Sơ yếu lý lịch có hiệu lực bao lâu

Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh một cá nhân có hay không có án tích. Vậy, thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp được quy định thế nào? 

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Trong đó:

– Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 là phiếu cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng (gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án) và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

Xem thêm: Thủ tục làm lý lịch tư pháp

Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Các cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Cụ thể

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Xem thêm: Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam

Quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp

Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp gồm Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản pháp luật khác.

Quy định tại Luật quốc tịch 2008

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật quốc tịch 2008 thì “Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ”

Quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ trong đó quy định:

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Luật sư 2012

Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

ĐIểm c Khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào.

Xem thêm: Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định hiện nay

Một số quy định khác có liên quan

Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm

Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự.

Trên đây là nội dung thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn. Tham khảo: Dịch vụ làm lý lịch tư pháp nhanh của chúng tôi.

Xem thêm: Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân

Hồ sơ xin việc là bộ hồ sơ quen thuộc với rất nhiều bạn ứng viên hiện nay. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu hay không? Hầu hết các giấy tờ như bằng cấp, chứng chỉ đều có một thời hạn nhất định thì thời hạn hồ sơ xin việc lại là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu và nắm rõ. Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời về hồ sơ xin việc bao lâu thì hết hạn thì bài viết dưới đây của ACC sẽ đáp ứng được điều đó. Cùng theo dõi để có được đáp án cho mình nhé!

Hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu? (Cập nhật 2022)

Có khi nào bạn tự hỏi hồ sơ xin việc thời hạn bao lâu không. Như chúng ta đã biết, hồ sơ xin việc chính là bộ hồ sơ mà ứng viên sẽ sử dụng để ứng tuyển vào các công ty, cơ quan hay doanh nghiệp với vị trí phù hợp với chuyên môn và khả năng của mình. Một bộ hồ sơ xin việc sẽ là sự tổng hợp của rất nhiều giấy tờ khác nhau. Điển hình như sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, bản sao của các giấy tờ cá nhân khác, ảnh chân dung,…. Chính sự bao gồm như vậy đã giúp cho hồ sơ xin việc thể hiện được vai trò của mình khi giúp ứng viên truyền tải thông tin về bản thân mình một cách bao quát và rõ ràng nhất.

Thêm vào đó, sau khi ứng tuyển, nếu như được lựa chọn thì hồ sơ xin việc của ứng viên sẽ trở thành bộ hồ sơ quan trọng trong việc lưu trữ thông tin, giúp cho công ty có thể quản lý và lưu trữ thông tin tốt hơn về các nhân viên trong công ty mình.

Với những lý do trên thì ta có thể thấy được rằng hồ sơ xin việc có ý nghĩa quan trọng với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, liệu một bộ hồ sơ xin việc liệu có thể sử dụng mãi mãi bởi một ứng viên hay không? Hay nói cách khác thì việc biết thời hạn hồ sơ xin việc có ý nghĩa ra sao?

Thực tế thì việc nắm bắt bộ hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin việc và gửi tới nhà tuyển dụng tương ứng. Nếu như bạn không tìm hiểu hồ sơ xin việc bao lâu thì hết hạn thì nguy cơ bạn sử dụng một bộ hồ sơ quá hạn sẽ tăng cao và khi đó, việc ứng tuyển của bạn trở nên vô nghĩa khi hồ sơ xin việc đã quá thời hạn sử dụng cũng như được công nhận.

Vì thế mà để tránh cho việc xảy ra những trường hợp xấu đó đến với mình thì việc chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về hồ sơ xin việc thời hạn bao lâu là rất cần thiết và quan trọng.

Việc nắm bắt thời hạn của hồ sơ xin việc là cần thiết. Tuy nhiên, để nói chính xác về thời hạn sử dụng của hồ sơ xin việc thì không phải dễ dàng. Tại sao lại như vậy?

Thực tế thì không có một con số hay một quy định cụ thể nào về thời hạn của hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc là một bộ hồ sơ bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau. Tức là sẽ có nhiều thời hạn được đưa ra ở đây bởi sự tổng hợp của nhiều yếu tố này trong hồ sơ xin việc. Do đó mà câu hỏi hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu có thể hiểu tương đương thành các giấy tờ trong hồ sơ xin việc có thời hạn bao nhiêu lâu.

Việc tìm hiểu về thời hạn hồ sơ xin việc sẽ dựa trên việc nắm bắt thời hạn của các giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Hay chính xác hơn thì bộ hồ sơ có thời hạn bao lâu sẽ phụ thuộc vào thời hạn, giá trị sử dụng của các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc đó.

Như đã nói ở trên, thời hạn của hồ sơ xin việc sẽ được tính dựa trên thời hạn của các giấy tờ có trong hồ sơ xin việc. Cụ thể là những giấy tờ sau: Sơ yếu lý lịch tự thuật, Giấy khám sức khỏe, CV xin việc, Đơn xin việc, bản sao sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân, bản sao bằng cấp, chứng chỉ, ảnh thẻ cá nhân, … Tuỳ vào yêu cầu cụ thể của mỗi công ty mà số lượng giấy tờ cần có trong hồ sơ xin việc có thể thay đổi.

Vậy, thời hạn của các loại giấy tờ này là bao lâu?

Thời hạn của giấy khám sức khỏe:

Giấy khám sức khỏe luôn được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin việc. Rất ít trường hợp các công ty không yêu cầu ứng viên nộp giấy khám sức khỏe của mình trong hồ sơ xin việc.

Về thời hạn cũng như giá trị sử dụng của giấy khám sức khoẻ thì 6 tháng chính là con số được đưa ra để biết được giấy của bạn có còn giá trị hay không. Tức là tính tới thời điểm bạn nộp giấy khám sức khỏe và bộ hồ sơ xin việc của mình thì khoảng thời gian đó vẫn nằm trong 6 tháng tính từ lúc bạn đi khám và xin xác nhận của bệnh viện.

Nếu con số đó lớn hơn 6 tháng thì bạn cần đi khám lại và xin giấy khám sức khỏe mới để đảm bảo yêu cầu cũng như thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe.

Thời hạn của ảnh thẻ cá nhân:

Ảnh thẻ cá nhân kích thước 3 x 4 cm hoặc 4 x 6 cm là hai loại ảnh thẻ thường được các công ty yêu cầu ứng viên chuẩn bị nhất. Tất nhiên, cũng sẽ có thời hạn được đưa ra với các ảnh thẻ này.

Thông thường, ảnh sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng tính từ ngày chụp ảnh. Nếu như lúc bạn nộp ảnh hồ sơ xin việc mà thời gian đã quá 6 tháng thì bạn cần chụp ảnh mới để bổ sung. Bởi đưa ra thời hạn sử dụng của ảnh nhằm đảm bảo không có quá nhiều sự thay đổi giữa bạn và người trong ảnh và người trong ảnh cũng như người nộp hồ sơ là một.

Thời hạn của các giấy tờ còn lại:

Các giấy tờ còn lại có thể kể đến như sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, chứng minh thư/ căn cước công dân, bằng cấp, chứng chỉ. Các giấy tờ này chỉ cần photo và xin dấu xác nhận của xã/ phường/ thị trấn nơi bạn sinh sống là sẽ được công nhận về giá trị sử dụng.

Dựa trên Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì các giấy tờ bản sao đã được chứng thực dựa trên bản gốc theo các quy định đã ra thì sẽ có giá trị sử dụng tương đương như bản chính ở trong các giao dịch giấy tờ.

Tuy nhiên, nói đến thời hạn của các giấy tờ này thì lại không có một quy định nào trên pháp luật đề cập đến. Điều này có nghĩa là sẽ có 2 trường hợp được xảy ra.

– Trường hợp 1: Bản sao có thời hạn và vô hạn: Đây là bản sao của các giấy tờ gốc có thời hạn là vô hạn. Ví dụ như bằng đại học, cao đẳng hay các chứng chỉ không có hạn khác. Với những bản sao của giấy tờ này thì giá trị sử dụng cũng sẽ là vô hạn.

– Trường hợp 2: Bản sao có thời hạn: Những bản sao có thời hạn là những giấy tờ là bản sao của các giấy tờ gốc có thời hạn sử dụng. Ví dụ như chứng minh thư/ căn cước công dân chẳng hạn. Khi giấy tờ gốc còn hiệu lực thì bản sao cũng sẽ còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian đó.

Hiện nay, khi đọc các thông tin tuyển dụng thì các bạn sẽ dễ dàng thấy được yêu cầu về hồ sơ xin việc là các giấy tờ bản sao có thời hạn là không được quá 6 tháng. Đây đều là quy định do chính các công ty đề ra chứ không phải dựa trên quy định của pháp luật.

Việc đưa ra thời hạn như vậy nhằm mục đích đảm bảo các ứng viên cung cấp những thông tin mới nhất, cập nhật chi tiết trong thời gian gần đây nhất để bộ hồ sơ xin việc trở nên trọn vẹn, đầy đủ và chi tiết hơn.

Tuy nhiên, với yêu cầu này, thì ứng viên sẽ phải mất thời gian chuẩn bị hồ sơ mới và đi xin chứng thực lại các giấy tờ đó. Việc này thực tế là đã tạo ra một số khó khăn cho các bạn ứng viên. nhất là với những bạn ở xa thì sẽ rất mất thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ xin việc theo đúng yêu cầu.

Trên đây chính là thông tin chi tiết về hồ sơ xin việc có thời hạn bao lâu. Hy vọng rằng các bạn đã có được câu trả lời cho mình thông qua bài viết trên. Nếu cần hỗ trợ gì hãy liên hệ với ACC quý vị nhé!

Video liên quan

Chủ đề