Sse là gì trong ngân hàng

“Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng vào cuối quý III, IV, nhưng vẫn trong biên độ điều hành 14%. Việc nới room tín dụng chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ”, TS. Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, cho biết.

Cạn “room tín dụng” là câu chuyện nóng trong hệ thống ngân hàng. Tính đến ngày 15.8.2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,45 triệu tỉ đồng, tăng 9,62% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,68%). Nếu quan sát trong vòng hơn 1,5 tháng qua, tín dụng ngành ngân hàng chỉ tăng 0,27%. Nhiều sếp lớn ngân hàng cho biết đã cạn room tín dụng cho vay từ lâu. 

Câu hỏi nóng: “Bao giờ Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng? Ngân hàng nào được sẽ được nới room?”

Trả lời phóng viên báo Lao Động, TS. Nguyễn Tuấn Anh, cho rằng, với những động thái từ phía cơ quan quản lý nhà nước gần đây, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng trong biên độ điều hành, trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo an toàn vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết: “Hiện dư địa tăng trưởng tín dụng còn khá lớn (4 tháng cuối năm còn khoảng 4,42%, tương đương gần 500.000 tỉ đồng). Tôi tin Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng trong biên độ điều hành 14%. Việc điều chỉnh tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức tín dụng nào có “thể chất” tốt hơn, tín dụng lành mạnh hơn, tham gia đóng góp nhiều hơn vào các mục tiêu chung của hệ thống và chủ trương của Chính phủ sẽ được ưu tiên nới room tín dụng”.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam luôn cao hơn so với tăng trưởng GDP cho thấy nền kinh tế thâm dụng vốn khá cao. Đặc biệt, hiện nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế có những hạn chế và tập trung vào hệ thống ngân hàng, việc các ngân hàng bị hạn chế room tín dụng có thể dẫn đến những diễn biến không tốt.

Việc phân bổ dần dần hạn mức tín dụng ngay trong nửa cuối quý III và tiếp tục sang quý IV/2022 sẽ giúp hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp vận hành nhịp nhàng, hài hoà trong tổng thể cùng với các yêu cầu về an toàn vốn. Thậm chí, nới room tín dụng có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa huy động và cho vay, bởi dòng tiền tiết kiệm sẽ không phải sử dụng đến khi nguồn tiền vay đã sẵn sàng.

TS. Nguyễn Tuấn Anh, cho rằng "Nên xem xét bỏ biện pháp này khi các tổ chức tín dụng đã đạt được chuẩn Basel II, chỉ quản lý tăng trưởng tín dụng thông qua hệ số an toàn vốn (CAR)"

“Việc nới room tín dụng chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ như sản xuất, dịch vụ, nhất là các ngành kinh doanh trọng điểm bao gồm thương mại, xuất nhập khẩu, nông lâm thủy sản… Với những ngân hàng có dư nợ tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và cần tiếp tục tăng cường quản lý. Mặc dù không hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực này, song cần kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo hướng tới mục tiêu an toàn hệ thống. Nền kinh tế đang phục hồi, nhưng chưa đồng đều, nên nắn dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ là mục tiêu hàng đầu”, TS Nguyễn Tuấn Anh nói. 

Ngân hàng Nhà nước nên xem xét bỏ room tín dụng khi các  hàng đã đạt được chuẩn Basel II

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện có nên hay không nên giữ room tín dụng.

TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng: “Không thể phủ nhận rằng cơ chế giao chỉ tiêu tín dụng trong hơn 10 năm qua cho thấy phần nào tính ưu việt. Cá nhân tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên linh hoạt điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế trong các lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, công cụ này cũng dễ gây ra những “hiểu lầm” bởi lý do một số chuyên gia kinh tế cho rằng room tín dụng vẫn đâu đó còn mang phong cách “bao cấp”, công cụ hành chính, không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường…

Có thể, việc duy trì quản lý room tín dụng tiếp tục là giải pháp tạm thời, nhưng về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét bỏ biện pháp này khi các tổ chức tín dụng đã đạt được chuẩn Basel II (tiệm cận với những chuẩn mực quốc tế một cách đầy đủ), chỉ quản lý tăng trưởng tín dụng thông qua hệ số an toàn vốn (CAR)”.

Theo TS Tuấn Anh, từ năm 2011 đến nay, sau giai đoạn ngành ngân hàng tăng trưởng nóng và lạm phát lên mức 2 con số, room tín dụng trở thành một trong những công cụ hiệu quả để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chất lượng cho vay cũng như phục vụ các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như lãi suất, cung tiền và lạm phát.

Lạm phát của Việt Nam đến từ yếu tố chi phí đẩy, chủ yếu là do giá xăng dầu cũng như giá nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất - kinh doanh tăng cao. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy việc “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam, đòi hỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ phải thận trọng hơn.

“Việc xác định rõ lạm phát của Việt Nam hiện nay đến từ chi phí đẩy, nghĩa là không xuất phát từ yếu tố tiền tệ, nhưng rủi ro trong và ngoài nước vẫn đang hiện hữu, nên việc Ngân hàng Nhà nước chưa bỏ room tín dụng là phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, TS Nguyễn Tuấn Anh nói.

Giải ngân là một thật ngữ quen thuộc khi vay vốn ngân hàng. Bạn đã hiểu rõ giải ngân là gì và cách thủ tục giải ngân khi vay vốn ngân hàng chưa? Nếu nắm rõ quy trình và thủ tục thì hồ sơ vay vốn của bạn sẽ được ngân hàng tiến hành nhanh chóng, và bạn sẽ nhận tiền vay sớm. Trong bài viết sau, Timo sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giải ngân là gì, các thủ tục giải ngân và những điều cần lưu ý khi giải ngân.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình vay vốn của ngân hàng. Giải ngân có nghĩa là ngân hàng xuất (giải quyết) tiền, tài chính (ngân) cho khách hàng theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận.

Hiểu đơn giản giải ngân là gì, thì giải ngân chính là việc chi một khoản tiền theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay. Người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng. Việc giải ngân sẽ được tiến hành sau khi hoàn tất các thủ tục cho vay. Và giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành nhiều lần tùy thuộc vào thỏa thuận đã ký kết.

Tham khảo bài viết: Các sản vay tiêu dùng của Timo

Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng

Quy trình giải ngân thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng. Dưới đây là 5 bước trong quy trình giải ngân mà bạn cần nắm rõ.

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Khách hàng bắt buộc phải kê khai thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Các thông tin kê khai gồm: Thông tin cá nhân, mục đích vay vốn là vay tiêu dùng hay vay vốn kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn, tài sản đảm bảo là gì,… Chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ tiếp nhận và xác thực tính chính xác của những thông tin được cung cấp từ khách hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau. Hồ sơ này cũng quyết định việc ngân hàng có chấp nhận cho bạn vay vốn hay không. Vì vậy, các bước chuẩn bị hồ sơ cần được làm cẩn thận và chính xác. Các loại hồ sơ cơ bản cần có khi vay gồm:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ tài chính
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo
  • Một vài giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm

Tìm hiểu: Vay ngân hàng không cần tài sản thế chấp

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau bước 1 và 2, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định là quá trình chuyên viên tín dụng xem xét lại tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu, xác minh thông tin. Từ đó xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không. Chuyên viên tín dụng có thể hỏi thêm các câu hỏi cho chính khách hàng hoặc những người liên quan và yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu thiếu.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi chuyên viên Ngân hàng thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin phê duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt (thường là những khoản vay số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ của khách để bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay vốn.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn.

– Hồ sơ pháp lý: CMND, hộ chiếu, sổ hộ khẩu (hoặc KT3), giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng vay

– Hồ sơ tài chính bao gồm tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập: HĐLĐ còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương (với nguồn thu từ lương), giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (với nguồn thu từ kinh doanh), giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê (với nguồn thu từ cho thuê tài sản).

– Hồ sơ mục đích sử dụng vốn: các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng như hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền (với mục đích mua nhà, mua xe,…); bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí (với mục đích xây sửa nhà); giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai (với mục đích kinh doanh).

– Hồ sơ tài sản đảm bảo: có thể là sổ đỏ, sổ hồng nếu tài sản đảm bảo là nhà đất, giấy đăng kí xe nếu tài sản đảm bảo là ô tô,… Khách hàng cần cung cấp thêm CMND, sổ hộ khẩu nếu tài sản là của bên thứ 3.

Lưu ý quan trọng khi giải ngân dành cho khách hàng

  • Khách hàng nên cung cấp thông tin chi tiết và trung thực nhất có thể để rút ngắn thời gian thẩm định của Ngân hàng.
  • Trong quá trình thẩm định, nếu khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ thì bước thẩm định sẽ được tiến hành nhanh hơn. Khách hàng có thể chủ động bố trí thời gian gặp mặt trực tiếp và bổ sung hồ sơ kịp thời.
  • Cố gắng sắp xếp thời gian khi Ngân hàng có yêu cầu làm thủ tục để được giải ngân nhanh và tránh để lỡ công việc.
  • Cần đọc kỹ thông báo cho vay, điều kiện cho vay, các thông tin chi tiết về thời hạn, biên độ, lãi suất, … và cần đọc kỹ hợp đồng cho vay trước khi đặt bút ký.
  • Nên tìm hiểu về vay vốn ngân hàng 1-2 tháng trước thời điểm cần sử dụng vốn để tránh lỡ kế hoạch sau này.
  • Trên đây là những thông tin về thủ tục giải ngân vay vốn ngân hàng cũng như những điều khách hàng cần lưu ý khi đi vay tiền ở bất kỳ ngân hàng nào. Tuy nhiên mỗi ngân hàng lại có những yêu cầu cụ thể và thời gian giải ngân nhanh chậm khác nhau, bạn hãy liên hệ chuyên viên tín dụng của ngân hàng đó để được tư vấn cụ thể nhất!

Qua thông tin Timo cung cấp bên trên, bạn đã có thể hiểu rõ được thuật ngữ giải ngân là gì và nắm rõ được quy trình giải ngân. Mong rằng, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, Timo còn cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng với hạn mức vay lên đến 100 triệu đồng. Click ngay tại đây để xem chi tiết!

Tìm hiểu thêm: Cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản, chính xác nhất

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua tổng đài miễn cước phí 1800 6788.

Những câu hỏi thường gặp về giải ngân

Giải ngân là gì?

Giải ngân là khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ trao cho người đi vay theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký giữa 2 bên. Nguồn vốn giải ngân có thể được trao nhận dưới nhiều hình thức như tiền mặt, séc, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,…

Quy trình giải ngân diễn ra như thế nào?

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàngBước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tụcBước 3: Thẩm định khách hàng Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Thời gian giải ngân thường diễn ra trong bao lâu?

Tùy vào điều kiện của ngân hàng, tính chính xác của hồ sơ thời gian giải ngân thông thường sẽ tầm 1-2 ngày. Đối với hồ sơ phức tạp thời gian duyệt vay sẽ mất 3-4 ngày đến 1 tuần.

Video liên quan

Chủ đề