Sốt tiêm phòng trong bao lâu

Một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vaccine là sốt, đặc biệt là các loại vaccine phòng Covid-19. Vậy thuốc hạ sốt có ảnh hưởng gì tới hiệu quả của vaccine hay không và sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

1. Vaccine ngừa Covid-19 là gì?

Vaccine phòng Covid-19 có tác dụng giúp cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 - tác nhân gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Mặc dù hiện nay không có vaccine nào có thể giúp chúng ta miễn nhiễm 100% với mầm bệnh nhưng nếu được tiêm đủ liều vaccine thì khả năng biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong do Covid-19 sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì thế, mỗi người cần tham gia chương trình tiêm chủng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tương tự như phần lớn các loại thuốc đều chứa các tác dụng phụ nhất định, vaccine cũng có thể gây nên những phản ứng phụ với các mức độ khác nhau. Khác ở chỗ là các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine chỉ mang tính chất tạm thời và thường gặp nhất là các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, sưng, đau, tấy đỏ vị trí tiêm và sốt. Tuy nhiên CDC đã khẳng định rằng những phản ứng phụ và rủi ro khi tiêm vaccine là thấp hơn rất nhiều so với lợi ích mà vaccine đem lại.

Vaccine là chìa khóa giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19

Thông thường sau 2 - 3 ngày là các phản ứng phụ sẽ tự biến mất. Ngoài ra cũng có trường hợp gặp phản vệ sau tiêm nhưng tác dụng này rất hiếm gặp. Đây là lý do sau tiêm bất kỳ vaccine nào người đi tiêm chủng cũng cần phải ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để nhân viên y tế kịp thời xử lý nếu xảy ra các phản ứng nghiêm trọng.

2. Vậy sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt?

Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 không nên sử dụng thuốc hạ sốt để phòng tránh các phản ứng phụ do vaccine vì điều này có khả năng làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra những loại thuốc phù hợp có thể dùng để hạ sốt và giảm đau sau tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp người được tiêm chủng xuất hiện triệu chứng sốt từ 38,5 độ C trở lên thì nên dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo liều lượng, không uống quá liều hoặc sau khi uống chưa thấy tác dụng hạ sốt ngay cũng không được uống vượt quá thời gian tối thiểu của lần uống tiếp theo. Bởi vì điều này có thể làm hại gan, dẫn tới suy gan cấp vô cùng nguy hiểm.

Sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt là mối quan tâm của rất nhiều người

Nếu bị sốt cao liên tục trên 39 độ C không thuyên giảm sau khi đã uống thuốc hạ sốt, người được tiêm chủng cần đi đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Có nhiều người thắc mắc liệu sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm có làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể? Hiện nay chưa có bằng chứng chứng minh việc dùng những loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol trong việc kiểm soát các phản ứng phụ sau tiêm vaccine gây ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch.

3. Các lưu ý cần thiết sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19

Tại điểm tiêm chủng cần đọc kỹ và tuân theo những hướng dẫn sau tiêm do cán bộ y cán bộ y tế cung cấp. Bao gồm các phản ứng phụ với từng mức độ có thể gặp và khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu gặp tình trạng sốt sau tiêm.

Sau tiêm bị sốt nên làm gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, nếu người đi tiêm về mới chỉ sốt dưới 38 độ C thì chưa cần uống thuốc vội, thay vào đó có thể áp dụng các kỹ thuật tự chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này do tác dụng phụ của vaccine như:

  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây và điện giải, oresol để tránh mất nước;

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi;

  • Nằm trong phòng thoáng khí nhưng không nên để gió lạnh thốc vào người;

  • Chườm trán, hố nách 2 bên và lau người bằng khăn ấm;

  • Tầm 30 phút lại đo nhiệt độ 1 lần để theo dõi xem cơ thể đã hạ sốt chưa. Nếu nhiệt độ có dấu hiệu tiếp tục gia tăng trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Sau khi uống khoảng 2 tiếng, không thấy cải thiện nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời;

  • Nếu gặp hiện tượng cứng hoặc đau nhức cánh tay, có thể vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng các cơ căng cứng quá mức;

  • Luôn có người bên cạnh để hỗ trợ 24/24 ít nhất trong vòng 3 ngày đầu sau khi đi tiêm về;

  • Trong khoảng thời gian 3 ngày đầu không được sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn vì những tác dụng do các chất này gây ra có thể gây nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị kiệt sức do sốt sau tiêm.

Cần lưu ý uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo chỉ dẫn

Nếu gặp những triệu chứng nghiêm trọng sau đây, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn xử lý trực tuyến hoặc đưa người được tiêm chủng tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất:

  • Xuất hiện dấu hiệu tê cứng ở lưỡi hoặc quanh môi;

  • Khó thở, thở khò khè, thở rít, rím tái;

  • Nghẹn họng, căng cứng, ngứa họng, nói khó;

  • Hồi hộp, tức ngực, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu;

  • Phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ, đỏ hoặc tím da, xuất huyết dưới da;

  • Ngủ li bì, ngủ gà, cảm giác lú lẫn, co giật, hôn mê;

  • Đau đầu dữ dội hoặc kéo dài;

  • Đau bụng, tiêu chảy;

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;

  • Triệu chứng toàn thân: choáng váng, xây xẩm, mệt bất thường, có cảm giác muốn ngã; Sốt cao trên 39 độ C liên tục và không đáp ứng thuốc hạ sốt; bị đau bất thường dữ dội tại một hoặc nhiều vị trí mà không do va chạm hay sang chấn.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể sẽ phải mất tới vài tuần để có đủ kháng thể chống lại virus. Do đó ngay sau khi tiêm chúng ta chưa được bảo vệ ngay mà vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác. Vì vậy mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch của Chính phủ kể cả trước và sau khi đã tiêm phòng Covid-19 nhằm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Trong trường hợp nếu bạn muốn xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm, tốt nhất nên tiến hành vào mốc 28 ngày sau khi tiêm mũi 1, đối với mũi 2 là sau 14 - 28 ngày.

Như vậy bài viết trên đây đã giải thích cho các băn khoăn trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 đó là: sau tiêm sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Sau tiêm vacxin covid có được uống thuốc hạ sốt hay không và sau tiêm bị sốt nên làm gì? Dựa trên các khuyến cáo và hướng dẫn y tế, mỗi người nên tuân thủ chặt chẽ và nắm được các thông tin tiêm chủng cơ bản để xử lý những phản ứng sau tiêm một cách khoa học và kịp thời.

Nhằm giúp quý khách hàng an tâm và đảm bảo sức khỏe sau tiêm phòng Covid-19, BVĐK MEDLATEC hiện đang cung cấp dịch vụ thăm khám sau tiêm được tham vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và vô cùng tiện lợi. Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC!

Cập nhật: 12:49 - 20/04/2022 | Lần xem: 4247

1.Vì sao cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Theo thống kê, trẻ em dưới 18 tuổi có ít nguy cơ tử vong do COVID-19 và nếu mắc bệnh thì bệnh cũng thường nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp trẻ mắc COVID-19 tiến triển nguy kịch, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh nhưng việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra. Do đó, để bảo vệ trẻ thì vắc xin chính là chìa khóa hiệu quả.

2. Vắc xin phòng COVID-19 nào được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Có 2 loại vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Pfizer và Moderna. Cả 2 loại vắc xin đều được dùng tiêm bắp và có liều lượng nhỏ hơn so với người lớn. Khoảng cách giữa 2 liều cơ bản tối thiểu 3 - 4 tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có an toàn không? Các phản ứng sau tiêm trẻ có thể gặp?

Vắc xin phòng COVID-19 đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Bộ Y tế cấp phép và được sử dụng ở nhiều quốc gia. Vắc xin được đánh giá là an toàn cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trẻ có thể gặp một số phản ứng sau tiêm như: sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, … và rất hiếm gặp các phản ứng nặng như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

4.Vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác gì so với vắc xin phòng COVID-19 được tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên?

Vắc xin Pfizer Comirnaty sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng là 10mcg bằng 1/3 hàm lượng so với liều vắc xin sử dụng của người từ 12 tuổi trở lên.

Vắc xin Moderna sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi có hàm lượng 50mcg bằng 1/2 liều cơ bản sử dụng cho người lớn.

Lưu ý: KHÔNG sử dụng vắc xin của người lớn để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

5.Trẻ có thể tiêm 2 mũi với 2 loại vắc xin khác nhau được không?

Không. Chỉ được sử dụng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 trẻ

6.Vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có những chống chỉ định nào?

Chống chỉ định khi trẻ có tiền sử rõ ràng về phản ứng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin. Ngoài ra, còn có các chống chỉ định khác theo công bố của nhà sản xuất.

7.Khi nào trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi phải trì hoãn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thời gian trì hoãn là bao lâu?

Trẻ được trì hoãn tiêm khi: (1) Có bằng chứng mắc COVID-19. Trường hợp này trì hoãn 3 tháng kể từ ngày khởi phát; (2) Có hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), trẻ sẽ hoãn đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn; (3) Trẻ đang có bệnh cấp tính, hoặc mạn tính tiến triển hay có các vấn đề khác cần trì hoãn. Tình trạng này sẽ trì hoãn đến khi sức khỏe của trẻ ổn định.

8. Những trường hợp nào cần thận trọng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ?

Những trường hợp trẻ sẽ được khám sàng lọc kỹ và thận trọng bao gồm: Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi (ví dụ tâm lý đám đông, hội chứng áo choàng trắng…)

9. Những trường hợp nào trẻ sẽ được khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện?

Những trường hợp trẻ sẽ được chuyển tiêm tại bệnh viện bao gồm: Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

10. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trẻ cần được theo dõi trong bao lâu và theo dõi những gì?

Trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Các dấu hiệu bất thường cần theo dõi: Phát ban, kích thích, mệt lả, khó thở, tím tái, co giật, rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi, …

11. Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu: Kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở (khi hoạt động bình thường, khi nằm), sốt cao khó hạ nhiệt độ (hoặc kéo dài hơn 24h), vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.

Tải file PDF tại đây

Thiết kế: Minh Hà

Thủy Tiên, Bá Trình – HCDC (tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề