Sự khác nhau giữa zona và kiến ba khoang

Cách phân biệt viêm da do kiến ba khoang và bệnh Zona

Phân biệt zona và kiến ba khoang: Vết thương và cách xử lý

  • Cách chữa kiến ba khoang đốt hữu hiệu
  • Kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không?
  • Mách bạn: Các cách đuổi kiến ba khoang hiệu quả

Không ít người đã mắc phải sự nhầm lẫn do không phân biệt zona và kiến ba khoang khác nhau, dẫn đến việc điều trị không phù hợp gây ảnh hưởng xấu đến da hoặc gặp phải biến chứng không đáng có.

Hai bệnh này có tỷ lệ nhầm lẫn là rất cao, do vậy cần phân biệt zona và kiến ba khoang tổn thương trước khi tiến hành điều trị.

Cách phân biệt zona thần kinh và kiến ba khoang

Tình trạng da xuất hiện các nốt mụn rộp khiến nhiều người nghĩ ngay đến zona thần kinh hoặc bị kiến ba khoang tấn công. Đa số người bệnh sẽ nhanh chóng mua thuốc bôi để khắc phục mụn rộp khi chưa xác định chính xác nguyên nhân. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hoặc làm bệnh có xu hướng chuyển nặng hơn.

Theo các chuyên gia da liễu, zona thần kinh và kiến ba khoang là hai nguyên nhân gây nên bệnh da liễu với triệu chứng khá tương đồng. Bạn có thể dựa vào tình trạng viêm da dưới đây để phân biệt hai dạng này:

Dấu hiệu viêm da do kiến ba khoang

Bệnh ngoài da do kiến ba khoang gây ra thường xuất hiện phổ biến vào thời điểm giao mùa. Nhất là mùa thu và mùa đông, thậm chí bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn. Nguyên nhân gây bệnh là do loại côn trùng tên là kiến ba khoang. Chúng có thể tiết dịch làm da bị phỏng, dịch có độc tính cao gấp 15 lần so với nọc độc của loài rắn hổ mang.

Sự khác nhau giữa zona và kiến ba khoang
Sự khác nhau giữa zona và kiến ba khoang
Viêm da do côn trùng gây ra, cụ thể là kiến ba khoang khiến da bị nổi nhiều mụn nước đau rát nhưng không ngứa

Nơi trú ngụ của kiến ba khoang có thể là ở bờ ruộng, chỗ để nhiều vật liệu dư thừa, nhiều rác,…những nơi ẩm thấp. Ngoài ra, chúng có thể sống quanh không gian gia đình, trong màn, chăn, giường, khăn mặt,…Mặc dù không cắn, nhưng con người có thể bị nhiễm độc dễ dạng thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết của kiến với da.

Bạn có thể nhận biết chúng thông qua triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Các vùng da dễ dàng bị kiến ba khoang tấn công như cổ, mặt, tay, chân,…Nhất là khu vực da có nhiều nếp gấp, không được che chắn bảo vệ bằng quần áo.
  • Tổn thương xuất hiện ở một hoặc hai bên. Vùng da viêm đỏ giống như bị cào xước, thường hình thành các vệt dài theo hướng mà kiến ba khoang bị giết.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác vùng da tiếp xúc với chất dịch bị nóng rát khó chịu. Sau đó, tại vị trí nóng rát sẽ xuất hiện các vết phỏng giống như bỏng da, không có triệu chứng ngứa ngáy.
  • Trường hợp vết bỏng vỡ ra, dịch tiết có thể làm lan rộng vùng da bị tổn thương, nguy cơ gây biến chứng cao.

Thông thường, sau 5 – 7 ngày thì vết thương trên da do kiến ba khoang gây ra sẽ dần khô và lành lại. Tuy nhiên, tại vị trí tổn thương sẽ gây ra vết thâm, sẹo khá lâu. Để điều trị người bệnh có thể dùng thuốc, kem bôi, nếu bị nhiễm trùng cần dùng thêm thuốc kháng sinh tại chỗ.

Dấu hiệu nhận biết zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh ngoài da gây ra bởi virus, không phải do côn trùng như tình trạng viêm da kể trên. Theo thống kê, người có tiền sử bệnh thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất. Virus khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống trú ẩn tại hạch cảm giác ở thần kinh, nhất là khu vực thắt lưng.

Sự khác nhau giữa zona và kiến ba khoang
Zona thần kinh do virus gây ra khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu

Bệnh bùng phát dữ dội hơn khi cơ thể người bị suy nhược. Lúc này, virus sẽ di chuyển theo đường dẫn thần kinh và hoạt động gây bệnh. Các triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Sốt nhẹ từ 38 độ C trong nhiều ngày liên tục không khỏi.
  • Người bệnh sẽ nhức đầu, cơ thể mệt mỏi khó chịu. Bệnh nhân càng lớn tuổi sẽ có triệu chứng đau càng nặng nề.
  • Người bệnh bị đau xương sống, nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh ở khu vực bị virus tấn công.
  • Các tổn thương chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, đặc biệt là khu vực liên sườn.
  • Người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt mụn nước liên kết thành từng chùm. Quan sát ở giữa những nốt mụn sẽ có một lõm nhỏ.

Bên cạnh đó, zona thần kinh còn gây ra một số triệu chứng khác. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng thực tế của mỗi người bệnh để chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Bệnh có thể kéo dài 2 – 3 tuần, các biến chứng có thể xảy ra như thay đổi sắc tố và để lại sẹo, thâm mất thẩm mỹ trên da.

Như vậy, thông qua những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã phân biệt được hai chứng bệnh ngoài da này. Tình trạng viêm da do côn trùng sẽ ít triệu chứng hơn viêm da bởi virus. Do đó, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi sử dụng thuốc khắc phục triệu chứng.

Dấu hiệu viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Bệnh ngoài da do kiến ba khoang thường xảy ra vào lúc giao mùa đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông và có thể phát triển thành dịch bệnh lớn. Bệnh do loại côn trùng là kiến ba khoang gây ra do kiến có thể tiết da chất dịch gây phỏng da với độ độc cao gấp 15 lần nọc độc của rắn hổ mang.

Kiến ba khoang thường ẩn náu ở những nơi ẩm thấp như bờ ruộng, dưới những đống vật liệu dư thừa, khu vực tích rác hay sống quanh không gian gia đình của chúng ta như ở khăn mặt, quần áo, giường chiếu chăn màn… Kiến ba khoang không tấn công con người bằng cách cắn mà chúng ta chỉ bị nhiễm độc do kiến tiết ra khi bạn dùng tay giết kiến trên da của mình.

Các triệu chứng viêm da do kiến ba khoang gây ra gồm:

  • Vùng da dễ bị kiến tấn công gồm cổ, mặt, tay, chân… vùng da có nếp gấp nhiều đồng thời không được che chắn cẩn thận bởi quần áo.
  • Các tổn thương thường ở một hoặc hai bên, da viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài theo hướng mà chúng ta giết kiến.
  • Cảm giác nóng rát tại chỗ bị kiến tấn công sau đó sẽ xuất hiện những vết viêm phỏng giống như bị bỏng và không kèm theo dấu hiệu ngứa.
  • Khi các vết phỏng trên da này bị vỡ ra sẽ khiến cho dịch lan rộng và vùng tổn thương cũng như thế mở rộng hơn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Sau khoảng từ 5-7 ngày các dấu hiệu viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang sẽ bắt đầu khô và bắt đầu lành thương. Tuy nhiên, tại vùng da bị kiến tấn công sẽ bị thâm khá lâu. Kiến ba khoang chỉ cần dùng đúng thuốc là có thể chữa khỏi bao gồm các loại thuốc như hồ nước, kem kẽm, kem corticoid và nếu nhiễm trùng sẽ dùng thêm kháng sinh tại chỗ.

NÊN XEM THÊM: Bị kiến ba khoang cắn và cách điều trị nào an toàn nhất

Đặc biệt, do giãn cách xã hội, người bệnh không đi khám được nên ra nhà thuốc tây mua thuốc và bị chẩn đoán nhầm làzona thần kinh(Zona).

Chị N.T.H. ngụ tại Thành phố Thủ Đức gọi điện đến đường dây tư vấn từ xa qua zalo của BV Da liễu TP.HCM cho biết, vùng da sau cổ của chị bị ngứa, đỏ, rát… Chị H. nghi ngờ viêm da do tiếp xúc vớikiến ba khoang(vì khu vực nhà chị ở có nhiều kiến ba khoang).

Do dịch không đi khám được nên chị ra nhà thuốc gần nhà để mua thuốc thì được nhân viên nhà thuốc chẩn đoán là bị Zona và cho thuốc bôi, uống nhưng tình trạng không cải thiện mà diễn tiến nặng hơn, da phồng rộp nhiều kèm đau rát.

Sự khác nhau giữa zona và kiến ba khoang

Một trường hợp viêm da tiếp xúc dokiến ba khoangđược nhân viên nhà thuốc chẩn đoán thànhbệnh Zonakhiến bệnh nặng hơn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

BSCK2 Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng khoa Lâm sàng 1 – BV Da liễu TP.HCM cho biết, trong quá trình tư vấn trực tuyến, bác sĩ gặp nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhưng lại bôi thuốc Acyclovir do chẩn đoán nhầm thànhbệnh Zona. Việc điều trị sai này khiến cho bệnh nặng hơn, thậm chí có trường hợp trở thành viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

"Việc điều trị viêm da tiếp xúc dokiến ba khoangkhông khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét. Vì vậy khi mắc bệnh, người dân không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử lý thích hợp.

Trong trường hợp không thể đến bệnh viện để khám, người dân có thể liên hệ đường dây tư vấn Zalo hỗ trợ mùa dịch của BV Da liễu TP.HCM để được các bác sĩ tư vấn và có hướng xử trí phù hợp", BS Đoan Phượng lưu ý.