Sự khác biệt và mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước?

             Xuất phát từ nguyên tắc mang tính bản chất của nhà nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phải thường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân.

             1. Giám sát: Là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội

             2. Kiểm tra: Là khái niệm rộng, được hiểu theo hai góc độ:

             Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra cũng như động viên khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.

             Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng, kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác đông mang tính xã hội.

             3. Từ quan niệm trên, cụ thể là các mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát như sau:

             Thứ nhất, nhà nước tự kiểm soát hoạt động của mình bằng các hình thức:

             - Các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp;

             - Cơ quan tư pháp kiểm soát cơ quan hành pháp;

             - Cơ quan hành pháp tự kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ; thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; thanh tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…

             Thứ hai, nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hệ thống cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; giám sát trực tiếp ở cơ sở thông qua tổ chức thanh tra nhân dân, qua hoạt động khiếu nại, tố cáo…

             Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng: hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

             4. Bên cạnh mối quan hệ tác động đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát có những điểm khác biệt cơ bản

             -  Về chủ thể:

             Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra. Chủ thể kiểm tra có phạm vi rộng hơn và thường gắn với sự kiểm tra của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể giám sát rộng hơn nữa bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

             - Về hoạt động

             Hoạt động của thanh tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và mang tính nghiệp vụ cao. Hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động kiểm tra cũng được thực hiện thường xuyên liên tục và thường là đơn giản hơn thanh tra.

Cao Minh Luận

Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước luôn là hai khái niệm luôn bị nhầm lẫn với nhau, có nhiều người còn cho rằng hai khái niệm trên là một. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước để Quý độc giả có những hiểu biết và phân biệt được rõ ràng hai nội dung trên.

Sự giống nhau của quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Nhìn chúng, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước đều là những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi quyền lực nhà nước giúp xác lập trật tự ổn định và giúp xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Tuy nhiên, nếu đi sâu về các yếu tố, phạm vi của hoạt động quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước không phải là những khái niệm đồng nhất như nhiều người vẫn tưởng. Do đó, Quý độc giả tiếp tục theo dõi nội dung về phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước chúng tôi cung cấp dưới đây để có thêm thông tin.

Thứ nhất: Quản lý nhà nước

Khái niệm:

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Quản lý tài sản là quá trình quản lý bắt đầu từ việc xac định mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lý liên tục nối tiếp nhau. Quản lý xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể có hoạt động chung.

Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước. Đôi tượng quản lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.

Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đờn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản.

Đặc điểm của quản lý nhà nước:

Dựa trên khái niệm, ta có thể dễ dàng rút ra được một số đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước như sau:

+ Mang tính quyền lực tối cao, tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Được thiết lập dựa trên cơ sở mối quan hệ “ủy quyền” và “sự phục tùng”.

+ Mang tính khoa học, tính kế hoạch: đặc điểm này đòi hỏi Nhà nước cần có sự tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng bị quản lý phải nhất quán, cụ thể dựa trên những kế hoạch đã được vạch ra từ trước và phải được nghiên cứu một cách khoa học.

+ Mang tính tổ chức và điều chỉnh: tính tổ chức ở đây có thể được heieru là khoa học về cách thức thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người phục vụ cho quá trình quản lý xã hội. Còn tính điều chỉnh chính là cách mà nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải tuân theo những quy luật xã hội khách quan.

+ Mang tính liên tục, ổn định: hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn bắt kịp với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Điều này giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện toàn họt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định.

Thứ hai: Quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm:

Quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn quản lý nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động  thực thi quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành.

Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cácn bộ, công chức hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính từ Trung ương tới cơ sở.

Như vậy, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với  các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, duy trì trật tự an ninh, thõa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân.

– Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước:

+ Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước:

Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước để phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động quản lý khác.

+ Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu.

Mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp, bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… Các mục tiêu này mang tính trước mắt và lâu dài. Để đạt được mục tiêu, hành chính nhà nước cần xây dựng các chương trình, dự án và hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

+ Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt:

Tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt này được thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng chức năng, thẩm quyền.

+ Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng:

Nhiệm vụ hành chính nhà nước là phục vụ xã hội và công dân. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục.

+ Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao:

Quản lý hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội, kiến thức quản lý hành chính và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức phải là tiêu chuẩn hàng đầu.

+ Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.

+ Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta không có sự tách biệt tuyệt đối giữa người quản lý và người bị quản lý.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những nội dung nhằm phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ từ Quý độc giả.