Sống như mình muốn là như thế nào

Đề số 36 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.

Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

(Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình” – Nhạc sĩ Dương Thụ - Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”?

Câu 3.Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai?”

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Các nguyên nhân tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”

- Khi bạn bị phụ thuộc vào cảnh ngộ, muốn sống an toàn, sợ thất bại, mất mát, mong muốn chỉ dẫn của người khác.

- Khôn ngoan khiến bạn không dám sống, sống không biết mình là ai.

- Khi không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả không tự tại.

- Người không tự tại là người sống a dua, theo phong trào

⟹Đó là những kẻ - nhầm – chỗ.

Câu 3:

“Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai”

- Khôn ngoan quá tức là khi ta luôn suy xét quá kĩ càng, việc nào cũng sợ hãi thất bại, không dám thử sức, khi ấy:

+ Bản thân sẽ không thực sự biết năng lực, con người mình có thể vươn tới đâu, đạt đến mức độ nào.

+ Bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ năng lực, từ đó cũng bỏ lỡ sự thành công.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm

- Vì:

+ Sống tử tế là khi bạn sống thành thật với những suy nghĩ cảm xúc của chính mình.

+ Sống tử tế là khi không tranh giành, cướp đoạt những thứ không phải của mình.

+ Sống tử tế là khi biết giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến việc sẽ được trả ơn.

=> “Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình”.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

“Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình”

- Tự lập: là tự lo cho bản thân mình, không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác và các yếu tố bên ngoài. Tự lập là cách sống cần có đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại.

- Chính mình: được sống như bản chất vốn có, được sống theo những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân mà không phải phụ thuộc bất cứ ai.

=> Lựa chọn cuộc sống tự lập đầy gian nan, vất vả nhưng đó cũng chính là hành trình ngắn nhất để con người được sống với chính mình.

*Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện:

+ Tự hoàn thành mọi nhiệm vụ của bản thân không chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

+ Tự biết chăm sóc cho bản thân.

- Ý nghĩa của sự tự lập:

+ Tự lập giúp con người dám đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống.

+ Tự lập giúp chúng ta được sống thật với chính mình, với những suy nghĩ và mơ ước của bản thân.

+ Tự lập là cách để chúng ta tự khẳng định giá trị bản thân.

+ Tự lập giúp ta phát triển toàn diện về mọi mặt.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Phê phán thực trạng sống dựa dẫm, ỷ lại.

+ Tự lập là lối sống cần có của tất cả mọi người để khẳng định giá trị bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển

+ Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặtlà truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tậpCon chó xấu xí(1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyếtXóm ngụ cư– được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu nhân vật

- Lai lịch: dân ngụ cư, tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác, bị kì thị, phân biệt đối xử.

+ Không được chia ruộng đất

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra

+ Thân hình to lớn vập vạp

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái.

=>Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

2.2 Phân tích khát vọng hạnh phúc thể hiện ở nhân vật Tràng

* Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Tràng: nhặt được vợ.

* Khát khao hạnh phúc thể hiện rõ qua những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Tràng.

Chiều hôm trước:

- Trước khi dẫn nhau về, Tràng đã dẫn thị đi mua một vài thứ cần thiết:

+ Mua cho 1 cái thúng con mới.

+ Dẫn đi ăn một bữa no

+ Mua 2 hào dầu.

=> Từ con người thô kệch trở nên tâm lí, tinh tế.

- Trên đường về, niềm vui hiện rõ ở Tràng:

+ Phớn phở, tủm tỉm, sáng lấp lánh.

+ Mặt vênh vênh lên tự đắc với mình.

+ Như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày… để sống với hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Khi về đến nhà, Tràng có những biểu hiện rất lạ:

+ Bỗng thấy ngượng nghịu.

+ Đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ.

+ Tủm tỉm cười một mình, ngạc nhiên trong sung sướng.

- Khi giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới:

+ Sốt sắng chờ mẹ về.

+ Khi bà cụ tứ trở về ríu rít vui mừng.

+ Giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng.

+ Khi được đồng ý thì thở phào, người như nhẹ hẳn đi.

Sáng hôm sau:

- Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn⟶ dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra⟶ ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ,

+ Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=>Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

- Thấm thía cảm động

- Bỗng thấy thương yêu, gắn bó.

- Vui sướng, phấn chấn.

=>Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=>Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Khao khát đổi đời: Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên, Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật chia cho người đói.

⟹Nghĩ ngợi⟶ Nhớ lại⟶ Ân hận, tiếc rẻ.

- Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng⟶ Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng.

2.3 Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo

* Giới thiệu tác giả, tác phẩmChí Phèo

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Đề tài trong những sáng tác của ông là người nông dân và người trí thức nghèo. Những sáng tác của ông không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực mà còn thấm đượm tinh thần nhân đạo.

- Chí Phèolà một trong những kiệt tác của Nam Cao. Truyện ngắn này nguyên có tên làCái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941) nhà xuất bản tự ý đổi tên thànhĐôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tậpLuống cày(1946), tác giả đặt lại tên làChí Phèo.

* Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo

* Khát vọng được làm người lương thiện.

- Nguyên nhân thức tỉnh Chí: tình yêu của Thị Nở

- Biểu hiện khát vọng làm người lương thiện:

+ Bắt đầu cảm nhận cuộc sống xung quanh mình

+ Muốn có một gia đình nhỏ

+ Muốn làm hòa với mọi người

+ Khi khát vọng bị đẩy vào tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến – kẻ trực tiếp gây ra những khốn nạn cho đời Chí và tự kết liễu đời mình.

2.4 Liên hệ, so sánh

* Giống nhau:

- Khát vọng hạnh phúc và khát vọng lương thiện đều là những khát vọng chân chính của con người.

- Khát vọng của những người nông dân trong cảnh thê thảm.

* Khác nhau

- Nhân vật Tràng đã có được hạnh phúc riêng của mình và đang trên con đường nhận thức và cách thức đổi đời. Tương lai của nhân vật bắt đầu lóe sáng.

- Nhân vật Chí Phèo, khát vọng làm người lương thiện bị cự tuyệt. Chí Phèo kết thúc cuộc đời đời mình bằng cái chết – bi kịch.

* Lí giải:

- Kim Lân viết tác phẩmVợ nhặtsau Cách mạng nên cảm quan của ông về đời sống con người ít nhiều mang niềm lạc quan, phấn khởi.

- Nam Cao viếtChí Phèovào giai đoạn trước Cách mạng, ông tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực.

=> Dù viết như thế nào về người nông dân nhưng người đọc vẫn thấy ánh lên trong những tác phẩm của cả hai tác giả tình yêu thương con người sâu sắc.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 37 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 37 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 38 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 38 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 39 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 39 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 40 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 40 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 41 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 41 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

Đề số 24 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 1:Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2:Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3:Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?

Câu 4:Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12). Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11) từ đó anh/chị hãy đánh giá vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2:

- Biện pháp:

+ So sánh: cuộc đời – con đường đi khó.

+ Liệt kê (gặp phải những hố sau do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, gặp phải mưa bão và tuyết lạnh).

+ Ẩn dụ: hố sâu, thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh: ẩn dụ cho những khó khăn, giông bão, trắc trở mà mỗi chúng ta phải trải qua trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp so sánh, liệt kê và ẩn dụ đã cho thấy vô vàn những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trên con đường đời. Bởi vậy cần có ý chí mạnh mẽ, niềm tin sắt đá và nghị lực để vượt qua mọi trở ngại đó.

Câu 3:

- Câu nói đã khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.

Câu 4:

- Thông điệp của tác phẩm:

+ Trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, thậm chí thất bại nhưng khi còn sống, còn hơi thở thì ta không ngừng nỗ lực, cố gắng.

+ Cuộc đời của chúng ta ra sao, thành công hay thất bại đều do chính mỗi chúng ta lựa chọn.

+ Trước muôn vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn, lựa chọn cẩn thận để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

“Sống tức là thực hiện cuộc hành trình không thể trì hoãn”

- Cuộc hành trình: để nói về con đường đời của mỗi con người trong cuộc sống.

- Trì hoãn: chần chừ, do dự trước một dự định nào đó.

=> Câu nói đã khẳng định trên đường đời, con người không thể lựa chọn cách trốn tránh trước những khó khăn mà phải đối mặt, đương đầu để vượt qua chúng và đi đến thành công.

*Bàn luận vấn đề

- Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy nếu sợ hãi, nếu “trì hoãn”, trốn tránh, con người sẽ không bao giờ có thể bước đến thành công.

- Cuộc đời của mỗi người là hữu hạn vì vậy nếu còn chần chừ, do dự ta sẽ bỏ lỡ thời gian và những cơ hội quý giá để xây dựng cuộc sống và tìm kiếm thành công.

- Dũng cảm bước đi, chấp nhận đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, con người sẽ trưởng thành, được sống một cuộc đời phong phú, giàu trải nghiệm và có ý nghĩa.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những con người gặp khó khăn, thử thách là “trì hoãn”, không dám đương đầu, thậm chí là bỏ cuộc, buông xuôi.

- Cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của cuộc đời để trên một hành trình dài, chúng ta có thể từng bước rời xa xuất phát điểm, tiến về phía trước, đi đến đích của sự thành công. Đồng thời cần có ý chí, nghị lực, có quyết tâm để thực hiện những ước mơ, những dự định đã đặt ra.

- Cuộc sống của mỗi người là quý giá, vì vậy hãy sống sao cho không phải nuối tiếc vì những năm tháng sống hoài, sống phí.

Câu 2:

1. Mở bài

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, là người có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.

- Truyện ngắnVợ chồng A Phủđược sáng tác năm 1952, in trong tậpTruyện Tây Bắc– tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. TậpTruyện Tây Bắcgồm ba truyện:Mường Giơn, viết về dân tộc Thái;Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường;Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

- Chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân là chi tiết đặc sắc của truyện ngắn này.

2. Thân bài

2.1 Giới thiệu nhân vật Mị

* Chân dung, lai lịch:

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”⟶ nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.

- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thốnglí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ.

* Số phận bi kịch: Do món nợ truyền kiếp mà Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.

2.2 Phân tích chi tiết

* Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Mùa xuân về:

- Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

- Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

* Ý nghĩa chi tiết:

- Làm thức dậy sức sống tiềm tàng trong Mị: Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Trong Mị đã diễn ra một hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh thực tại để tìm lại chính mình:

- Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

+ Sức sống tiềm tàng:

> Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

> Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

+ Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. Trong hơi rượu⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy

+ Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.

> Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng.⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

> Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

+ Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.

=> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

=>Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

2.3 Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết

* Giới thiệu nhân vật Chí Phèo

- Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.

=> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.

- Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất. Chí là một con người lương thiện đích thực.

- Vì cơn ghen của Bá Kiến, Chí Phèo bị hắn tống vào tù. Sau 7, 8 đi tù về, Chí bị tha hóa, thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

* Phân tích chi tiết:

- Hoàn cảnh xuất hiện: Sau một đêm say gặp Thị Nở tỉnh dậy.

- Ý nghĩa chi tiết:

+ Thể hiện sự thức tỉnh về mặt nhận thức của Chí sau những chuỗi ngày dài say triền miên.

+ Đánh thức phần người trong Chí sau sự trượt dài của bi kịch tha hóa.

+ Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.

2.4 Điểm tương đồng và khác biệt của hai chi tiết:

- Tương đồng:

+ Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

+ Góp phần miêu tả thành công sự biến đổi trong tâm lí nhân vật.

- Khác biệt:

+ Ở tác phẩmChí Phèolà những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí Phèo mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.

+ Chi tiết trongVợ chồng A Phủlà tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn văn số 15

Bộ đề thi thử môn văn THPT Quốc Gia năm 2019 có đáp án mẫu số 15, tài liệu ôn tập hữu ích với những dạng bài thường gặp trong các đề thi THPT QG.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi
  • 1.1. Phần I. ĐỌC HIỂU
  • 1.2. Phần II -LÀM VĂN
  • 1.3. Đáp án
Mục lục bài viết

>>> CẬP NHẬT: Đề thi Văn THPT 2019

Mời giáo viên và các em học sinh tham khảo đề thi thử THPT QG 2019 môn Văn mẫu số 15có đáp án bao gồm hai phần: phần Đọc hiểu và phần Làm văn. Đề thi thử bao gồm nhiều kiến thức đã học trong chương trình THPT đi kèm với đáp án, dàn ý chi tiết từng câu cùng bài mẫu giúp các em ôn tập một cách toàn diện nhất kiến thức và các dạng bài.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 15

Phần I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

(Tuổi trẻ.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4 (1,0 điểm). Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

Phần II -LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. (5 điểm)

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Văn mẫu số 15

Phần I - ĐỌC HIỂU

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.

Câu 2

Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3

Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh tốt.

Câu 4

Để có bản lĩnh sống cần:

+ Trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

+ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

+ Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

+ Dám đương đầu với mọi thử thách để đạt được điều mong muốn.

Phần II - LÀM VĂN

Câu 1

Hướng dẫn làm bài

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bản lĩnh có vai trò quan trọng đối với mỗi con người, có thể quyết định tương lai của mỗi người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luâṇ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

>> Tham khảo:Dàn ý nghị luận Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh

* Giải thích:

- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Bàn luận:

- Ý kiến đúng, có ý nghĩa trong cuộc sống. Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống,từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

- Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được những điều cần làm.

- Phê phán những người sống thiếu bản lĩnh, họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác…

* Bài học:

- Ý thức được bản thân cần có bản lĩnh trong cuộc sống và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân. Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.

Lưu ý

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

>> Xem nhiều bài mẫu hơn:Nghị luận xã hội: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh

Bài làm mẫu đoạn văn nghị luậnTuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách

Khi bước ra khỏi vòng tay của bố mẹ, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống không hề đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Ngoài những khó khăn, chông gai mà bản thân phải vượt qua, thì cuộc sống còn chứa đợng đầy những cám dỗ nguy hiểm. Nếu bản thân không có một bản lĩnh vững vàng, sẽ rất khó để đạt được điều mình mong muốn.

Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về bản lĩnh. Có người cho rằng bản lĩnh là khi bản thân làm những điều mà người bình thường không dám. Có người lại nghĩ chỉ khi làm được những điều lớn lao, to tát trng cuộc đời mới thể hiện là một con người bản lĩnh. Thực chất, bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. Trong cuộc sống, sự bản lĩnh làm nên cá tính riêng của mỗi người, từ đó họ có thể tự do bày tỏ những suy nghĩ của bản thân mà không câu nệ, nề hà. Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay. Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

Là học sinh, bản ĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

Đồng thời, có nhiều người lại sống một cách thiếu bản lĩnh. Họ bị lệ thuộc vào suy nghĩ và chính kiến của người khác. Từ đó, họ tự làm hạn hẹp kiến thức của chính bản thân, thu nhỏ mình lại. Họ sợ bị phản đối nếu nói lên những điều mình nghĩ, sợ bị chê bai. Không có bản lĩnh, họ không dám nghĩ nhưng lại không dám làm vì sợ vấp ngã, sợ thất bại. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong công việc cũng có thể làm cho họ cảm thấy chán nản, buông xuôi.

Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Câu 2.

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sônglà tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

* Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo...)

- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:

- Vẻ đẹp nữ tính:

+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...

- Rất mực đa tình:

+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

* Vài nét về nghệ thuật:

- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

* Đánh giá:

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

>> Tham khảo:

Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Phân tích hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bài làmmẫuSông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

"Ai đã đặt tên cho dòng sông này" là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.

Có lẽ vì đặc trung của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của Huế.

Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca "dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế", dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của mảnh đất này.

Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Di gan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút. Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ "sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng". Chỉ với một vài chi tiết và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lột tả được vẻ đẹp lúc mãnh liệt, lúc dịu êm của sông Hương. Có lẽ đây chính là đặc trưng của sông hương khi ở thượng nguồn, hứng chịu nhiều biến đổi của thời tiết.

Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông hương tựa như "Cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng". Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính.

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như "người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô". Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.

Sông Hương khi chảy về thành phố có sức hấp dẫn tuyệt vời đối với người đọc. Ở đây chúng ta nhận ra một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, rất mực tài hoa của tác giả. Ông vẽ lên vẻ đẹp của sông hương không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả trái tim đầy tình yêu thương. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như "cô gái đẹp ngủ mơ màng" - một vẻ đẹp màu màu sắc của câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp. Và sông hương bỗng "chuyển dòng liên tục" "ôm lấy chân đồi Thiên Mụ", "trôi giữa hai dãy đồi sững sững như thành quách". Một sự diễn tả quá trữ tình, quá độc đáo khiên ngưỡng đọc khó cưỡng lại được vẻ đẹp tuyệt vời này.

Sông hương vừa mềm mại, vừa dịu dàng "mềm như tấm lụa", có khi ánh lên những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím". Sự chuyển đổi màu sắc theo mùa, theo thời gian như thế này đã làm nên một nét đặc trưng cho những ai muốn ngắm nhìn sông hương thật lâu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông hương như vẽ, vẽ lên một bức tranh hoàn mĩ và tuyệt vời nhất về dòng sông huyền thoại này. Sông Hương tạo nên nét đẹp của đất cố đô Huế, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử.

Thú vị nhất là đoạn sông hương chảy trong lòng Huế, tác giả cứ ngỡ rằng sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui hẳn lên.

Vẻ đẹp của dòng sông này được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông hương như điệu slow chậm rãi sâu lắng, trữ tình... Một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể dứt ra.

Sông hương còn là chứng nhân lịch sử, là "người" chứng kiến sự đổi thay của cố đô Huế từng ngày. Trong sách Dư địa chí "dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc đại việt qua những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân của anh hùng Nguyễn Huệ..."

Có thể nói rằng để cảm nhận sông hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và thương tha thiết dòng sông thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút kì đầy sắc bén và tình cảm này.

"Ai đã đặt tên cho dòng sông này" thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông Hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang

************

Hy vọng mẫu đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn văn số 15là một trong những tài liệu ôn tập hữu ích để các em ôn luyện chuẩn bị cho kì thi trước mắt. Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao!

- Tuyển tập đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2021 -

Cập nhật ngày 19/04/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Video liên quan

Chủ đề