So sánh quân đội việt nam và triều tiên

Bảng xếp hạng xem xét các yếu tố bao gồm quy mô thiết bị quân sự và số lượng nhân sự quân đội mỗi quốc gia có, cũng như tình hình tài chính, địa lý và các nguồn lực sẵn có của các quốc gia.

Show

Sử dụng các yếu tố trên, Global Firepower tạo ra điểm PowerIndex (chỉ số sức mạnh). Theo đó, điểm gần bằng 0 thì sức mạnh quân sự lớn hơn.

Bảng xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như sau:

Mỹ

Mỹ chiếm vị trí hàng đầu vì nước này thể hiện những con số vượt trội trong các hạng mục vật chất, tài chính.

Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ, các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và viễn thông quan trọng, đồng thời duy trì lợi thế ở một số thị trường công nghiệp lớn.

Nước này cũng có ngân sách quốc phòng lớn nhất cho đến nay, 761,7 tỉ USD.

Điểm PowerIndex: 0,0712

Bảng xếp hạng 10 nước đứng đầu về sức mạnh quân sự 2023

Nga

Nga ở vị trí thứ hai trong các lĩnh vực bao gồm tổng sức mạnh của đội máy bay và tổng sức mạnh của đội vận tải. Tính đến tháng 1-2023, Nga có hơn 4.100 máy bay quân sự.

Mặc dù Nga mất đi một số lượng lớn thiết bị, đặc biệt là xe tăng trên chiến trường Ukraine, nhưng lực lượng không quân và hải quân của họ phần lớn đã tránh được thiệt hại.

Điểm PowerIndex: 0,0714.

Trung Quốc

Trung Quốc xếp hạng 3 với nhân lực và sức mạnh của hạm đội hải quân.

Trung Quốc có hơn 761 triệu nhân lực quân sự sẵn có tính đến tháng 4-2023, cùng với 50 tàu khu trục và 78 tàu ngầm, cùng nhiều khí tài quân sự khác.

Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc "sẽ trở thành đối thủ quân sự toàn cầu chính của Mỹ".

Điểm Power Index: 0,0722.

Ấn Độ

Sức mạnh của Ấn Độ nằm ở quy mô dân số. Global Firepower xếp Ấn Độ ở vị trí thứ hai về tổng nhân lực quân sự hiện có và sức mạnh của lực lượng bán quân sự.

Nhân lực quân sự sẵn có của Ấn Độ là hơn 653 triệu người, chiếm 47% dân số của đất nước, tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1025.

Anh

Vị thế của Anh được nâng cao nhờ sức mạnh về nhân lực và không quân, cũng như vị thế tài chính vững mạnh.

Anh hiện có hai tàu sân bay, ngang với số lượng mà Trung Quốc, Ý và Ấn Độ có, nhưng ít hơn nhiều so với 11 chiếc mà Mỹ đang vận hành.

Điểm PowerIndex: 0,1435.

Hàn Quốc

Sức mạnh của quân đội Hàn Quốc không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với Triều Tiên.

Hàn Quốc có sức mạnh của phi đội máy bay, sức mạnh của phi đội xe chiến đấu bọc thép và sức mạnh của máy bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1505.

Pakistan

Pakistan đã tăng từ vị trí thứ 9 chung cuộc vào năm 2022 lên vị trí thứ 7 trong danh sách vào năm 2023.

Pakistan có hơn 3.700 xe tăng, 1.400 máy bay quân sự, 9 tàu ngầm và 654.000 quân nhân tại ngũ tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1694.

Nhật Bản

Nhật Bản trong top 10 về sức mạnh phi đội máy bay, tổng sức mạnh trực thăng và sức mạnh phi đội xe chiến đấu bọc thép.

Là một quốc đảo, Nhật Bản là quốc gia được xếp hạng cao nhất khi nói đến các cảng lớn, và với 4 tàu sân bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1711.

Pháp

Pháp có sức mạnh của tổng số phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng số phi đội máy bay trực thăng và số lượng tàu chiến khu trục, cũng như tổng sức mạnh của hạm đội vận tải.

Điểm PowerIndex: 0,1848.

Ý

Ý trong top 10 các lĩnh vực bao gồm phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng sức mạnh máy bay trực thăng, sức mạnh máy bay tấn công và tổng số tàu chiến, hàng không mẫu hạm.

Theo ước tính, Triều Tiên có nguyên liệu để sản xuất hơn một 100 vũ khí hạt nhân. Nước này sở hữu công thức sản xuất bom hạt nhân bằng uranium hoặc plutonium- nguyên liệu chính để tạo ra phân hạch- thành phần cốt lõi của vũ khí hạt nhân.

Các quan chức tình báo Mỹ ước tính vào năm 2017, Triều Tiên có đủ nguyên liệu phân hạch để sản xuất tới 60 loại vũ khí hạt nhân và 12 loại bổ sung mỗi năm. Với tốc độ đó, Triều Tiên có thể có đủ nguyên liệu phân hạch cho hơn 100 vũ khí hạt nhân vào năm 2022 và mức dự trữ khoảng 200 vào năm 2027.

Từ tháng 10/2006, Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân. Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un (2011-nay), chương trình hạt nhân đã tăng tốc rõ rệt. Chủ tịch Kim đã trực tiếp chỉ đạo 4 vụ thử tên lửa hạt nhân và 160 vụ thử tên lửa, vượt xa số vụ thử được thực hiện trước đây.

So sánh quân đội việt nam và triều tiên
Số vụ thử tên lửa hạt nhân và tên lửa dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un vượt xa số vụ thực hiện trước đây. Nguồn: CFR research

Vào năm 2018, sau hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã đóng cửa địa điểm sản xuất nguyên liệu hạt nhân tại khu liên hợp lò phản ứng Yongbyon. Tuy vậy, tháng 8/2021, báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu sản xuất nguyên liệu phân hạch tại Yongbyon.

Vào giữa năm 2022, hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng đã tiến triển. IAEA bày tỏ lo ngại rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.

Về năng lực tên lửa

Triều Tiên đã thử nghiệm hơn 100 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bao gồm tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, xuyên lục địa và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Trong đó, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 7 và tháng 11/2017.

Đặc biệt, trong vụ thử tháng 11/2017, tên lửa ICBM Hwasong-15 đã đạt độ cao 4.475km, vượt xa Trạm Vũ trụ Quốc tế, và bay khoảng 1.000km trước khi hạ cánh xuống vùng biển ngoài khơi Nhật Bản.

Các nhà phân tích ước tính Hwasong-15 có tầm bắn tiềm năng là 13.000km và nếu được bắn theo quỹ đạo phẳng hơn, Hwasong-15 có thể vươn tới bất cứ đâu trên lãnh thổ Mỹ.

Trước những tín hiệu tích cực ngoại giao năm 2017, Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm tên lửa, nhưng quay trở lại từ giữa năm 2019.

Kể từ đó, Triều Tiên đã phát triển một số tên lửa đạn đạo mới. Trong cuộc duyệt binh vào tháng 10/2020, Bình Nhưỡng lần đầu công bố một ICBM lớn hơn Hwasong-15, được cho có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hoặc mồi nhử để gây nhầm lẫn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukkuksong-4 cũng được trưng bày vào tháng 10/2020 và "hậu duệ" Pukkuksong-5, đã được công bố vào tháng 1/2021. Các chuyên gia ước tính Pukkuksong-5 có tầm bắn khoảng 3.000km, hoàn toàn tấn công được đảo Guam của Mỹ.

Vào tháng 3/2022, Triều Tiên lần đầu tiên bắn thử tên lửa đạn đạo Hwasong-17 kể từ năm 2017. Đây là ICBM lớn nhất của nước này và có tầm bắn ước tính 15.000km.

Bình Nhưỡng cũng đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn chạy bằng nhiên liệu rắn, phát triển một công nghệ giúp tên lửa dễ vận chuyển và phóng nhanh hơn. Ngoài ra, Triều Tiên còn thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa cơ động hơn, có thể làm thất bại các hệ thống phòng thủ tên lửa nếu được phóng song song với tên lửa đạn đạo.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên đã phóng thử hơn 30 tên lửa, phá kỷ lục về số lần phóng trong bất kỳ năm nào. Chỉ dấu này cho thấy Bình Nhưỡng không có ý định tham gia tiến trình ngoại giao với Washington.

Về năng lực chiến tranh quy ước

Quân đội của Triều Tiên lớn thứ 4 trên thế giới, với gần 1,3 triệu quân nhân thường trực, chiếm khoảng 5% tổng dân số và hơn 600.000 quân dự bị.

Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính rằng, Bình Nhưỡng đã dành trung bình 4 tỷ USD/năm cho quân đội từ năm 2009-2019, chiếm gần 1/4 GDP của Triều Tiên.

Theo báo cáo năm 2021 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, (Anh), quân đội Triều Tiên có khoảng 550 máy bay có khả năng chiến đấu, 290 trực thăng, 400 tàu chiến, 280 tàu đổ bộ, 70 tàu ngầm, 4.000 xe tăng, 2.500 xe bọc thép và 5.500 bệ phóng tên lửa.

Có thể thấy, kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền, Triều Tiên đã quyết đoán hơn trong việc phát triển năng lực quân đội và các biện pháp trừng phạt dường như chỉ củng cố thêm ý chí của Bình Nhưỡng.

Dù có nhiều nỗ lực ngoại giao trong quá khứ, nhưng tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn là tương lai xa vời.

Bảo Huy

\>> Đọc thêm tin quân sự trên báo VietNamNet

So sánh quân đội việt nam và triều tiên

Triều Tiên dồn dập thử tên lửa, Mỹ-Hàn Quốc tăng cường hợp tác răn đe hạt nhânBộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa dồn dập.