So sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết năm 2024

So sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết năm 2024

Phân biệt nội tiết và ngoại tiết

Giống nhau: 2 loại tuyến này đều có cùng một cơ chế là sản sinh ra các chất tiết;

Các sản phẩm chất tiết đều đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào những hoạt

động sinh lý của cơ thể: chuyển hóa vật chất và năng lượng, trao đổi chất,…

Khác nhau:

– Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định

hoặc đưa ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt…

– Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm

thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp…

Lưu ý: tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là

tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.

– Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn

đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.

– Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào

(α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào β tiết hoocmôn insulin) có

chức năng điều hoà lượng đường trong máu.

Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng người ta phân các hormon

thành hai loại đó là hormon tại chỗ (hormon địa phương) và

hormon của các tuyến nội tiết.

1. Hormon tại chỗ

Hormon tại chỗ là những hormon do một nhóm tế bào bài tiết vào

máu rồi được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để

gây ra các tác dụng sinh lý.

Ví dụ: Secretin, cholecystokinin, histamin, prostaglandin …

2. Hormon của các tuyến nội tiết

Các hormon do các tuyến nội tiết bài tiết lại được phân thành hai

loại khác nhau:

- Một số hormon có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể

như hormon GH của tuyến yên, T3, T4 của tuyến giáp, cortisol của

tuyến vỏ thượng thận, insulin của tuyến tụy nội tiết …

- Một số hormon chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ

quan nào đó như hormon ACTH, TSH, FSH, LH … của tuyến yên.