Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây em hiểu điều đó như thế nào

Đề thi học sinh giỏi chuyên đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng (tiếp) – Sinh học 11

hoccham 19/05/2018 Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

PHẦN I. KIẾN THỨC

- Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.

- Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do.

các dạng nước Nước liên kết Nước tự do
Đặc điểm

tồn tại trong các liên kết hóa học

bị hút bởi các phân tử tích điện

có trong thành phần TB, khoảng gian bào, mạch dẫn
Vai trò

+ làm dung môi hòa tan các chất

+ giảm nhiệt độ thông qua việc thoát hơi nước ở lá

+ Tham gia vào quá trình trao đổi chất

+ Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh

+ đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

1.Hình thái của hệ rễ

-Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- 1 số kiểu rễ cây: rễ chùm, rễ cọc

- Rễ gồm rễ chính và rễ bên.

2.Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Đặc điểm thích nghi của rễ để hút nước và muối khoáng:

  • Rễ phát triển đâm sâu, lan tỏa và hướng tới nguồn nước và dinh dưỡng trong đất.
  • Rễsinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.
  • Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây em hiểu điều đó như thế nào

- Cấu tạo của TB lông hút:

  • Bản chất:do các TB biểu bì kéo dài ra
  • Thành TB mỏng không thấm cutin.
  • Chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
  • Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh\(\rightarrow\)tăng khả năng hấp thu nước và trao đổi muối khoáng với môi trường
  • Tế bào lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.

Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây em hiểu điều đó như thế nào

II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

1.Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

a.Hấp thụ nước

- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) vào tế bào lông hút (các TB biểu bì còn non)môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

-Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

  • Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút, hút nước lên phía trên, làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút.
  • Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất (axit hữu cơ, đường saccarôzơ…. là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào).

b.Hấp thụ ion khoáng

-Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

  • Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động: đi từ đất vào tế bào lông hút (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
  • Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali K+) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ quá trình hô hấp.

2.Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

- Nước và ionkhoáng vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:

  • Con đường gian bào
  • Con đường tế bào chất

Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây em hiểu điều đó như thế nào

Con đường gian bào (đường màu đỏ) Con đường tế bào chất (đường màu xanh)
Đường đi

- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB \(\rightarrow\)đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút → khoảng gian bào → đến đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất → mạch gỗ.

- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.

- Từ lông hút → tế bào chất của tế bào → mạch gỗ.

Đặc điểm

- Nhanh, không được chọn lọc.

-Chậm, được chọn lọc.

- Vai trò của đai Caspari:

  • Đai Caspari chặn cuối con đường gian bào không được chọn lọc giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào, cây.Có thể coi đây là một vòng đai ngăn cản sự di chuyển của nước và muối theo chiều ngang trong thân cây.
  • Chọn lọc các chất cần thiết ngăn cản chất độc nói cách khác nó là cơ "quan kiểm dịch" các chất thấm vào mạch dẫn.

III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

- Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ:

  • Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ → ảnh hưởng đến nồng độ các chất và lượng ATP tạo ra. Nhiệt độ tăng ở mức độ giới hạn làm tăng sự thoát hơi nước → tăng sự hấp thụ các chất khoáng.
  • Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây → ảnh hưởng đến nồng độ các chất hữu cơ được tổng hợp nên, ảnh hưởng đến hô hấp, tính thẩm thấu của nguyên sinh chất. Ví dụ cây để trong tối sẽ không có khả năng hấp thụ photpho.
  • Độ ẩm của đất: đất có độ ẩm cao trong giới hạn giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tích tiếp xúc của rễ với các hạt keo đất, lượng nước tự do trong đất cao hòa tan được nhiều muối khoáng → sự hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.
  • Độ pH của đất: ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất khoáng trong đất → ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và muối khoáng. Đất có pH = 6 – 6,5 là phù hợp với việc hấp thụ phần lớn các chất khoáng. Đất quá axit hay quá kiềm đều không tốt cho việc hấp thụ các chất khoáng do các chất khoáng dễ bị rửa trôi hoặc gây ngộ độc cho cây.
  • Đặc điểm lí hóa của đất: đất tơi xốp, thoáng khí giúp cho việc hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi hơn. Đất ngập úng tích lũy nhiều CO2, N2, H2S... thường ức chế sự hoạt động của hệ rễ.
    • Nồng độ oxi trong đất giảm→ sự sinh trưởng của rễ giảm, đồng thời làm tiêu biến các TB lông hút → sự hút nước giảm. Ngoài ra khi thiếu oxi → quá trình hô hấp yếm khí tăng sinh ra chất độc với cây

sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào giải giúp e mai tả bàii thầy r

Home/ Môn học/Sinh học/sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào giải giúp e mai tả bàii thầy r

chuyên đề sự hấp thụ nước, muối khoáng ở rễ và quá trình vận chuyển các chất trong cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

SỰ HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
VÀ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
A. THỰC TRẠNG:
Chương trình Sinh học 11 tập trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó nhưng lí thú của sinh
học đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật. Muốn học tốt thì người học phải nắm vững bản chất
Sinh học của các hiện tượng, quá trình, vận dụng các kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn. Đa số học sinh khối 11 của trường ở mức độ trung bình nên các em còn thụ động trong
việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức nên mỗi khi gặp dạng câu hỏi vận dụng thực tiễn là các em còn
lúng túng, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.
B. GIẢI PHÁP:
Để học sinh nắm vững được những kiến thức Sinh học cơ bản và có khả năng trả lời tốt các câu
hỏi trắc nghiệm, qua thời gian trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy
và ôn tập theo hướng trắc nghiệm hiện nay là cần thiết nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức. Bên
cạnh đó, hướng dẫn học sinh biết cách học đúng để trả lời chính xác các câu hỏi theo hướng trắc
nghiệm cũng rất cần thiết. Thực tế, có một số học sinh mặc dù đã nắm kiến thúc cơ bản khá tốt
nhưng khi làm bài thi trắc nghiệm điểm lại không cao.
C. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Nhằm giúp HS có thể nắm bắt được kiến thức cốt lõi của Sinh học cơ thể để trả lời tốt các câu hỏi
đồng thời nâng cao khả năng nhận thức và tự học cho học sinh, rèn luyện tư duy khoa học tôi đưa ra
chuyên đề: SỰ HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG Ở RỄ VÀ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN
CÁC CHẤT TRONG CÂY giúp các em trả lời được các câu hỏi liên quan đến sự trao đổi nước và
muối khoáng ở thực vật và đạt được kết quả tốt trong các kì kiểm tra. Từ đó, đặt nền móng trong
việc giải các dạng câu hỏi vận dụng khó hơn trong chương trình Sinh học ở các lớp trên.
D. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ:
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ là một trong những quá trình chuyển hóa vật chất ở thực
vật. Muối hòa tan trong nước và phân li thành các ion. Vì vậy sự hấp thụ nước và ion khoáng luôn
gắn liền với nhau.
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút


a) Hấp thụ nước
- Theo cơ chế thẩm thấu: nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào
tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
- Dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dung dịch đất do:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá
+ Nồng độ chất tan cao

1


Hình 1.1: Sự Hấp Thụ Nước Và ion Khoáng Ở Rễ Cây
b) Hấp thụ ion khoáng
Theo 2 cơ chế:
- Thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ các ion đó thấp
hơn)
- Chủ động: nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion đó cao hơn, tiêu tốn năng lượng ATP
từ hô hấp
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Nước từ đất → tế bào lông hút → tế bào vỏ rễ → mạch gỗ
Theo 2 con đường:
+ Con đường thứ nhất là con đường gian bào: đi theo khoảng gian bào của tế bào biểu bì, tế bào
nhu mô vỏ, đến nội bì thì bị vòng đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất.
Đai Caspari điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
+ Con đường thứ hai là con đường tế bào chất: đi xuyên qua lớp tế bào chất của các tế bào biểu
bì, nhu mô vỏ, nội bì rồi đi vào mạch gỗ.

Hình 1.2: Con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ
3. Ảnh hưởng của các tác nhân mối trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở
rễ.
Lượng ôxy môi trường, độ axit (pH), áp suất thẩm thấu của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hấp

thụ nước và ion khoáng ở rễ.
a. Lượng ôxy môi trường:
- Nồng độ ôxy trong đất giảm, sự sinh trưởng của rễ bị ảnh hưởng → sự hút nước giảm.
- Khi trong đất thiếu ôxy quá trình hô hấp yếm khí tăng → sinh ra chất độc đối với cây.
b. Độ axit (pH)
2


- Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong dung dịch đất dẫn đến hấp thụ yếu.
c. Áp suất thẩm thấu của dịch đất.
- Rễ cây hấp thụ nước bằng cơ chế thụ động là chủ yếu và hấp thụ ion khoáng một cách chọn lọc.
II. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY:
* Dòng mạch gỗ (dòng đi lên):
* Dòng mạch rây (dòng đi xuống):
1. DÒNG MẠCH GỖ
a. Khái niệm
- Khái niệm: Dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng
từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần
khác của cây.
- Đặc điểm: vận chuyển ngược chiều trọng lực và có lực cản thấp

b. Cấu tạo của mạch gỗ:
- Tế bào (TB) mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
* Hình thái cấu tạo:
+ Quản bào là các TB dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau
+ TB mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các TB ngắn, có vách 2 đầu
đục lỗ.

3



* Đặc điểm cấu tạo
+ TB không có màng và bào quan tạo nên các tế bào rỗng →→làm cho lực cản dòng chất thấp.
+ Vách thứ cấp được linhin hóa bền vững chắc →→ giúp chịu được áp suất nước
+ Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ→→giúp dòng chất được vậ chuyển qua các TB
+ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển
bên trong.
* Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống:
Các TB cùng loại nối với nhau theo cách đầu của TB này gắn vào đầu của TB kia tạo thành
những ống dài từ rễ lên lá
+ Các TB khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của TB này ghép sít vào lỗ bên của TB khác
tạo nên các cặp lỗ là con đường vận chuyển ngang
c. Thành phần dịch mạch gỗ:
- Chủ yếu là nước và ion khoáng.Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin,
amit, vitamin, hoocmon)
d. Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ).
=> Áp lực sinh ra do hoạt động trao đổi chất ở rễ đẩy nước lên cao
+ Hiện tượng: ứ giọt, chảy nhựa:

* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
=> TB khí khổng thoát hơi nước vào không khí dẫn tới các TB này bị mất nước do đó nó sẽ hút
nước của các TB lân cận để bù đắp vào, dần suất hiện lực hút nước từ lá đến tận rễ
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Do giữa các phân tử nước tồn lại 1 lực liên kết hidro yếu →→ tạo thành 1 chuỗi liên tục các phân
tử nước kéo theo nhau đi lên
2. DÒNG MẠCH RÂY:
a. Khái niệm:
- Khái niệm:

Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion
khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng
hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…)
- Đặc điểm: vận chuyển xuôi theo chiều trọng lực và có lực cản.
4


b. Cấu tạo của mạch rây:
- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
* Hình thái cấu tạo:

+ Tế bào ống rây: là các TB chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không
nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh. Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận
chuyển dịch mạch rây
+ Tế bào kèm: là các TB nằm cạnh TB ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên
sinh đặc, không bào nhỏ
Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các TB ống rây
* Cách sắp xếp của các TB ống rây và TB kèm
+ Các TB ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các TB quang hợp tới
cơ quan dự trữ
+ Các TB kèm nằm sát, xung quanh các TB ống rây
c. Thành phần của dịch mạch rây:
- Chủ yếu là đường saccarozơ ( chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực
vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều
kali.
4. Động lực của dòng mạch rây:
Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi
saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả - nơi saccarozo
được dự trữ hoặc sử dụng ) có áp suất thẩm thấu thấp.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÒNG MẠCH GỖ VÀ DÒNG MẠCH RÂY

Là 2 con đường dẫn truyền các chất không hoàn toàn độc lập trong cây
+ Nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận
chuyển ngang:

5


E. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1. Vì sao dòng nước, muối khoáng phải đi qua tế bào nội bì rồi mới vào được mạch dẫn
của rễ?
HD: Vì:
- Tế bào nội bì có 6 mặt (hình lập phương), trong đó có 4 mặt của thành tế bào thấm bần tạo nên
một đai Caspari bao quanh tế bào nội bì theo 4 mặt.
- Vì có đai Caspari bao quanh nên nước và chất tan không thể thấm qua đai theo thành tế bào mà
phải đi vào trong tế bào chất. Khi đi vào trong tế bào chất thì màng tế bào nội bì làm nhiệm vụ thấm
chọn lọc, loại bỏ và ngăn cản nhuwngc chất có hại đi vào mạch gỗ của rễ cây.
Câu 2. Nước và ion khoáng di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường là
qua gian bào và qua tế bào chất. Hãy cho biết con đường nào là chủ yếu? Giải thích.
HD: Nước và ion khoáng di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường là qua gian
bào và qua tế bào chất. Con đường qua vách gian bào là chủ yếu. Nguyên nhân vì vách gian bào tạo
nên khe hở mao dẫn để nước thẫm thấu và di chuyển theo khe mao dẫn này. Con đường qua tế bào
sống bị ngăn cản bởi khối chất nguyên sinh nên tốc đọ di chuyển của nước rất chậm.
Câu 3. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo.
b. Khi đất bị ngập nước thì cây thường bị héo.
c. Khi rễ bị nén chặt thì cây bị chết.
HD: Nguyên nhân của héo là do qua s trình thoát hơi nước mạnh hơn qua trình hút nước là cho
cây mất nước dẫn tới tế bào giảm thể thích → Héo.
a. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo vì:
- Bón nhiều phân hóa học là tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm giảm thế nước của đất.

Khi thế nước của đất thấp hơn thế nước của tế bào rễ thì nước không thẩm thấu vào rễ → rễ cây
không hút được nước.
- Quá trình thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra trong khi quá trình hút nước ở rễ giảm hoặc rễ không
hút nước. Điều này làm cho cây mất nước dẫn tới cây héo.
b. Khi đất bị ngập nước thì cây thường bị héo. Vì:
- Đất có các khe hở để cung cấp ô xy cho rễ cây hô hấp. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra năng
lượng ATP để vận chuyển các chất tan vào trong không bào làm tăng nồng độ chất tan dẫn tới tăng
áp suất thẩm thấu của tế bào. Khi tế bào lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của
môi trường đất thì nước sẽ thẩm thấu từ đất vào tế bào lông hút làm cho cây hút được nước.
6


- Khi đất bị ngập nước thì các khe đất bị phủ kín bởi nước. Trong nước có hàm lượng ô xy thấp
nên không đủ cung cấp cho rễ cây hô hấp. Quá trình hô hấp ở rễ diễn ra yếu dẫn tơi tế bào lông hút
thiếu năng lượng ATP để vận chuyển chủ động các chất tan vào không bào. Khi trong không bào có
nồng độ chất tan thấp thì áp suất thẩm thấu thấp → Nước không thẩm thấu vào tế bào lông hút của
rễ. → Cây không hút được nước.
- Cây không hút được nước trong khi quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra. Điều này làm cho cây
bị mất nước → Cây héo.
c. Khi rễ cây bị nén chặt thì cây bị chết. Nguyên nhân là vì khi bị nén chặt thì đất thiếu khí nên rễ
cây không được cung cấp O2 làm ngưng trệ quá trình hô hấp, dẫn tới rễ bị chết làm cho cây bị chết.
Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả hai cong đường hấp thụ nước từ đất vào mạch gỗ của rễ. Hãy
chú thích các mũi tên trên hình vẽ để chỉ ra con đường hấp thụ nước từ đất vào đến mạch gỗ.
Phân tích hai con đường vận chuyển đó?

HD: Nước được hấp thụ vào rễ theo 2 con đường:
+ Con đường sống: chất nguyên sinh – không bào
+ Con đường không sống: thành tế bào – gian bào
- Cơ chế:
+ Thẩm thấu: Nồng độ các chất của không bào trong tế bào cao hơn nồn độ các chất đó ở dịch đất

(nước di chuyển theo gradien thế nước). Dòng nước thẩm thấu từ tế bào này sang tế bào khác liên
tục cho đến khi nước ngập đầy trong mạch gỗ. Các chất khoáng được vận chuyển tích cực vào bên
trong tế bào cũng làm cho nồng độ các chất bên trong tế bào coa hơn bên ngoài. Nước được vận
chuyển từ tế bào chất của tế bào này sang tế bào khác cạnh nhau qua cầu tế bào chất.
+ Ngậm nước: Phân tử nước hút bám trên thành tế bào ngậm nước của tế bào rễ và chuyển động
từ biểu bì đến vỏ, đến thành tế bào nội bì.
Câu 5: Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân
thường bị chết rét. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.
HD:
- Nhiệt độ quá thấp làm tổn thương bộ rễ, dẫn tới rễ không hút được nước và ion khoáng → Làm
mất cân bằng nước → Cậy mạ bị héo, sau đó bị chết. Khi nhiệt độ thấp thì sức hút nước giảm là vì:
+ Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấm của
chất nguyên sinh giảm daanc đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ.
+ Hô hấp của rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực.
+ Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ.
+ Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút bị chết và rất chậm phục
hồi.
- Các biện pháp kĩ thuật để chống rét cho cây mạ:
+ Che chắn bằng nilon để ngăn chặn gió. Vì gió lầm mất nhiệt nhanh và gió làm tăng tốc độ thoát
hơi nước.
+ Bón tro bếp để giữ ẩm và giữ ấm cho gốc mạ và cung cấp nguyên tố kali. Khi có kali sẽ thúc
đẩy quá trình chuyển hóa để sinh nhiệt.
+ Không gieo mạ vào giai đoạn thời tiết đợt có rét đạm, rét hại.
7


Câu 6: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
HD:
- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxy nên phá hoại tiến trình hô hấp bình thường
của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút chết và không hình thành được lông

hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và
cây bị chết.
Câu 7: Giải thích vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?
HD:
- Để sống được trên đất ngập mặn, tế bào của cây phải có áp suất thẩm thấu cao hơn (dịch bào phải
ưu trương) so với môi trường đất mặn bao quanh rễ, cây mới hấp thụ được nước từ đất. Dịch bào rễ
cây trên cạn nhược trương so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất,
cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết.
- Cây ngập mặn thường có các đặc điểm thích nghi đảm bảo cung cấp ôxy cho quá trình hô hấp
của các tế bào rễ như có các rễ hô hấp (các cây thuộc chi Bần, Vẹt, Mắm). Cây trên cạn không có
được các đặc điểm đó nên không thể sống được trên đất ngập mặn.
Câu 8: Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh
trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?
HD:
Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của
cây giảm. Vì :
- Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao.
- Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút khoáng của cây do
nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao.
Câu 9: Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước
của cây xanh:
a. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
b. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo.
c. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo.
d. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng.
HD:
a. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt → chứng tỏ áp suất rễ đẩy nước chủ động lên thân.
b. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo → bón nhiều phân làm tăng ASTT của đất nên tế
bào rễ cây không hút được nước.
c. Khi mưa lâu ngày độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước. Nắng to đột ngột sẽ đốt nóng

lá (vì sự thoát hơi nước gặp khó khăn).
d. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng → tăng lượng oxi cho rễ giúp rễ
hô hấp tốt tạo năng lượng để hút nước.
Câu 10 :
a. Trình bày cấu tạo của hệ mạch trong cây thích nghi với chức năng vận chuyển nước. Hãy
cho biết động lực giúp vận chuyển dòng nước di chuyển trong thân cây cao hàng chục mét?
b. Sự vận chuyển đường dài của nước sẽ bị tác động ntn nếu các yếu tố mạch và quản bào
còn sống lúc trưởng thành, giải thích?
c. Tế bào xylem hỗ trợ sự vận chuyển đường dài ntn?
HD:
a. Cấu tạo mạch gỗ: Gồm các tế bào chết, mất vách tạo hệ thống ống rỗng từ rễ lên lá và đi khắp
cơ thể → giảm ma sát, tăng khả năng di chuyển một lượng nước lớn, liên tục → vận chuyển dễ
dàng.
8


- Động lực: lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước - phân tử nước –
thành mạch.
b. Nội bì điều chỉnh sự đi qua của các chất tan trong nước nhờ quy định tất cả các phân tử đó đi
qua màng có tính thấm chọn lọc. Chât ức chế không đến được các tế bào quang hợp của cây.
c. Do tế bào xylem dẫn nước là tế bào trưởng thành bị chết tạo nên các ống rỗng nên sức cản
nước của chúng là thấp và thành tế bào của chúng dày nên tế bào không bị xẹp bởi áp suất âm bên
trong.
Câu 11:
a. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con
đường tế bào (symplast)
b. Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng
HD:
a. Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào
Đặc

Con đường vô bào
Con đường tế bào
điểm
Con
Nước đi qua khoảng trống giữa thành
Nước đi qua tế bào chất, qua không
đường đi
tế bào với màng sinh chất, các khoảng bào, sợi lien bào, qua tế bào nội bì rồi
gian bào đến lớp tế bào nội bì thì xuyên vào mạch gỗ của rễ
qua tế bào này để vào mạch gỗ của rễ
Tốc độ
Tốc độ di chuyển của nước nhanh
Tốc độ di chuyển của nước chậm do
dòng nước
gặp lực cản của keo chất nguyên sinh
ưa nước và các chất tan khác
Kiểm
Các chất khoáng hòa tan không được
Các chất khoáng hòa tan được kiểm
soát chất kiểm soát chặt chẽ
tra bằng tính thấm chọn lọc của màng
hòa tan
sinh chất
b. Vai trò:
Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho nước và các
chất khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm soát các
chất hòa tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại.
F. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong cây, nước liên kết khác nước tự do ở điểm như thế nào?
A. Không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước.

B. Không đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
D. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
Câu 2: Quá trình hấp thụ nước từ môi trường đất vào mạch gỗ diễn ra theo trình tự nào?
A. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → mạch rây của thân.
B. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch rây của thân.
C. Nước từ đất → tế bào lông hút → mạch gỗ của rễ → mạch gỗ của thân.
D. Nước từ đất → mạch gỗ của rễ → tế bào lông hút → mạch gỗ của thân.
Câu 3: Cây hấp thụ nước từ môi trường đất vào lông hút theo cơ chế nào?
A. Áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút thấp hơn môi trường.
B. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giảm dần từ đất đến mạch gỗ.
C. Sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ.
D. Sự chênh lệch thế nước giảm dần từ đất đến mạch gỗ.
9


Câu 4: Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế
nào?
A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong.
B. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong.
C. Sự chênh lệch sức hút nước của tế bào theo hướng giảm dần từ ngoài vào trong.
D. Sự chênh lệch thế nước theo hướng tăng dần từ ngoài vào trong.
Câu 5: Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất.
B. Con đường qua gian bào và con đường qua thành tế bào.
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
D. Con đường qua chất nguyên sinh và thành tế bào.
Câu 6: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?
A. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ.
B. Chiều dài của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây.

C. Quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện nhờ lực hút của lá và áp suất rễ.
D. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch libe.
Câu 7: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?
A. Chịu ảnh hưởng của áp suất rễ.
B. Liên quan với lực đẩy do áp suất rễ.
C. Cùng chiều với chiều của trọng lực.D. Liên quan với lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 8: Khi nói đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?
A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ.
B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân.
C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước.
D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua
mạch dẫn.
Câu 9. Khi nói đến tế bào lông hút, thì đặc điểm cấu tạo và sinh lí nào không phù hợp với chức
năng hút nước từ đất?
A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
B. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh.
D. Môi trường tế bào nhược trương so với môi trường đất.
Câu 10. Nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân, nhờ cơ chế chính nào?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
C. Áp suất rễ.
D. Lực hút của tán lá.
Câu 11. Ở cây xanh, nhu cầu nước nhiều nhất ở giai đoạn nào?
A. Nảy mầm của hạt.
B. Già cỗi.
C. Sinh trưởng và ra hoa.
D. Các giai đoạn cần nước như nhau.
Câu 12. Vai trò chủ yếu của tế bào lông hút là gì?
A. Giúp cây bám chắc vào đất

B. Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
C. Bám vào đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ.
D. Giúp cho rễ cây đâm sâu và lan rộng.
Câu 13. Ở thực vật trên cạn, đặc điểm nào của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước?
A. Có các rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng từ dưới lên mặt đất.
B. Rễ hô hấp có mô sống, tầng biền phát triển và có nhiều bì khổng.
10


C. Dịch tế bào rễ có áp suất thẩm thấu rất cao.
D. Rễ cây đâm sâu, lan rộng, hình thành khối lượng khổng lổ các lông hút.
Câu 14. Khi nói đến ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sai?
A. Tạo ra lực hút nước ở rễ.
B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước.
C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 15. Sự thoát hơi nước ở lá có thể diễn ra bằng 2 con đường qua cutin và khí khổng, tuy nhiên
chủ yếu diễn ra qua con đường khí khổng. Vì sao?
A. Có vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
B. Có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.
C. Có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. Có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.
Câu 16. Vì sao lượng nước thoát qua khí khổng lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt cutin lá
nhiều lần?
A. Diện tích của mỗi lỗ khí khổng lớn.
B. Tổng diện tích của bề mặt cutin của lá lớn.
C. Tổng chu vi lá lớn.
D. Tổng chu vi của toàn bộ khí khổng lớn.
Câu 17. Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng mở chủ động?
A. Nhiệt độ môi trường tăng.

B. Lượng nước cây hút được nhiều.
C. Ánh sáng tác động vào lá.
D. Cường độ hô hấp của lá.
Câu 18. Quá trình đóng, mở của khí khổng, nguyên nhân chính nào làm khí khổng đóng chủ
động?
A. Cây đã cân bằng nước.
B. Hàm lượng axit abxixic (AAB) trong tế bào khí khổng tăng lên.
C. Nhiệt độ môi trường giảm.
D. Hàm lượng auxin trong tế bào khí khổng tăng lên.
Câu 19. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước có đặc điểm thích nghi nào?
A. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban đêm.
B. Không có cấu tạo khí khổng.
C. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
D. Số lượng tế bào khí khổng rất ít.
Câu 20. Cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây trên cạn và ưa sáng.
B. Cây trên cạn và ưa bóng.
C. Cây sông nơi khô hạn.
D. Cây ở vùng sa mạc.
Câu 21. Biểu bì của lá những cây sống ở vùng khô hạn có đặc điểm nào?
A. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày.
B. Biểu bì mặt trên của lá được phủ bởi lớp cutin dày, có rất ít hoặc không có khí khổng.
C. Biểu bì mặt dưới của lá được phủ bởi lớp cutin dày, không có lỗ khí.
D. Biểu bì mặt trên của lá có rất nhiều tế bào khí khổng.
Câu 22. Tác nhân nào trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng?
A. Cường độ quang hợp và nồng độ CO2 trong không khí.
B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
C. Nồng độ CO2 trong không khí.
D. Nhiệt độ môi trường.
Câu 23. Loại tế bào nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình hút nước và ion khoáng của cây?

A. Tế bào nhu mô vỏ.
B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào nhu mô ruột.
D. Tế bào nội bì.
11


Câu 24. Bộ phận nào của rễ có vai trò quan trọng nhất để thực hiện chức năng hút nước và ion
khoáng?
A. Miền sinh trưởng.
B. Chóp rễ.
C. Miền dãn dài.
D. Miền lông hút.
Câu 25. Khi nói đến quá trình hút nước và ion khoáng của hệ rễ ở thực vật, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
I. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực hút.
II. Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.
III. Nước được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động.
IV. Ion khoáng được hấp thụ vào theo cơ chế chủ động và bị động.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 26. Quá trình hút nước của hệ rễ liên quan trực tiếp đến quá trình nào?
A. Quang hợp.
B. Hô hấp.
C. Hút khoáng.
D. Vận động cảm ứng của cây.
Câu 27. Khi nồng độ của một chất trong tế bào cao hơn trong môi trường, tế bào sẽ hấp thụ ion
đó theo cơ chế nào sau đây?

A. Hấp thụ bị động.
B. Hấp thụ chủ động.
C. Thẩm tách cùng nồng độ.
D. Thẩm thấu.
Câu 28. Dung dịch trong mạch rây của thực vật chủ yếu là
A. hoocmôn sinh trưởng.
B. amino axit.
C. cacbohydrat.
D. chất khoáng.
Câu 29. Dung dịch trong mạch gỗ chủ yếu là
A. amino axit, nước, chất khoáng.
B. nước, chất khoáng.
C. nước, cacbohydrat.
D. cacbohydrat, nước.
Câu 30. Nước sẽ hấp thu vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thẩm thấu, hàm lượng chất tan trong rễ cao, môi trường đất chứa đầy đủ nước.
B. Thẩm thấu, thế nước trong rễ cao hơn thế nước trong dung dịch đất.
C. Thẩm tách, hàm lượng chất tan trong rễ thấp, môi trường đất chứa đầy đủ nước.
D. Thẩm thấu, nồng độ chất tan trong rễ thấp hơn nồng độ chất tan trong đất.
Câu 31. Cây sống trên đất mặn vẫn có khả năng hút được nước, giải thích nào sau đây đúng?
A. Có hệ thống rễ thở, tế bào rễ có chứa nhiều muối.
B. Có hệ thống rễ chống, tế bào rễ có chứa nhiều nước.
C. Tế bào rễ có chứa nhiều chất có hoạt tính thẩm thấu.
D. Có hệ thống lông hút rất phát triển
Câu 32. Khi cây bị hạn thì hàm lượng axit abxixic trong lá tă tăng, có vai trò gì?
A. Axit abxixic tăng, khí khổng đóng, tiết kiệm thoát hơi nước.
B. Axit abxixic tăng làm tăng áp suất trương nước của tế bào khí khổng.
C. Axit abxixic tăng làm cho các bơm ion ngừng hoạt động, các kênh ion đóng.
D. Axit abxixic tăng làm áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng.
Câu 33. Trên đất mặn, vì sao cây trên cạn không thể sống được?

A. Dịch tế bào của rễ cây trên cạn ưu trương so với môi trường ngập mặn.
B. Dịch tế bào của rễ cây trên cạn nhược trương so với môi trường ngập mặn.
C. Hệ rễ cây trên cạn không thể bám chắc và làm cây đứng vững trên đất ngập mặn.
D. Trong đất ngập mặn có nhiều chất độc làm hạn chế sự phát triển của hệ rễ.
Câu 34. Nguyên nhân nào làm cho tế bào khí khổng trương nước?
A. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng đường trong tế bào tăng.
B. Cây hút nhiều nước nên các tế bào khí khổng trương nước và khí khổng lớn lên.
C. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng.
D. Các kênh ion mở làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng.
12


Câu 35. Nguyên nhân nào làm cho tế bào khí khổng mất nước?
A. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp dẫn đến hàm lượng đường trong tế bào khí khổng
tăng làm cho khí khổng mất nước.
B. Cây thiếu nước dẫn đến tế bào khí khổng mất nước.
C. Hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng làm mở các kênh ion dẫn đến giảm áp suất thẩm
thấu, tế bào mất nước.
D. Lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp dẫn đến tế bào khí khổng giảm thể tích làm cho khí
khổng mất nước.
Câu 36. Khi nói đến hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Làm tăng hoặc giảm hàm lượng các ion trong tế bào khí khổng.
B. Làm tăng hoặc giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng.
C. Làm thay đổi sức trương nước và sự đóng mở khí khổng.
D. Làm tăng hoặc giảm vận tốc thoát hơi nước qua cutin.
Câu 37. Dòng nước và khoáng di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực, điều đó
có được là cơ chế nào?
A. Áp suất rễ, lực đẩy của rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước.
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ.
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.

D. Áp suất rễ, lực hút nước do thoát hơi nước và liên kết giữa các phân tử nước.
Câu 38. Hiện tượng ứ giọt thường xuyên xảy ra ở thực vật nào sau đây?
A. Thực vật một lá mầm.
B. Thực vật hai lá mầm.
C. Những cây thân gỗ.
D. Những cây có chiều cao vài chục mét.
Câu 39. Cây trên cạn khi bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết, có bao giải thích nào sau đây đúng?
I. Thừa oxi hạn chế hô hấp và tích luỹ chất độc.
II. Lông hút bị chết và không hình thành lông hút mới.
III. Cây sẽ hấp thụ được nước và khoáng quá nhiều.
IV. Sẽ tăng quá trình lên men gây tích lũy độc tố, lông hút sẽ chết và không hình thành lông hút
mới làm cho cây không được hút nước và khoáng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40. Khi nói đến hệ mạch ở thực vật, giữa tế bào quản bào và tế bào mạch ống điểm chung là
gì?
A. Đều là những tế bào sống tham gia cấu tạo mạch gỗ, có cấu tạo tế bào điển hình.
B. Đều là những tế bào chết khi bắt đầu thực hiện chức năng mạch dẫn và tham gia cấu tạo mạch
gỗ.
C. Tham gia cấu tạo tất cả các hệ thống mạch (mạch gỗ và mạch rây).
D. Đều là những tế bào sống khi bắt đầu thực hiện chức năng mạch dẫn và tham gia cấu tạo mạch
rây.
Câu 41. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên (nước, khoáng,...) di chuyển trong ống
đó sẽ di chuyển như thế nào?
A. Không tiếp tục đi lên được và sẽ quay xuống vị trí ban đầu.
B. Phá vỡ nơi bị tắc và tiếp tục đi lên.
C. Di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi lên.
D. Đi xuống cùng chiều với chiều trọng lực.

Câu 42. Quá trình thoát hơi nước qua mặt lá, người ta thấy bề mặt dưới lá thoát mạnh hơn mặt
trên. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng tác động trực tiếp làm khí khổng ở mặt trên lá đóng lại.
B. Khí khổng ở mặt dưới lá luôn ở trạng thái mở.
13


C. Bề mặt dưới lá có tầng cutin mỏng hơn mặt trên lá.
D. Khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới lá.
Câu 43. Để xác định việc tưới nước cho cây hợp lý, người ta căn cứ vào bao nhiêu yếu tố sau
đây?
I. Sức hút nước của lá.
II. Nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
III. Trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá.
IV. Nồng độ oxi và CO2 trong khí quyển.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 44. Để xác định lượng nước cần tưới cho hợp lý, người ta căn cứ vào bao nhiêu yếu tố sau
đây?
I. Nhu cầu từng loại cây.
II. Tính chất vật lí, hoá học từng loại đất.
III. Các điều kiện môi trường cụ thể.
IV. Năng suất cây trồng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 45. Sự thoát hơi nước ở lá xảy ra ở tế bào nào sau đây?

A. Biểu bì lá.
B. Phiến lá.
C. Gân lá. D. Khí khổng.
Câu 46. Trong cơ thể thực vật, con đường vận chuyển nước và ion khoáng theo hướng nào?
A. Rễ lên lá theo mạch gỗ.
B. Lá xuống rễ theo mạch gỗ.
C. Rễ lên lá theo mạch rây.
D. Lá xuống rễ theo mạch rây.
Câu 47. Ở môi trường ngập mặn, một số thực vật có rễ biến dạng thích nghi với môi trường. Loại
rễ đó là gì?
A. Rễ củ.
B. Rễ phụ.
C. Rễ thở.
D. Rễ chính.
Câu 48. Quá trình hút nước bị động của hệ rễ diễn ra là nhờ cơ chế nào?
A. Sự thoát hơi nước ở lá tạo ra.
B. Hoạt động trao đổi chất của hệ rễ.
C. Hoạt động hô hấp của hệ rễ.
D. Sự hút khoáng của rễ.
Câu 49. Trong trồng trọt, một số cây người ta nhổ cây con lên rồi đem cấy sẽ có tác dụng gì?
A. Thay đổi mật độ cây giúp cây sử dụng tốt ánh sáng và dinh dưõng.
B. Chóp rễ đứt sẽ kích thích sự ra nhiều rễ con để hút được nhiều nước, muối khoáng.
C. Tiết kiệm được cây giống vì có thể thay đổi mật độ mà không phải bỏ bớt cây con.
D. Giúp cây tận dụng dinh dưỡng cả đất gieo và đất cấy.
Câu 50. Con đường vận chuyển nước qua nguyên sinh chất (tế bào chất) ở rễ là nhờ động lực
nào?
A. Nước đi qua các khoảng gian bào nhờ chênh lệch áp suất thẩm thấu.
B. Áp suất thẩm thấu của các tế bào giảm dần từ ngoài vào trong.
C. Thế nước tăng dần từ ngoài vào trong.
D. Áp suất thẩm thấu của các tế bào tăng dần từ ngoài vào trong.

Câu 51. Một số thực vật và loại lá có cường độ thoát hơi nước qua cutin gần bằng với cường độ
thoát hơi nước qua khí khổng. Nhóm thực vật và loại lá nào sau đây phản ánh đúng?
A. Lá non hoặc cây dưới bóng râm. B. Cây trung sinh hoặc lá già.
C. Cây hạn sinh hoặc lá già.
D. Cây trung sinh và cây hạn sinh.
Câu 52. Thực vật ở cạn, khí khổng thường đóng vào ban đêm. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Về đêm nhiệt độ giảm, không cần thoát nước, nên khí khổng đóng.
B. Về đêm bơm K+ hoạt hoá, tế bào bảo vệ hấp thụ nhiều K+ .
C. Về đêm bơm K+ không được hoạt hoá, tế bào hạt đậu mất K+ và trở nên mất trương.
D. Về đêm nồng độ CO2 giảm, nên khí khổng đóng.
14


Câu 53. Tế bào đặt trong môi trường có nồng độ chất tan cao (môi trường có áp suất thẩm thấu
cao) thì tế bào sẽ như thế nào?
A. Mất nước và vỡ.
B. Mất nước và co nguyên sinh.
C. Hấp thụ nước và phồng lên.
D. Hấp thụ nước và phản co nguyên sinh.
Câu 54. Điểm nào sau đây để phân biệt giữa sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ theo hướng từ trên xuống, mạch rây thì ngược lại.
B. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây thì không.
C. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên, mạch rây thì ngược lại.
D. Mạch gỗ chuyển đường từ lá về cơ quan chứa, mạch rây thì không.
Câu 55. Quá trình khuếch tán thẩm thấu ở tế bào sống, nước thẩm thấu như thế nào?
A. Từ môi trường đẳng trương đến môi trường ưu trương.
B. Từ dung dịch nhược trương đến dung dịch có nồng độ nhỏ hơn.
C. Từ môi trường có áp suất thẩm thấu thấp đến môi trường có áp suất thẩm thấu cao.
D. Dung dịch ưu trương đến dung dịch có nồng độ lớn hơn.
Câu 56. Lớp tế bào cuối cùng nước và các chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch

gỗ (mạch xilem) là gì?
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào nhu mô vỏ.
C. Tế bào nội bì.
D. Tế bào lông hút.
Câu 57. Đặc điểm nào không phải của thực vật chịu hạn?
A. Thân ngắn.
B. Giảm diện tích lá.
C. Khí khổng đều ở hai mặt lá.
D. Mặt trên lá có lớp cutin dày.
Câu 58. Nguyên nhân nào làm cho thực vật không chịu mặn không khả năng sinh trưởng trên đất
có nồng độ muối cao?
A. Trong đất mặn có nhiều ion độc hại.
B. Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.
C. Thế nước của đất quá thấp.
D. Hệ thống lông hút kém phát triển.
Câu 59. Các lớp tế bào rễ thực vật, đai caspari của tế bào nội bì có tác dụng gì?
A. Ngăn nước và các chất khoáng qua gian bào, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng.
B. Tăng khả năng hút nước và chất khoáng, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng.
C. Chống mất nước do thoát hơi nước, hạn chế lượng nước và ion khoáng bị thất thoát.
D. Tạo áp suất rễ cao, tăng sự hấp thu nước và ion khoáng từ môi trường đất.
Câu 60. Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng,
số phát biểu về khả năng thích nghi của rễ?
I. Rễ đâm sâu, rộng làm tăng bề mặt hấp thụ.
II. Phát triển với số lượng lớn tế bào lông hút.
III. Có sự xuất hiện rễ chống giúp cây đứng vững.
IV. Rễ phát triển sâu và rộng giúp cây đứng vững trong môi trường.
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 61. Để giúp cho bộ rễ cây phát triển tốt, có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng?
I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
III. Vun gốc và xới xáo cây.
IV. Cắt bớt các cành không cần thiết.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

15


Câu 62. Dựa trên thí nghiệm và kiến thức sinh lý thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Thí nghiệm trên chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ.
(2) Thí nghiệm trên chứng minh có một lực hút nước do sự thoát hơi nước qua lá.
(3) Thí nghiệm chứng minh lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
(4) Dựa thí nghiệm trên cho thấy, có một áp suất đẩy từ dưới lên trên, áp suất này hình thành nhờ
sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường bên trong và ngoài, giữa tế bào trong và tế bào
ngoài. Tế bào trong có một áp suất thẩm thấu lớn hơn ngoài.
(5) Thí nghiệm này giống như ta mới cắt ngang gốc cây thì dịch từ dưới rỉ và trào ra liên tục.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 63. Khi nói về dòng mạch gỗ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống nối kế tiếp nhau tạo nên những ống dài
từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong.

(2) Các tế bào mạch gỗ cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế
bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
(3) Thành phần của dịch mạch gỗ là nước, ion khoáng và các axit hữu co.
(4) Động lực đẩy dòng mạch gỗ gồm có lực đẩy (áp suất rễ) - lực hút do thoát hơi nước qua lá và
lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 64. Khi nói về dòng mạch rây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài từ
lá xuống rễ.
(2) Thành phần dịch mạch rây gồm: saccarôzo, các axit amin, hoocmôn thực vật, các hợp chất
hữu cơ, một số ion khoáng (nhiều K).
(3) Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ
quan chứa (rễ).
(4) Cơ chế tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu trong mạch rây là do cơ quan chứa có nồng độ các
chất cao hơn, nên có áp suất thẩm thấu luôn lớn hơn cơ quan nguồn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

16


Câu 65: Hình vẽ mô tả con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ, có bao nhiêu phát
biểu nào sau đây đúng?

(1) Nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ

của rễ theo 2 con đường.
(2) Con đường (I) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ bằng con đường
tế bào chất.
(3) Con đường (II) là xâm nhập của nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ bằng con đường
gian bào.
(4) Con đường (I) nước và ion khoáng đi theo khoảng không gian giữa các tế bào và không gian
giữa các bó sợi xenlulozơ bên trong thành tế bào.
(5) Con đường (II) nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào, trước khi đến
mạch gỗ thì đi qua đai Caspari của lớp nội bì.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

17


Câu 66: Hình vẽ mô tả con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ, có bao nhiêu phát
biểu nào sau đây đúng?

(1) Con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ bằng con đường tế bào chất (I).
(2) Con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ bằng con đường gian bào (II).
(3) Tế bào vỏ (III), tế bào nội bì (V) và mạch gỗ (VI).
(4) Tế bào biểu bì (III), tế bào vỏ (IV), tế bào nội bì (V), mạch gỗ (VI) và lông hút (VII).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
G. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Chuyên đề giúp cho HS có thể phát huy được cao nhất tính tích cực, chủ động trong học tập, tạo

ra sự say mê học hỏi, tìm tòi sáng tạo, qua đó học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức cơ bản. Đối
với học sinh yếu thì việc sử dụng hình ảnh tư liệu, băng hình các cơ chế giúp các em hiều bài tốt
hơn. Vì vậy, học sinh các lớp được học theo phương pháp trên đều nắm vững kiến thức cơ bản về
sinh học, có khả năng trả lời các câu hỏi liên quan trong các kì thi đạt kết quả cao. Qua thực tiến
giảng dạy tôi thấy chuyên đề có tác dụng tích cực đối với học sinh. Tuy nhiên để chuyên đề có tính
hiện thực toàn diện cần một thời gian nhất định và sự đầu tư sâu sắc hơn. Rất mong được sự góp ý
và tham gia của đồng nghiệp để chuyên đề thực sự có ích trong công tác giảng dạy môn học.

18



✅ sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào giải giúp e mai tả bàii thầy r

sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào giải giúp e mai tả bàii thầy r

Hỏi:


sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào giải giúp e mai tả bàii thầy r

sự hấp thụ khoáng gắn liền vs hoạt độg hô hấp ở cây hiểu điều đó như thế nào
giải giúp e mai tả bàii thầy r

Đáp:



maianhnhi:

Giải thích các bước giải:

Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp c̠ủa̠ rễ cây vì:

– Quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng (vì cây hút khoáng chủ yếu theo cơ chế chủ động).

– Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất gặp nước tạo thành H2CO3; H2CO3 lại phân li thành H+ѵà HCO3″, H+lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất Ɩàm tăng sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám – trao đổi.

maianhnhi:

Giải thích các bước giải:

Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp c̠ủa̠ rễ cây vì:

– Quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng (vì cây hút khoáng chủ yếu theo cơ chế chủ động).

– Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất gặp nước tạo thành H2CO3; H2CO3 lại phân li thành H+ѵà HCO3″, H+lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất Ɩàm tăng sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám – trao đổi.