Sự tham gia của cộng đồng là gì

Phát triển cộng đồng không còn là khái niệm xa lạ đối với những người hoạt động trong ngành công tác xã hội. Đó còn là một trong những phương pháp quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa phổ biến trong đời sống hiện nay.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Phát triển cộng đồng là gì?

Phát triển cộng đồng là gì?

Trước tiên, để hiểu được phát triển cộng đồng là gì? Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu cộng đồng là gì?

Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể chung sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.

Cộng đồng bao gồm 04 yếu tố tạo thành, như sau:

+ Tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình. Trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân.

+ Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.

+ Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ.

+ Có ý thực đoàn kết tập thể.

Từ đó, có thể rút ra:

Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Được áp dụng ở nhiều quốc gia và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng yếu thế, nghèo.

Những phương pháp của phát triển cộng đồng

Lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân.

+ Lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia nhằm giúp người dân tiếp cận các tiềm năng, các khó khăn, cản trở và tìm kiếm các giải pháp phù hợp thông qua phương pháp có sự tham gia cũng như dựa vào kiến thức của người dân.

+ Nguyễn tác đối với phương pháp là tất cả các hộ gia đình đều phải tham gia vào các cuộc họp do trưởng thôn tổ chức, trước khi cử đại diện tham gia hội thảo lập kế hoạch ở cấp xã. Mọi chi tiêu tài chính và các thông tin liên quan phải minh bạch và công khai cho người dân.

Nhận diện cộng đồng bằng việc đánh giá đúng mức độ nghèo:

+ Thực tế, thường sử dụng các kết quả các cuộc điều tra xã hội học để thu thập và đánh giá về mức độ nghèo đói trên đị bàn. Từ đó, chính quyền các địa phương có thể lập kế hoạch và xây dựng định hướng giảm nghèo cụ thể và phù hợp.

+ Để đánh giá đúng tình trạng nghèo đói của cộng đồng, thông thường người ta có thể đánh giá nhanh tình hình nghèo thông qua các chỉ số như tỷ lệ nghèo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ suất sinh tự nhiên.

Tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tự lực phát triển:

+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển cộng đồng.

+ Nguồn nhân lực. Bao gồm sức khỏe, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm của những lao động chính trên địa bàn có ý nghĩa quyết định tỏng giải quyết tốt các vấn đề của cộng đồng.

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, cầu cống, những công trình khác được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a sẽ được Nhà nước và các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các hệ thống điện đường trường trạm là cơ sở để cộng đồng nghèo có thể tự vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo.

+ Mối quan hệ xã hội. Điều này thể hiện ở việc phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực trong mối quan hệ xã hội tại cộng đồng là cần thiết. Khi các thành viên trong các nhóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, nuôi dạy giáo dục con cái nguồn lực nêu trên ngày càng được củng cố và mối quan hệ cộng đồng thêm chặt chẽ và bền vững.

+ Tận dụng tốt các chính sách hiện có của Chính phủ tỏng hỗ trợ cộng đồng có thể kể đến như: Chính sách đầu tư và phát triển kinh tế địa phương, chính sách xóa đói giảm nghèo,

+ Tài chính. Để cộng đồng phát triển những nhân tố đã phân tích ở trên quan trọng, tuy nhiên, một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là việc tổ chức, huy động tài chính đáng kể được lập lên từ chính người dân trong cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Do đó, để giúp cộng đồng tự lực phát triển thì lãnh đạo cộng đồng cần nhận thức rõ về sự giúp đỡ từ bên ngoài, của các cá nhân hay mối tổ chức xã hội chỉ là chất xúc tác. Điều quan trọng là làm sao để bản thân người dân tại cộng đồng phát huy được các nguồn nội lực nêu trên. Trường hợp người dân không tự cố gắng vươn lên mà chỉ trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và của các cộng đồng khác thì vấn đề đói nghèo không thể được giải quyết một cách triệt để và bền vững được.

Như vậy, câu hỏi Phát triển cộng đồng là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề phát triển cộng đồng. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ đề