So sánh vi phạm và quy phạm pháp luật năm 2024

Chào chị, Ban Biên tập xin gửi đến chị một số tiêu chí phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự như sau:

Tiêu chí

Vi phạm hành chính

Vi phạm hình sự

Luật điều chỉnh

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Định nghĩa

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Đối tượng xâm phạm

Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước.

Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân...

Mức độ nguy hiểm

Nhẹ hơn

Nặng hơn

Biện pháp xử lý

Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích.

Bị xử lý bằng các chế tài hình sự trong đó có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình...và có để lại án tích.

Thẩm quyền xử phạt

Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước ví dụ: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...

Tòa án

Tiền án, tiền sự

Bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội có bản án xét xử của Tòa án thì bị xem là có tiền án.

Chủ thể thực hiện

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân.

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn

Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) với xử lý các loại vi phạm pháp luật khác có những điểm giống nhau và khác nhau.

Điểm giống nhau là xử lý VPHC và xử lý các loại vi phạm pháp luật khác đều là biện pháp xử lý của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, xử lý VPHC và xử lý các loại vi phạm pháp luật khác đều là việc áp dụng trách nhiệm pháp lý do Nhà nước quy định đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Tương ứng với các loại vi phạm pháp luật khác nhau, có 4 loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm dân sự. Việc áp dụng các loại chế tài trách nhiệm pháp lý nêu trên đối với đối tượng vi phạm thường mang lại hậu quả bất lợi cho họ về vật chất hoặc tinh thần (bị phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện; bị bồi thường thiệt hại; tù giam; hoặc cách chức, buộc thôi việc...).

Xử lý VPHC là việc áp dụng trách nhiệm hành chính (bao gồm xử phạt VPHC, các biện pháp xử lý hành chính khác) đối với đối tượng VPHC theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt hành chính hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác là những chức danh thuộc cơ quan hành chính Nhà nước do pháp luật quy định cụ thể. Trong khi đó, chủ thể áp dụng các chế tài pháp lý khác đối với đối tượng vi phạm pháp luật có thể là Tòa án (đối với vi phạm pháp luật hình sự, dân sự) hoặc thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức (đối với vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức).

Đối tượng bị xử lý VPHC bao gồm cá nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước. Trong khi đó, đối tượng bị xử lý do vi phạm pháp luật khác thường là cá nhân (đối với việc xử lý hình sự, xử lý kỷ luật thì đối tượng bị xử lý phải là những cá nhân cụ thể) hoặc cũng có thể là pháp nhân (đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự, ví dụ quy định về trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân).

Việc xử lý VPHC được thực hiện theo một trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định. Hiện nay, trình tự thủ tục xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012. Các loại xử lý vi phạm pháp luật khác cũng theo trình tự, thủ tục riêng tương ứng đối với mỗi loại xử lý vi phạm pháp luật. Ví dụ, trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật cán bộ công chức thì áp dụng theo trình tự, thủ tục áp dụng chế tài kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Cơ sở pháp lý của xử lý VPHC là VPHC được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (đối với việc xử phạt VPHC) và các quy định pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các nghị định của Chính phủ quy định chế độ áp dụng các biện pháp này. Đối với việc xử lý các loại vi phạm pháp luật khác thì cơ sở pháp lý để áp dụng chế tài trách nhiệm pháp lý cũng khác nhau. Ví dụ, đối với việc xử lý vi phạm pháp luật hình sự thì cơ sở pháp lý là Bộ luật Hình sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự thì cơ sở pháp lý chủ yếu là Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đối với việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức thì cơ sở pháp lý là Luật Cán bộ, công chức, các nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Quy phạm pháp luật khác gì so với quy phạm xã hội khác?

Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội là gì?

- Quy phạm pháp luật và xã hội đều là những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách hành xử cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Được đặt ra không phải cho riêng cá nhân hay tổ chức nào mà cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do các quy phạm này điều chỉnh.

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quy tắc xã hội là gì?

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong xã hội).

Chủ đề