công ty có thể vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề kinh doanh của công ty mình [không riêng cho một công ty nào].

Nghiên cứu ứng dụng là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu của khoa học trong ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyết định. Như vậy, nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu marketing [tiếp thị] là các nghiên cứu áp dụng khoa học nghiên cứu marketing [tiếp thị] của công ty. Các nghiên cứu này nhằm vào mục đích hỗ trợ cho các nhà quản trị marketing [tiếp thị] trong quá trình ra quyết định của mình và thường được gọi là nghiên cứu thị trường [market research].

Ví dụ: Công ty Thái Tuấn phải phân bổ ngân sách quảng cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào để có thể thông tin được cho thị trường mục tiêu của mình [ví dụ thuộc tầng lớp cho thu nhập cao, giới nữ, tuổi từ 30 đến 50 tại Việt Nam].

Đây là vấn đề nghiên cứu thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng. Kết quả của nghiên cứu này phục vụ cho việc ra quyết định marketing [tiếp thị] cụ thể của công ty Thái Tuấn. Kết quả của nghiên cứu này là tài sản riêng của công ty Thái Tuấn và nó thường không được xuất bản công khai.

Có nhiều trường phái trong nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể chia thành hai trường phái chính, đó là: 

  • Định tính [qualitative methodology]: Thường đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa trên quy tắc quy nạp [nghiên cứu trước, lý thuyết sau]. 
  •  Nghiên cứu định lượng [quantitative]: Gắn liền với việc kiểm chứng chúng, dựa trên nguyên tắc suy diễn [lý thuyết rồi đến nghiên cứu.

Cần chú ý là không phải khám phá ra các lý thuyết khoa học là phải dùng định tính và kiểm định các lý thuyết khoa học là phải dùng định lượng. Phương pháp định tính vẫn được sử dụng để kiểm định các lý thuyết khoa và  phương pháp định lượng cũng thường được sử dụng để khám phá ra các lý thuyết khoa học.




Hình 1: Suy diễn và quy nạp trong nghiên cứu

  • Quy trình nghiên cứu của phương pháp suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để từ đó đề ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu [research problems] và dùng quan sát để kiểm định các giả thuyết [hypothesis testing] này. 
  •      Quy trình nghiên cứu của phương pháp quy nạp đi theo hướng ngược lại với quy trình suy diễn. Phương pháp quy nạp bắt đầu bằng cách quan sát các hiện tượng để xây dựng mô hình [pattern] cho vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu này.

Page 2

Nghiên cứu là tìm ra các tri thức mới có giá trị và qua đó áp dụng cho thực tế. Trong thời đại ngày nay người ta nói đến nghiên cứu, có nghĩa là "Nghiên cứu khoa học" là một công việc sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm bổ sung vào kho tàng tri thức và sử dụng kho tàng tri thức này để đưa ra những ứng dụng mới. Như vậy, ta có thể xem nghiên cứu khoa học chính là một phần của nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng.

Nghiên cứu hàn lâm: 

Là nghiên cơ bản về bản chất lý thuyết và xác định nó một cách cụ thể và Logic, nhờ nó chúng ta có thể xây dựng và kiểm định các lý thuyết và triển khai những lý thuyết góp phần hiểu rõ hơn về xã hội. Lý thuyết mới hoặc cách kiểm chứng thực tiễn khéo léo luôn giành được lòng kính trọng của các nhà khoa học dù nó có phù hợp với chính sách công ngay lập tức hay không. Tuy nhiên việc tích lũy bằng chứng thực tiễn, và những thăng trầm của các lý thuyết có tính cạnh tranh cuối cùng cũng có ảnh hưởng đến những “thế giới quan” của những nhà hoạch định chính sách không thuộc giới hàn lâm . Mặc dù nghiên cứu hàn lâm chỉ vô tình đóng góp phần nào vào cuộc tranh luận về bất kỳ vấn đề chính sách cụ thể nào đó, nhưng việc phát triển tri thức về khoa học xã hội tạo nên cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể ở phạm vi hẹp hơn và có tiềm năng phù hợp hơn.

Nghiên cứu ứng dụng: 

Nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, chẳng hạn các thành tựu trong khoa học. Nghiên cứu theo định hướng ứng dụng mang tính thị trường hơn nghiên cứu theo định hướng hàn lâm. Nghiên cứu ứng dụng cần phải có quan hệ chặt chẽ với hệ thống cơ sở lý luận, về mặt này các nhà nghiên cứu thường vận dụng cho nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau chằng hạn trong nghiên cứu chính sách, phân tích chính sach.

Nghiên cứu chính sách 

Nghiên cứu chính sách thường áp dụng trực tiếp phương pháp của các ngành khoa học xã hội. Trong khi nghiên cứu hàn lâm tìm kiếm những mối quan hệ giữa nhiều biến số khác nhau mô tả hành vi, thì nghiên cứu chính sách tập trung vào những mối quan hệ giữa các biến số phản ánh những vấn đề phức tạp của xã hội và các biến số bị chi phối bởi chính sách công. Sản phẩm mong muốn của nghiên cứu chính sách là một giả thuyết đã được xác minh không ít thì nhiều của mô hình sau: nếu chính phủ thi hành điều X, thì sẽ mang lại kết quả Y. 

Ví dụ, nghiên cứu hàn lâm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm có thể xác định rằng giáo dục đạo đức trong gia đình là một nhân tố quan trọng. Tuy nhiên vì hệ thống chính trị của chúng ta thường gạt sinh hoạt gia đình ra ngoài phạm vi can thiệp không chính thức, nên chính phủ không làm được gì nhiều để tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình. Do đó các nhà nghiên cứu chính sách có thể cứ chấp nhận hiện trạng giáo dục đạo đức và thay vào đó tập trung vào các yếu tố mà chính phủ phần nào kiểm soát được như trừng phạt dứt khoát, kịp thời và nghiêm khắc những kẻ phạm tội. Khi đó nhà nghiên cứu chính sách có thể chỉ muốn đưa ra một dự báo [một giả thuyết sẽ được kiểm chứng trong tương lai], ví dụ như nói rằng nếu xác suất ngăn chặn một tội ác nào đó tăng lên 10% thì tần suất của tội ác ấy sẽ giảm bớt được 5%.

Có một lằn ranh mong manh giữa nghiên cứu chính sách và phân tích chính sách. Hai ngành này được phân biệt rất rõ ràng bằng ưu điểm định hướng khách hàng trong kế hoạch của chúng ta. Nhà nghiên cứu chính sách ít quan hệ chặt chẽ với những người làm ra quyết định chính sách công. Dù một hoặc nhiều người làm ra quyết định chính sách có thể rất quan tâm đến công việc của các nhà nghiên cứu chính sách, nhưng họ [các nhà nghiên cứu chính sách] thường tự xem mình chủ yếu như là các thành viên của một ngành học thuật nào đó. Đôi khi động cơ chủ yếu làm nghiên cứu chính sách của họ là lợi lộc cho riêng bản thân hay sự phấn khới khi thấy việc làm của mình đã có ảnh hưởng đến chính sách. Nhưng thường thì họ làm để thu thập nguồn lực hoặc thu hút sự quan tâm cho các chương trình nghiên cứu hàn lâm của họ. Vì họ coi chuyện giành được sự kính trọng của người khác đối với trường phái học thuật của mình là điều quan trọng chủ yếu, nên các nhà nghiên cứu chính sách thường cũng thích xuất bản công trình của họ trên các tập san chuyên ngành không kém gì muốn nhìn thấy những người quyết định chính sách áp dụng công trình ấy.
Định hướng ngành thường góp phần làm suy yếu nghiên cứu chính sách vì tiến trình biến những phát hiện nghiên cứu thành chính sách thi hành được thường đòi hỏi phải chú tâm đến cả những vấn đề thực tế mà phía hàn lâm ít quan tâm. Quay trở lại với ví dụ của chúng ta, dự báo của nhà nghiên cứu chính sách “hễ tăng xác suất bắt giữ thì sẽ làm giảm tỷ lệ tội phạm” chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình triển khai và đánh giá một lựa chọn chính sách mà thôi. Làm thế nào để có thể tăng tỷ lệ bắt giữ? Chi phí của công việc này là bao nhiêu? Điều này sẽ dẫn đến những tác động nào khác? Làm thế nào để xác định được sự sụt giảm tỷ lệ tội phạm có thật sự đã xảy ra hay không? Câu trả lời cho các câu hỏi như trên đòi hỏi thông tin thật cụ thể, mà thường chẳng có liên quan gì đến việc nghiên cứu cả. Kết quả là các nhà nghiên cứu chính sách thường trút các câu hỏi loại này sang cho các chuyên gia phân tích chính sách, và những người này sẽ bắt tay nhào nặn những lựa chọn chính sách cho những người làm ra quyết định chính sách.

Tài liệu tham khảo:
- Phân tích chính sách là gì, Fulbright 2011-2013

- //tapchicongthuong.vn/

Video liên quan

Video liên quan

Chủ đề