Sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công

Sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) đã ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam vì lí do nào sau đây?

Sự kiện cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) đã ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam vì lí do nào sau đây?

A. Tạo thuận lợi cho Việt Nam mở chiến dịch chủ động tiến công.

B. Thực dân Pháp buộc phải đề ra, thực hiện ngay Kế hoạch Rơve.

C. Làm thất bại từng bước âm mưu bao vây Việt Bắc của quân Pháp.

D. Mĩ phải can thiệp, dính líu sâu hơn ở cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Mục lục

Quốc hiệuSửa đổi

Xem thêm: Tên gọi Trung Quốc
Tên tiếng TrungPhồnthểGiảnthểLa tinhTrung QuốcPhồnthểGiảnthểTên Tây TạngChữ TạngTên tiếng TrángTiếng TrángTên tiếng Mông CổCyrillic tiếng Mông CổChữ Mông CổTên tiếng Duy Ngô NhĩTiếng Duy Ngô NhĩTên tiếng MãnBảng chữ cái tiếng MãnChuyển tự
Trung Hoa Dân Quốc
"Trung Hoa Dân Quốc" trong chữ Hán phồn thể (trên) và chữ Hán giản thể (dưới)
中華民國
中华民国
Chunghwa Minkuo
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữChú âm phù hiệuWade–GilesIPATiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJTâi-lô
Zhōnghuá mínguó
ㄓㄨㄥ ㄏㄨㄚˊ ㄇㄧㄣˊ ㄍㄨㄛˊ
Chung1-hua2 min2-kuo2
[ʈʂʊ́ŋxwǎmǐn.kwǒ]
Jūng-wàah màhn-gwok
Tiong-hoâ Bîn-kok
Tiong-huâ bîn-kok
中國
中国
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữChú âm phù hiệuGwoyeu RomatzyhWade–GilesBính âm Hán ngữ TongyongMPS2IPATiếng Hán tiêu chuẩn khácTiểu nhi kinhBính âm Hán ngữ Tứ XuyênTiếng NgôLa tinh hóaTiếng CámLa tinh hóaTiếng TươngIPATiếng Khách GiaLa tinh hóaTiếng Quảng ChâuYale la tinh hóaViệt bínhTiếng Mân NamTiếng Mân Tuyền Chương POJTiếng Mân ĐôngPhúc Châu Phiên âm Bình thoạiTiếng Phủ TiênTiếng Phủ Tiên BUCTiếng Mân BắcPhiên âm Mân Bắc la tinh hóa
Zhōngguó
ㄓㄨㄥ ㄍㄨㄛˊ
Jong'gwo
Chung1-kuo2
Jhongguó
Jūng-guó
[ʈʂʊ́ŋ.kwǒ]
ﺟْﻮﻗُﻮَع
Zong1 gwe2
Tson平-koh入
Tung-koe̍t
Tan33-kwɛ24/
Dung24-gued2
Jūnggwok
Zung1-gwok3
Tiong-kok
Dṳ̆ng-guók
De̤ng-go̤h
Dô̤ng-gŏ
ཀྲུང་ཧྭསྤྱི་མཐུན་རྒྱལ་ཁབ
Phiên âmWylie
krung hwa spyi mthun rgyal khab
Cunghvaz Minzgoz
Дундад иргэн улс
ᠳᠤᠮᠳᠠᠳᠤ
ᠢᠷᠭᠡᠨ
ᠤᠯᠤᠰ
Phiên âmSASM/GNC
Dumdadu irgen ulus
جۇڭخۇا مىنگو
Phiên âmBảng chữ cái Uyghur LatinYengi YeziⱪSiril Yëziqi
Jungxua Mingo
Junghua Mingo
Җуңхуа Минго
ᡩᡠᠯᡳᠮᠪᠠᡳ
ᡳᡵᡤᡝᠨ
ᡤᡠᡵᡠᠨ
Dulimbai irgen' gurun

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc

Sơ kỳ kiến quốcSửa đổi

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Ngũ Sắc kỳ được treo trên đường phố Thượng Hải để chúc mừng khởi nghĩa thành công.

Những năm cuối thời Thanh, xã hội Trung Quốc bất ổn, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng phát khiến Liên quân tám nước phát động chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc, buộc chính phủ triều đình Thanh phải ký Điều ước Tân Sửu[15].

Ngày 30 tháng 7 năm 1905, khi Tôn Trung Sơn triệu tập hội nghị trù bị Trung Quốc Đồng Minh hội tại Tokyo, Nhật Bản, trong "Trung Quốc Đồng Minh hội minh thư" có đề xuất cương lĩnh "khu trừ Thác Lỗ (nhà Thanh), khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc, bình quân địa quyền"[16]. Ông nhận thấy dù các chế độ cộng hòa đại đa số thi hành chế độ dân chủ đại nghị, song để xác lập nguyên tắc phát triển chủ quyền quốc gia thuộc toàn thể quốc dân, và hướng tới tiến hành dân quyền trực tiếp như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đang thực thi, nên mới chọn quốc hiệu là "Trung Hoa Dân Quốc"[17]. Ngày 20 tháng 10 năm 1923, Tôn Trung Sơn khi diễn giảng tại Hội Liên Hiệp Thanh niên Toàn quốc Quảng Châu một lần nữa nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là để nhân dân làm chủ[18].

Năm 1908, nhà Thanh ban bố "Khâm định hiến pháp đại cương", tuyên bố "mười năm sau thực thi lập hiến" để đối phó với các tiếng nói cải cách[19][20]. Ngày 27 tháng 4 năm 1911, Trung Quốc Đồng Minh hội phát động Khởi nghĩa Hoàng Hoa Cương tại Quảng Châu, song bị quân Thanh trấn áp[21].

Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Cộng Tiến hội và Văn học xã phát động Khởi nghĩa Vũ Xương[22], trong vòng bảy tuần lễ có 15 tỉnh tại Trung Quốc tuyên bố thoát ly triều đình Thanh để độc lập[23], hình thành Cách mạng Tân Hợi có tính toàn quốc[24]. Những người cách mạng một mặt trù tính tổ chức chính phủ lâm thời[25], một mặt tiến hành đàm phán với Viên Thế Khải, đến ngày 8 tháng 12 thì đạt được nhận thức chung[26]: Nếu như Viên Thế Khải bức Hoàng đế thoái vị thì ông sẽ được bầu làm đại tổng thống lâm thời[15] trong bối cảnh nội chiến. Ngày 29 tháng 12, tại Nam Kinh đại biểu các tỉnh tuyên bố độc lập bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống lâm thời[27][28]. Cùng ngày, Jebtsundamba Khutuktu đời thứ tám thành lập Hãn quốc Bác Khắc Đa, tuyên bố Ngoại Mông Cổ thoát ly Trung Quốc và độc lập cho đến ngày nay. Tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng phát sinh náo loạn, quan viên và quân đồn trú của triều Thanh Trung Quốc bị xua đuổi, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 từ nơi lưu vong tại Ấn Độ trở về quản lý chính quyền Tây Tạng cho đến năm 1951 thì được Trung Quốc thu hồi trở lại. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố chính thức thành lập[3], Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức đại tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc[29][30].

Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Long Dụ thái hậu trước khuyến nghị và bức bách của các đại thần triều đình Thanh như Viên Thế Khải, quyết định thay mặt Phổ Nghi công bố chiếu thư thoái vị, đồng thời trao quyền cho chính Viên Thế Khải lập chính phủ lâm thời[31][32], nhà Thanh chính thức diệt vong từ đây[23]

Ngày 15 tháng 2 năm 1912, Viên Thế Khải được bầu làm đại tổng thống lâm thời thứ hai, rồi tuyên thệ nhậm chức tại Bắc Kinh vào ngày 10 tháng 3[33]. Trong tuyển cử nghị viên quốc hội Trung Hoa Dân Quốc lần thứ nhất vào cuối năm 1912, Quốc dân đảng do Tống Giáo Nhân lãnh đạo giành đa số ghế trong lưỡng viện[34]. Ngày 22 tháng 3 năm 1913, Tống Giáo Nhân thiệt mạng do bị ám sát trong khi sắp nhậm chức thủ tướng nội các[35], chính quyền quốc gia bị phái Bắc Dương quân phiệt gồm Viên Thế Khải kiểm soát. Tháng 7 cùng năm, Tôn Trung Sơn lấy lý do Tống Giáo Nhân bị ám sát và vay nợ quá nhiều, chỉ huy một số tỉnh miền nam phát động Cách mạng Lần thứ hai[36], song cuối cùng thất bại[37]. Ngày 6 tháng 10 năm 1913, Viên Thế Khải được Quốc hội bầu làm đại tổng thống thứ nhất của Trung Hoa Dân Quốc[5]. Ngày 31 tháng 10, Quốc hội thông qua "dự thảo hiến pháp Thiên Đàn", sử dụng chế độ nội các để hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải. Sau đó, Viên Thế Khải dùng tội danh tham dự Cách mạng Lần thứ hai để cấm Quốc dân đảng, đồng thời hạ lệnh giải tán Quốc hội[38]. Ngày 18 tháng 3 năm 1914, Viên Thế Khải triệu tập Quốc dân đại hội sửa đổi "Ước pháp lâm thời" năm 1912, đổi chế độ nội các thành chế độ tổng thống[6], vào ngày 12 tháng 12 năm 1915 tuyên bố đổi quốc hiệu sang Trung Hoa Đế quốc[6]. Các tướng quân Thái Ngạc, Đường Kế Nghiêu tại Vân Nam lập tức tuyên bố độc lập, đồng thời tổ chức "Hộ quốc quân" thảo phạt Viên Thế Khải[39]. Ngày 22 tháng 3 năm 1916, Viên Thế Khải tuyên bố thủ tiêu chế độ quân chủ nhằm tìm cách duy trì giữ chức vụ tổng thống, song bị Hộ quốc quân cự tuyệt, ngày 6 tháng 6 cùng năm Viên Thế Khải bệnh mất[40].

Sau thời Viên Thế Khải, chính phủ trung ương thiếu thực lực quản lý thống nhất các địa phương, Trung Quốc tiến vào thời kỳ quân phiệt cát cứ[6]. Thế lực chủ yếu của Quân phiệt Bắc Dương có Hoàn hệ (phái An Huy) do Đoàn Kỳ Thụy đứng đầu, Trực hệ (phái Trực Lệ) do Tào Côn đứng đầu và Phụng hệ (phái Phụng Thiên) do Trương Tác Lâm đứng đầu, họ nhiều lần hỗn chiến nhằm khống chế Chính phủ Bắc Dương[41]. Ngoài ra, còn có các quân phiệt Tấn hệ (phái Sơn Tây) của Diêm Tích Sơn, Tây Bắc quân của Phùng Ngọc Tường, Điền hệ (phái Vân Nam) của Đường Kế Nghiêu và Quế hệ (phái Quảng Tây) của Lục Vinh Đình cát cứ một phương. Năm 1917, Tôn Trung Sơn và Việt hệ (phái Quảng Đông) hợp tác, lập ra Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Quảng Châu, phát động Chiến tranh Hộ pháp[6].

Dù Trung Hoa Dân Quốc là nước chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất song Chính phủ Bắc Dương tại Hội nghị hòa bình Paris 1919 bị buộc phải trao tô giới của Đế quốc Đức tại Sơn Đông cho Nhật Bản[42], dẫn đến Phong trào Ngũ Tứ[43]. Phong trào Ngũ Tứ và Phong trào Tân văn hóa tạo ảnh hưởng sâu rộng đối với Trung Quốc, giới trí thức bắt đầu tìm kiếm đường lối cứu quốc mới, chủ nghĩa Marx bắt đầu được hoan nghênh tại Trung Quốc[3]. Ngày 10 tháng 10 năm 1919, Tôn Trung Sơn cải tổ Trung Hoa Cách mạng đảng thành Trung Quốc Quốc dân Đảng[44]. Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập[45]. Năm 1922, sau khi Phong trào Hộ pháp thất bại[46], Tôn Trung Sơn chọn chính sách "liên Nga dung Cộng"[47], tiến hành cải tổ Trung Quốc Quốc dân Đảng theo mô hình Đảng Cộng sản Liên Xô[48], đồng thời phái Tưởng Giới Thạch đến Moskva để tiếp nhận bồi dưỡng và huấn luyện chính trị-quân sự. Liên Xô đồng ý từ bỏ các nhượng địa ở Trung Quốc, và xóa bỏ những điều ước bất bình đẳng giữa Nga hoàng và triều đình Mãn Thanh, hỗ trợ Quốc dân đảng về mọi mặt nhưng Tôn Dật Tiên phải cho Đảng Cộng sản Trung Quốc gia nhập Quốc dân đảng. Tưởng Giới Thạch sau khi từ Liên Xô trở về nước tham dự kiến lập Trường quân sự Hoàng Phố, đồng thời nhậm chức hiệu trưởng, nhờ vậy sau này ông có được sự tín nhiệm và trung thành của các tướng lĩnh cao cấp của Trung Hoa Dân Quốc, những người từng được đào tạo tại Hoàng Phố, với tư cách là học trò của ông[49].

Quốc dân đảng nhận được viện trợ tài chính, quân sự và các cố vấn Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin đứng đầu để thành lập quân đội theo kiểu Liên Xô, đồng thời tổ chức lại Quốc dân đảng theo mô hình của người Bolsevik. Tháng 2 năm 1925, thầy trò Trường quân sự Hoàng Phố đánh tan thế lực Việt hệ quân phiệt. Tháng 7 cùng năm, Đại bản doanh đại nguyên soái lục-hải quân cải tổ thành Chính phủ Quốc dân, Uông Tinh Vệ nhậm chức Chủ tịch Chính phủ Quốc dân; cải tổ 'Hoàng Phố học sinh quân' và bộ đội các địa phương thành Quốc dân Cách mạng quân, Tưởng Giới Thạch nhậm chức tổng tư lệnh. Ngày 9 tháng 7 năm 1926, Quốc dân Cách mạng quân tuyên thệ Bắc phạt tại Quảng Châu[50]. Cùng năm, Tây Bắc quân của Phùng Ngọc Tường, Tấn hệ của Diêm Tích Sơn lần lượt gia nhập Quốc dân Cách mạng quân[51]. Liên Xô cũng cung cấp vũ khí cho cuộc chiến Bắc phạt của Quốc dân đảng. Dù sau này Tưởng Giới Thạch nổi tiếng chống cộng nhưng Liên Xô đã đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành quân đội Trung Hoa Dân Quốc, trong việc Quốc dân đảng giành được chính quyền trung ương, cũng như trong sự phát triển của Quốc dân đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc lẫn Quốc dân đảng đều là những bản sao của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhờ cách tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ mà Quốc dân đảng có được sức mạnh tổ chức mà các đảng phái khác (trừ Đảng Cộng sản Trung Quốc) và các quân phiệt không có được. Sau này Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Trung Quốc theo lối dĩ đảng trị quốc cũng là học từ Liên Xô trước khi Đài Loan cải cách chính trị theo hướng cộng hoà đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập.

Thời kỳ huấn chínhSửa đổi

Phùng Ngọc Tường, Tưởng Giới Thạch, Diêm Tích Sơn trước khi bùng phát Đại chiến Trung Nguyên

Ngày 7 tháng 9 năm 1926, quân Bắc phạt công chiếm Hán Khẩu, ngày 8 tháng 11 công chiếm Nam Xương, ngày 11 tháng 11, Chính phủ Quốc dân tại Quảng Châu quyết định dời về phía bắc đến Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch thì chủ trương thiên đô đến Nam Xương đang do ông khống chế. Tháng 3 năm 1927, quân Bắc phạt chiếm xong Thượng Hải và Nam Kinh, song giữa thế lực chống cộng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu và thế lực dung cộng do Uông Tinh Vệ đứng đầu phát sinh phân liệt[52]. Tưởng Giới Thạch sau thời gian ở Liên Xô đã trở nên căm ghét chủ nghĩa cộng sản. Ông hủy bỏ chính sách Liên minh với Nga của Tôn Trung Sơn. Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc gia tăng tới mức vào tháng 4 năm 1927, Stalin gửi thư cho Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi nổi dậy vũ trang. Ngày 6 tháng 4 năm 1927, Stalin tuyên bố Quân đội Quốc dân đảng là kẻ thù và Tưởng phải bị lật đổ.[53] Ngày 12 tháng 4 năm 1927, bùng phát sự kiện Tứ Nhất Nhị tại Thượng Hải khi Tưởng Giới Thạch phát động chính biến tiêu diệt các đảng viên cộng sản, đến ngày 18 tháng 4 ông lập ra Chính phủ Quốc dân riêng tại Nam Kinh. Ngày 15 tháng 7, Uông Tinh Vệ tại Vũ Hán cũng bắt đầu tiêu diệt Đảng viên cộng sản, Quốc-Cộng hợp tác lần thứ nhất do đó kết thúc[54][55].

Ngày 1 tháng 8 năm 1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động Khởi nghĩa Nam Xương, bắt đầu sử dụng vũ lực đoạt chính quyền, mở màn Quốc-Cộng nội chiến lần thứ nhất kéo dài 10 năm liên tục[55]. Tháng 5 năm 1928, Quốc dân Cách mạng quân tại Tế Nam bị quân đội Nhật Bản đánh chặn gây ra Thảm án Ngũ Tam, phải đi đường vòng để Bắc phạt. Tháng 6 năm 1928, quân Bắc phạt chiếm được Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 12 cùng năm, lãnh đạo Phụng hệ là Trương Học Lương đánh điện đến Nam Kinh, tuyên bố tiếp nhận Chính phủ Quốc dân cai quản, đánh dấu thắng lợi của Chính phủ Quốc dân trong Bắc phạt, thống nhất Trung Quốc trên danh nghĩa. Tuy nhiên, không lâu sau giữa trung ương và quân phiệt địa phương bùng phát Trung Nguyên đại chiến[56], còn xung đột Quốc-Cộng tiếp tục tiến hành[57][58].

Năm 1927, sau khi Trung Hoa Dân Quốc định đô tại Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch căn cứ theo "Đại cương kiến quốc Chính phủ Quốc dân" do Tôn Trung Sơn đề xuất, thực thi cấu trúc huấn chính lấy Quốc dân đảng làm cốt lõi lãnh đạo quốc gia, tạm thời thi hành chế độ một đảng[59][60][61], đồng thời chế định "Ước pháp thời kỳ huấn chính Trung Hoa Dân Quốc" làm hiến pháp lâm thời[62][63]. Trong thời kỳ này, Chính phủ Quốc dân có thành tựu trong phát triển quan hệ ngoại giao, giao thông vận tải, tài chính công cộng, sinh hoạt dân sinh, văn hóa, thậm chí do đạt nhiều thành tựu cải cách nên được tán tụng là Thập niên Nam Kinh[57]. Trong đó, Chính phủ liên tục thành lập các cơ cấu như Viện Nghiên cứu Trung ương, Ngân hàng Trung ương, ngoài ra còn thi hành ổn định vật giá, cải cách ngân hàng và thống nhất chế độ tiền tệ, và các chính sách kinh tế-xã hội khác; đồng thời chính phủ mở rộng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, khiến tăng trưởng công nghiệp đạt trên 7,7%[57]. Thời kỳ năm 1932, đoàn đại biểu Trung Hoa Dân Quốc lần đầu tiên được phái tham dự Thế vận hội Mùa hè[64].

Chính phủ quốc gia của Nam Kinh - thống trị trên toàn bộ Trung Quốc trong những năm 1930

Năm 1931, Đế quốc Nhật Bản phát động Sự biến 28/9 xâm nhập Đông Bắc Trung Quốc đồng thời kiến lập Mãn Châu Quốc[65], sau đó Nhật Bản không ngừng phát động các hành động đối địch như Chiến dịch Trường Thành, Sự biến Hoa Bắc[66], song Trung Quốc Quốc dân Đảng lại chọn chính sách ổn định bên trong trước khi dẹp trừ ngoại xâm, một mặt liên tiếp thỏa hiệp với Nhật Bản, một mặt tăng cường diệt cộng. Ngày 12 tháng 12 năm 1936, các tướng lĩnh Quốc dân đảng chủ trương đoàn kết kháng Nhật là Trương Học Lương và Dương Hổ Thành phát động sự biến Tây An, buộc Tưởng Giới Thạch phải đình chỉ diệt cộng, đồng thời tái khởi động hợp tác cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng phản kích Nhật Bản xâm lược. Hồng quân Công-Nông Trung Quốc của Đảng Cộng sản được cải biên thành Bát lộ quân và Tân Tứ quân thuộc Quốc dân Cách mạng quân[67].

Kháng chiến và Nội chiếnSửa đổi

Mao và Tưởng thời kỳ hợp tác Quốc Cộng

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật Bản phát động Sự kiện Lư Câu Kiều, Chiến tranh Trung-Nhật bùng phát toàn diện. Đến tháng 12 cùng năm, thủ đô Nam Kinh của Trung Hoa Dân Quốc thất thủ, Chính phủ Quốc dân triệt thoái đến Trùng Khánh[9]. Thời kỳ Chiến tranh kháng Nhật, Quốc dân Cách mạng quân ước tính có 1,7 triệu người nhập ngũ tác chiến[68], mặc dù Quốc dân Cách mạng quân ở thế yếu trong suốt chiến tranh do các nhân tố như trang bị và kinh tế, song vẫn cầm chân thành công quân Nhật trên chiến trường Trung Quốc, và giành thắng lợi trong một số chiến dịch. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương, sang ngày 8 Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật, đến ngày 9 Chính phủ Quốc dân chính thức tuyên chiến với Nhật, gia nhập Đồng Minh[69], Anh Quốc cũng mở tuyến đường Vân Nam-Miến Điện để vận chuyển cung cấp vật tư[70]. Nhật Bản lần lượt thành lập các chính quyền bù nhìn như Chính phủ Tự trị Liên hiệp Mông Cương, Chính quyền Uông Tinh Vệ[7], ngày 9 tháng 1 năm 1943 Chính phủ Quốc dân Uông Tinh Vệ tuyên chiến với liên minh Anh-Mỹ. Đầu tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, đồng thời Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xuất binh chiếm cứ khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thiên hoàng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, đến ngày 2 tháng 9 cùng năm Nhật Bản ký vào Văn kiện đầu hàng. Ngày 9 tháng 9, Chính phủ Quốc dân tiếp nhận thư đầu hàng của Nhật Bản tại Nam Kinh, đến lúc này Trung Hoa Dân Quốc giành thắng lợi trong Chiến tranh kháng Nhật, đến năm sau dời thủ đô về Nam Kinh[71]. Chính phủ Quốc dân căn cứ theo Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam không chỉ thu hồi lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm cứ trong chiến tranh và khu vực Mãn Châu do Nhật Bản khống chế[72][73][74], mà còn tiếp quản Đài Loan và Bành Hồ bị nhà Thanh cắt nhượng cho Nhật Bản[75]. Đồng thời, Chính phủ Quốc dân thông qua đàm phán khiến các quốc gia Âu-Mỹ triệt tiêu các điều ước bất bình đẳng, và cùng với các quốc gia như Anh Quốc và Hoa Kỳ đổi sang ký kết các điều ước bình đẳng[76].

Bắt đầu từ năm 1945, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản triển khai hòa đàm thành lập chính phủ liên hiệp do Hoa Kỳ làm trung gian[54]. Ngày 25 tháng 12 năm 1946, Quốc dân đại hội lập hiến pháp do Quốc dân đảng khống chế thông qua "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", song bị Đảng Cộng sản tẩy chay. Đầu năm 1947, sau khi Hoa Kỳ hòa giải thất bại[77], Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai bùng phát toàn diện[78]. Đồng thời, Chính phủ Dân quốc có chính sách sai lầm, gây ra lạm phát phi mã, để mất lòng dân[79]. Ngày 28 tháng 2 năm 1947, tại Đài Loan bùng phát sự kiện chống đối Quốc dân đảng[80][81]. Cuối năm 1947, Chính phủ Quốc dân theo yêu cầu của các giới chính thức ban bố hiến pháp, thực thi hiến chính, đồng thời cải tổ thành Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1948, Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân được bầu làm tổng thống và phó tổng thống đầu tiên sau khi thi hành hiến pháp, chính thức nhậm chức vào ngày 20 tháng 5 cùng năm[82]. Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu triển khai phản công chiến lược Quốc dân đảng, đồng thời đổi tên lực lượng vũ trang của mình thành Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau ba chiến dịch lớn Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn khống chế khu vực Đông Bắc và khu vực Hoa Bắc[83].

Cuối tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ nhiệm, Lý Tông Nhân tạm thời đảm nhiệm chức vụ tổng thống. Tháng 4 năm 1949, sau khi đàm phán giữa Chính phủ Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Bình tan vỡ, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát động chiến dịch vượt Trường Giang, chiếm lĩnh thủ đô Nam Kinh và trung tâm kinh tế Thượng Hải[84][85]. Quyền tổng thống Lý Tông Nhân của Trung Hoa Dân Quốc nhận thấy đại thế đã mất nên đã bay sang Mỹ qua Hồng Kông, Tưởng Giới Thạch triệt thoái đến khu vực Tây Nam tiếp tục chỉ huy quân đội kháng cự[86][87].

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh[54][88], đến tháng 12 cùng năm Tưởng Giới Thạch hạ lệnh chính phủ trung ương từ khu vực Tây Nam triệt thoái và phòng thủ khu vực Đài Loan, đồng thời lấy Đài Bắc làm thủ đô lâm thời[89][90][91]. Trong quá trình triệt thoái, ngoài việc đem ngoại hối vàng dự trữ đến Đài Loan, rất nhiều binh lính và cư dân Đại lục theo Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút sang khu vực Đài Loan[92][93].

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Các tài liệu chính thức và sử liệu giáo khoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi cuộc chiến là Chiến tranh Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (tiếng Trung: 中国人民解放战争), gọi tắt là Chiến tranh Giải phóng, hoặc Nội chiến Cách mạng lần thứ 3 (tiếng Trung: 第三次国内革命战争). Còn tài liệu tương đương của Trung Hoa Quốc dân đảng và chính quyền Trung Hoa Dân quốc thì coi đây là cuộc nổi loạn của "phỉ quân" Trung Hoa Cộng sản đảng chống lại Nhà nước và chính phủ trung ương, nên gọi là Kham loạn chiến tranh (tiếng Trung: 戡乱战争) (chiến tranh bình loạn) hoặc Chiến tranh kháng Cộng. Sách báo người Hoa hải ngoại thường gọi là Nội chiến Quốc - Cộng. Cộng đồng quốc tế gọi chung là Nội chiến Trung Quốc (Chinese Civil War). Một ít sử gia Đài Loan gom chung thời kỳ này và gọi là "Chiến tranh kháng Nhật - Cộng".

Bối cảnhSửa đổi

Các tập đoàn lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc chính (1925)- các vùng màu hồng

Nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng tại Trung Hoa, sụp đổ năm 1911.[5] Trung Quốc rơi vào vòng kiểm soát của một số lãnh chúa quân phiệt lớn nhỏ, gọi là thời kỳ quân phiệt. Để đánh bại các quân phiệt này, vốn nắm quyền kiểm soát phần lớn miền Hoa Bắc và Hoa Nam, lực lượng phản đế và lực lượng quốc gia thuộc Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, tiến hành tìm kiếm trợ giúp từ nước ngoài. Tuy nhiên các nỗ lực tìm kiếm ủng hộ từ các quốc gia dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn thất bại, và tới năm 1921 ông quay sang Liên Xô. Liên Xô vì lý do chính trị, theo đuổi chính sách hỗ trợ cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc mới thành lập. Như vậy cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu.

Năm 1923, Tôn Trung Sơn và đại diện Liên Xô là Adolph Joffe ra thông cáo chung tại Thượng Hải, theo đó Liên Xô hứa sẽ trợ giúp để thống nhất Trung Quốc.[6] Bản thông cáo này là lời tuyên bố hợp tác giữa Quốc tế III, Trung Quốc Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.[6] Thành viên Quốc tế thứ ba là Mikhail Borodin tới Trung Quốc năm 1923 để hỗ trợ cho việc tái tổ chức và củng cố Quốc dân đảng, theo mô hình Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng Cộng sản Trung Quốc liên kết với Quốc dân đảng và thành lập Mặt trận thống nhất Trung Quốc lần thứ nhất.[3]

Năm 1923, Tôn Dật Tiên điều Tưởng Giới Thạch, một trong những phụ tá của mình từ thời Đồng minh hội, đến Moskva trong vài tháng để nghiên cứu quân sự và chính trị.[7] Tới năm 1924, Tưởng trở thành hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, và nổi lên với tư cách người kế nhiệm Tôn Dật Tiên lãnh đạo Quốc dân đảng.[7]

Phía Liên Xô cung cấp phần lớn tài liệu nghiên cứu, tổ chức và trang thiết bị, bao gồm đạn dược cho học viện.[7] Liên Xô cũng giúp đào tạo kỹ thuật vận động quần chúng. Với sự trợ giúp này, Tôn Dật Tiên đã có thể gây dựng nên một "đội quân của đảng" trung thành, mà ông định sử dụng để đánh bại quân đội của các lãnh chúa quân phiệt. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có người trong học viện, nhiều người trở thành giảng viên trong trường, kể cả Chu Ân Lai, với vai trò giảng viên chính trị.[8]

Thành viên đảng Cộng sản cũng được phép gia nhập Quốc dân đảng sau khi xét duyệt.[6] Bản thân đảng Cộng sản khi ấy cũng còn nhỏ yếu, chỉ có 300 thành viên vào năm 1922 và 1.500 thành viên năm 1925,[9] trong khi Quốc dân đảng năm 1923 đã có 50.000 thành viên[9].

Chiến tranh Bắc phạt (1926-1928) và Quốc-Cộng phân liệtSửa đổi

Chỉ vài tháng sau khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, Tưởng Giới Thạch, với vai trò tổng chỉ huy Quân đội cách mạng quốc gia, tiến hành cuộc Bắc phạt.[9] Tuy vậy, tới năm 1926, Quốc dân đảng đã phân hóa thành phái tả và phái hữu.[9] Những người Cộng sản trong hàng ngũ Quốc dân đảng cũng phát triển mạnh. Tới tháng 3 năm 1926, biến cố tàu Trung Sơn xảy ra, Tưởng đã kịp thời phá vỡ âm mưu bắt cóc mình, và áp đặt lệnh cấm thành viên đảng Cộng sản giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc dân đảng.

Quân chính phủ Quốc dân đảng bắt giữ nghi phạm Cộng sản.

Đầu năm 1927, sự tranh chấp Quốc Cộng dẫn tới sự phân liệt trong hàng ngũ cách mạng. Đảng Cộng sản và nhóm cánh tả của Quốc dân đảng quyết định chuyển thủ đô chính phủ Quốc dân từ Quảng Châu về Vũ Hán, nơi đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh.[9] Nhưng Tưởng Giới Thạch và viên tướng-quân phiệt Lý Tông Nhân, người đánh bại lãnh chúa quân phiệt Tôn Truyền Phương, lại muốn chuyển về Giang Tây. Phe cánh tả bác bỏ đề xuất của Tưởng Giới Thạch, còn Tưởng lên án phe cánh tả "phản bội Chủ nghĩa Tam dân" của Tôn Dật Tiên khi nhận mệnh lệnh từ Quốc tế Cộng sản. Theo Mao Trạch Đông, sự khoan dung của Tưởng Giới Thạch đối với những người cộng sản trong Quốc dân đảng giảm đi khi quyền lực của Tưởng Giới Thạch gia tăng.[10]

Ngày 7 tháng 4, Tưởng và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của Đảng Cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12 tháng 4, Tưởng Giới Thạch quay ra xử lý những người Cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết.[11]

Công nhân, người lao động phản đối mạnh mẽ chủ trương của Tưởng. Nhưng Tưởng Giới Thạch không dám sử dụng binh sĩ đàn áp công nhân, sợ danh không thuận sẽ xảy ra binh biến. Bởi, binh lính luôn coi công nhân là bè bạn cùng một liên minh. Nhiều chỉ huy các đơn vị đã tỏ ra ngần ngừ, từ chối nhận lệnh đàn áp. Do đó, Tưởng Giới Thạch đã triệu tập Đỗ Nguyệt Sanh, Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm - 3 đầu lĩnh của Thanh Bang hội đến thành phố cấp huyện Cửu Giang họp kín, bàn mưu "mượn đao giết người". Tưởng nhờ ba ông trùm đưa quân bang hội đi đàn áp công nhân, người biểu tình thay cho quân đội. Lấy danh nghĩa công hội, Đỗ Nguyệt Sênh đã tuyển mộ và vũ trang cho gần 3.000 tên vô lại của Thanh Bang. Đạo quân này được Đỗ Nguyệt Sanh khoác cho những cái tên mỹ miều và ôn hòa là "Hiệp hội Công nhân Thượng Hải" và "Hiệp hội đồng tiến Trung Hoa". Đêm 11/4/1927, mượn danh nghĩa hai tổ chức này, Đỗ Nguyệt Sanh đã mời ủy viên trưởng Tổng công hội Thượng Hải Uông Thọ Hòa đến tư dinh dự tiệc bàn việc hợp tác. Giữa buổi tiệc, Đỗ viện cớ ra ngoài. Thích khách do Đỗ bố trí sẵn thừa cơ đã lẻn vào hạ sát Uông Thọ Hòa ngay tại bàn tiệc. Đúng 1 giờ sáng ngày 12/4/1927, 3.000 tên Thanh Bang, mỗi tên được Đỗ phát cho 10 đồng bạc trắng, mặc đồng phục quần short, áo xanh cộc tay, trên vai có khắc dấu hiệu chữ "công" tỏa đi các nơi đồng loạt tập kích các đội tự vệ của công nhân. Trời vừa sáng, lấy cớ "công nhân xung đột nội bộ, gây mất trị an", Tưởng Giới Thạch đã xua quân đội đi giải giới vũ khí cả hai bên. Thực tế, quân đội được lệnh lập hàng rào ngăn hai bên tấn công và chống trả nhau, tách hai phe giang hồ và công nhân, sau đó lập hành lang bảo vệ cho bọn Thanh Bang rút lui an toàn. Kết quả là 2.700 công nhân vũ trang bị tước vũ khí, 120 người chết, 180 người khác bị thương ngay sau đêm đụng độ đầu tiên. Đến khi trời tối, kịch bản cũ lại lặp lại… Hơn 3 tháng sau đó, Thượng Hải luôn náo loạn bởi hàng trăm vụ tập kích khác của Thanh Bang nhằm tiêu diệt lực lượng công nhân tự vệ. Phong trào công nhân Thượng Hải bị dìm vào bể máu và suy yếu, không còn đủ sức ngáng trở hay phản đối các chủ trương của Tưởng.[12]

Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải".[13] Cuộc thảm sát đào sâu thêm hố chia cắt Tưởng và phe Vũ Hán của Uông Tinh Vệ. Đảng Cộng sản định tổ chức giành chính quyền tại một số thành phố lớn như Nam Dương, Trường Sa, Sán Đầu, và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại Hồ Nam dưới sự lãnh đạo của Mao[14] tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại.[14] Tại Trung Quốc khi đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại Bắc Kinh,[15] Phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Vũ Hán,[16] và phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại Nam Kinh, thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp.[15]

Đảng Cộng sản Trung Quốc nay bị trục xuất khỏi Vũ Hán bởi đồng minh của mình là phe cánh tả Quốc dân đảng, nhóm này đến lượt mình lại bị Tưởng Giới Thạch lật đổ. Quốc dân đảng tiếp đó tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh bắc phạt diệt lực lượng quân phiệt và đánh chiếm được Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1928.[17] Tiếp đó, phần lớn miền đông Trung Quốc dần rơi vào tay chính quyền Nam Kinh, và chính quyền Quốc dân đảng tại Nam Kinh nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế như chính phủ hợp hiến duy nhất tại Trung Quốc. Quốc dân đảng tuyên bố nguyên tắc ba giai đoạn cách mạng, phù hợp với cương lĩnh của Tôn Dật Tiên: thống nhất vũ trang, bồi dưỡng chính trị, và dân chủ theo hiến pháp.[18]

Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) cuộc kháng chiến của nhân

07/09/2020 52

Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết
Câu Hỏi:
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì?
A. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc. B. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc vá các nước châu Á. D. Buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 12 bài 9 : Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (10 - 1949) cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có những điều kiện thuận lợi là được sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Ôn tập lý thuyết
Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Thành công của Cách mạng Tân Hợi không thể tách rời sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân Việt Nam

Cập nhật: 13:12 10-10-2021
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

(Thanhuytphcm.vn) – Sáng 10/10, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM, Hội hữu nghị Việt –Trung TPHCM tổ chức tọa đàm trực tuyến nhân kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi (1911-2021). Tham dự hội nghị có Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM Phạm Trần Thanh Thảo, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM Ngô Tuấn, cùng các nhà khoa học.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM Ngô Tuấn nhấn mạnh buổi tọa đàm này, mục đích là để ghi nhớ lại lịch sử, nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của Tôn Trung Sơn và các nhà cách mạng tiền bối khác, đồng thời phát huy mạnh tinh thần cao cả của họ về quyết chí không thay đổi nhằm chấn hưng Trung Hoa. Đồng thời, cũng là để tưởng nhớ tinh thần cống hiến cao cả và đấu tranh không ngừng nghĩ của đồng bào Hoa kiều để thúc đẩy cuộc cách mạng chủ nghĩa dân tộc cận đại Trung Quốc và sự tiến bộ, phát triển của Trung Quốc. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi là thực hiện độc lập dân tộc, đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc, thực hiện phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc biến thành ước mơ vĩ đại nhất của toàn dân tộc và sứ mệnh lịch sử của toàn thể nhân dân Trung Quốc.

“Thành công của Cách mạng Tân Hợi cũng không thể tách rời sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân Việt Nam. Hai bên đã ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh cho cuộc cách mạng dân chủ cận đại. Buổi tọa đàm này cũng là để ghi nhớ và cảm ơn sự ủng hộ và đóng góp của nhân dân Việt Nam.” - Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM Ngô Tuấn bày tỏ.

Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học đã thảo luận về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc cách mạng Tân Hợi cách đây 110 năm.

Minh Hiệp

Tin liên quan


Cách thức lịch sử Trung Quốc định hình quan điểm về thế giới của Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Những căng thẳng gia tăng với Đài Loan đã hướng sự tập trung về Trung Quốc. Nhiều người tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được nhìn nhận như thế nào trên chính trường quốc tế. Lịch sử có thể mang lại những gợi ý, Rana Mitter, Giáo sư Lịch sử từ Đại học Oxford nhận định.

Trung Quốc hiện là cường quốc trên toàn cầu, một điều hiếm khi có thể tưởng tượng được cách đây vài thế kỷ.

Đôi khi sức mạnh của Trung Quốc cũng bắt nguồn từ sự hợp tác với thế giới rộng lớn, như ký Hiệp định về chống biến đổi Khí hậu Paris.

Hoặc thỉnh thoảng sức mạnh có nghĩa là cạnh tranh với Trung Quốc, như Sáng kiến Một vành đai một con đường, một mạng lưới các dự án xây dựng tại hơn 60 quốc gia, đầu tư vào nhiều quốc gia bị mất nguồn vốn vay từ các nước phương Tây.

Quảng cáo

Nhưng nhiều tuyên bố của Trung Quốc cũng mang tính đối đầu cao.

Bắc Kinh lên án Mỹ tìm cách "kiềm chế" mình thông qua Hiệp ước AUKUS, một thỏa thuận quân sự giữa Australia - Anh - Mỹ, cảnh cáo Anh sẽ gánh chịu "hậu quả' vì đã cấp visa đặc biệt cho người Hong Kong định cư sau Luật an ninh Quốc gia mới, và tuyên bố đảo Đài Loan phải được thống nhất với Trung Quốc Đại lục.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định vị trí của Trung Quốc trên chính trường quốc tế mạnh mẽ hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, kể từ thời của Mao Trạch Đông, lãnh tụ vĩ đại của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng những nhân tố khác trong ngôn từ của Chủ tịch Tập đã bắt nguồn từ cội rễ sâu xa hơn - xét về tính chất lịch sử, cổ đại và hiện đại.

Đây là 5 trong số những chủ đề đã được lặp lại nhiều lần.

Trung Quốc

II. Trung Quốc

1.Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (chỉ cần nắm được sự thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)

* Nội chiếngiữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 - 1949)

-Ngày20/07/1946,Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.

-Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947:quân đội Đảng Cộng sản thực hiện chiến lượcphòng ngự tích cực, sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc.

- Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan.

-Ngày01/10/1949,nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập.

Chủ tịch Mao Trạch Đôngtuyên bố thành lập nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa

* Ý nghĩa

- Hoàn thành cuộc cách mạngdân tộc dân chủ Trung Quốc,chấm dứthơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

-Xóa bỏtàn dư phong kiến,mở rakỷ nguyên độc lập tự do tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

-Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóngdân tộcthế giới.

Video tư liệu: Ngày thành Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949)

2. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978):

-Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối đổi mới.

-Đến Đại hội XIII (10/1987), được nâng lên thànhĐường lối chungcủa Đảng:

a. Về kinh tế:

-Lấy phát triển kinh tế làmtrọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa, nhằm hiện đại hóa vàxây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

-Sau 20 năm, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao (GDP tăng 8%/năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.

- Nền Khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian).

b. Về đối ngoại:có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị quốc tế của nước này này càng được nâng cao.

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…

-Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

-Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).

-Đài Loan là mộtbộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đến nay TrungQuốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.

Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (1997)

3. Mở rộng: Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc:

- Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm.

- Kiên định trước sự lãnh đạo của Đảng và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thực hện cải cách mở cửa nhưng trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền.

- Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị xã hội giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

ND chính

- Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nướcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Nội dung công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978).

- Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam từ công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc.

Sơ đồ tư duy Trung Quốc

loigiaihay.com

  • Khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự biến đổi như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 20 SGK Lịch sử 12

  • Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946-1949 dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 24 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978 - 2000

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 24 SGK Lịch sử 12

  • Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

    Giải bài tập Bài 1 trang 25 SGK Lịch sử 12

  • Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2000

    Giải bài tập Bài 2 trang 25 SGK Lịch sử 12

  • Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

  • Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

    Tóm tắt mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

  • Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

Video liên quan

Chủ đề