Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người

Điền từ còn thiếu vào dấu … “…..là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn’’

A. Tiền bạc

B. Sắc đẹp

C. Sức khỏe

D. Địa vị xã hội

Giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya sinh năm 1935 tại Yanagawa, Fukuoka, Nhật Bản. Lớn lên, ông theo học ngành Y tại Nhật Bản. Năm 1963, ông chuyển đến Mỹ sinh sống cùng vợ và bắt đầu chương trình thực tập phẫu thuật tại bệnh viện Beth Israel Medical Center ở New York.

Thời gian sống và làm việc tại Mỹ, giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya nhận ra rằng chính những bữa ăn hàng ngày là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó, ông quyết định dành cả cuộc đời mình để hiểu về cơ thể con người, sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Giáo sư Hiromi Shinya khẳng định, cho dù người đó có nguy cơ cao mắc bệnh do di truyền như bệnh tim, tiểu đường, ung thư ruột kết , ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc bệnh thận… thói quen ăn uống và lối sống có thể đảo ngược nguy cơ các căn bệnh này.

Nói tóm lại, con người có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào những gì họ ăn và thói quen sống hàng ngày

"Các yếu tố quyết định sức khỏe của một người bao gồm thực phẩm, nước, tập thể dục, ngủ, làm việc và căng thẳng", theo TS Hiromi Shinya.

Bác sĩ Hiromi Shinya chia sẻ:

“Khi tôi bắt đầu hiểu về sức khỏe, tôi đã có khả năng làm việc với cơ thể mình, giúp nó thoát khỏi bệnh tật. Chỉ có cơ thể mới có khả năng chữa trị chính nó.”

Ông cũng nhận ra rằng:

“Enzyme chính là một phép màu, là chìa khóa cho sức khỏe của chúng ta”

Giáo sư, Bác sĩ Hiromi Shinya đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, tự mình kiểm chứng cũng như kêu gọi mọi người thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hàng triệu bệnh nhân ung thư được ông chữa trị đồng thời áp dụng phương pháp ăn uống Hiromi Shinya của ông đều có những chuyển biến tốt về sức khỏe, các tế bào ung thư không còn phát triển nữa hoặc biến mất hoàn toàn.

Chế độ ăn uống tự nhiên của bác sĩ Hiromi Shinya giúp cơ thể tràn đầy sức sống và tăng cường sức khỏe.

Chế độ ăn tự nhiên

Giáo sư Hiromi Shinya đã nghiên cứu và chỉ ra: 1 bữa ăn tốt là một bữa ăn chứa 85 – 90% thành phần là thực vật, 10 – 15% còn lại là protein động vật.

Trong 85 – 90% thực vật sẽ có:

  • 50% là ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, đậu.
  • 30% là rau xanh và các loại củ
  • 5 - 10% còn lại là trái cây và các loại hạt.

10 – 15% protein động vật bao gồm:

  • Các loại cá nhưng tốt nhất là cá nhỏ
  • Gia cầm như gà, vịt nhưng chỉ với 1 lượng nhỏ
  • Thịt bò, cừu, lợn: nên giới hạn hoặc tránh dùng
  • Trứng, sữa đậu nành, sữa gạo…

Thực phẩm thêm vào bữa ăn

  • Các loại trà thảo dược
  • Viên rong biển
  • Men bia (nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin B khoáng chất)
  • Phấn hoa của ong và sáp ong
  • Chất bổ sung enzyme
  • Chất bổ sung vitamin và khoáng chất

Thực phẩm và những chất nên tránh hoặc giới hạn trong bữa ăn:

  • Các chế phẩm từ sữa như sữa bò, pho mát, yogurt, các loại sản phẩm từ sữa khác.
  • Trà xanh Nhật Bản, trà Trung Quốc, trà Anh (giới hạn 1 đến 2 cốc 1 ngày)
  • Cà phê, bánh kẹo và đường
  • Nicotine
  • Thức uống có cồn
  • Chocolate
  • Mỡ và dầu ăn
  • Muối ăn thông thường

Cách ăn uống:

  • Dừng ăn và uống khoảng 4 đến 5 giờ trước khi đi ngủ
  • Nhai kỹ từ 30 đến 50 lần
  • Không ăn trái cây giữa bữa ăn
  • Ăn và uống nước trái cây khoảng 30 – 60 phút trước bữa ăn
  • Ăn cả hạt ngũ cốc hoặc ăn ngũ cốc chưa qua tinh chế
  • Ăn nhiều thực phẩm sống hơn hoặc hấp sơ. Nấu ở nhiệt độ trên 118 độ sẽ giết nhiều enzyme.
  • Không ăn thực phẩm bị oxy hóa
  • Ăn những thực phẩm đã lên men

Chế độ uống khoa học

  • Người lớn nên uống ít nhất 6 đến 10 ly nước mỗi ngày
  • Uống 1 – 3 ly sau khi thức dậy buổi sáng
  • Uống 2 – 3 ly trước bữa ăn một giờ

                                                             *Theo Wikipedia/Livestrong/Happyhealthylonglife

Sức khoẻ là vốn quý nhất: Thay vì bận tâm giá vàng hôm nay là bao nhiêu, bạn hãy để ý nhiều hơn tới thân nhiệt của chính mình

Sau tất cả, chúng ta cần tiền bạc hay sức khỏe?

Thế giới vừa trải qua một cú sốc – một tiếng chuông, một tiếng la thức tỉnh, hay bất cứ thứ gì có thể được liên tưởng đến. Chúng ta đã và đang trải qua một thời kỳ có lẽ sẽ được nhắc lại trong hơn 100 năm nữa, bởi những tác động nặng nề và những hậu quả mà cơn đại dịch này để lại.

Covid-19 đã làm được một điều khiến cả thế giới bang hoàng, đó là khiến bất kỳ ai, dù giàu sang, nghèo khổ, dù quyền lực hay chỉ là một người bình thường, đều trở nên lo sợ và bắt đầu bận tâm về thứ mà đáng lẽ nên được bận tâm từ rất lâu về trước – sức khỏe.

Rốt cuộc chúng ta cũng biết thế nào là tiền bạc không mua được sức khỏe

Một cơn địa chấn nổ ra khiến cả thế giới hoàn toàn tê liệt.

Và bỗng dưng, thay vì bận tâm giá dầu hôm nay là bao nhiêu, ta lại để ý nhiều hơn đến thân nhiệt của chính mình.

Ở Việt Nam, dù bạn là con nhà tài phiệt, hay là một người dân bình thường, bạn cũng đều sẽ được chữa trị miễn phí, nên tiền không đóng vai trò gì ở đây, mà chính sức đề kháng và bản năng sinh tồn mới là điều bạn nên chú ý.

Phải chăng, chúng ta đã quá tập trung vào vật chất mà bỏ qua chính bản thân mình, đến mức thiên nhiên phải ra một lời cảnh báo rằng, đã đến lúc loài người nên suy nghĩ lại về cách và mục đích sống của chúng ta, và nên biết đâu rốt cuộc mới là điều mà chúng ta nên theo đuổi?

Sau tất cả, chúng ta còn lại gì?

Sau đại dịch, có không ít những doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản, có hàng ngàn người thất nghiệp, nhưng hơn hết chúng ta cũng mất đi một phần rất lớn dân số thế giới.

Hiện tại, có nhiều quốc gia vẫn đang đau đầu giữa quyết định chọn phục hồi kinh tế với việc siết chặt vòng vây để ngăn cơn bệnh dịch này lan rộng, và câu trả lời sẽ là như thế nào, vẫn còn phu thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nhưng ở khía cạnh cá nhân, đại dịch này mang đến cho chúng ta một sự tỉnh ngộ rằng, dù bạn có làm ra bao nhiêu tiền, thì ở một phần trăm nào đó, một cơn đại dịch lại có thể kéo đến và bạn sẽ lại hoang mang chọn lựa đâu là thứ mình nên trân quý hơn cả.

Tiền bạc thì cần thật đó, nhưng chắc chắn là bạn cần sức khỏe hơn

Bạn có thể chưa có tiền, nhưng nếu bạn có sức khỏe, chắc chắn rồi bạn sẽ tìm được cách kiếm tiền. Thế nhưng nếu bạn có rất nhiều tiền nhưng lại không có sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ không thể nhờ ai đó xài giúp tiền của chính mình.

Bạn có thể băn khoăn khi trả lời câu hỏi này khi bạn đang còn khỏe mạnh. Nhưng một khi bạn đã mất đi sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ biết câu trả lời thật sự bạn cần cho cuộc đời mình là gì.

Tương lai có thể là vô định, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn cách đối mặt

Việc chúng ta đối xử không tốt với mẹ thiên nhiên chắc chắn rồi sẽ mang lại hậu quả mà không một ai trong chúng ta có thể lường trước được. Nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền bỏ cuộc ngay từ bây giờ.

Chúng ta có thể sẽ không xoay chuyển được thế giới, nhưng ít nhất là chính bản thân mình.Ta có thể lựa chọn tập trung nhiều hơn vào sức khỏe của chính mình, trân trọng hơn những gì mà thiên nhiên ban tặng, và hơn hết là ra sức bảo vệ nó ít nhất là khi chúng ta còn có thể hành động, đó là cách chúng ta tự chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình.

Poni Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: người bình thường, đóng vai trò, sức đề kháng, bờ vực phá sản, lời cảnh báo, dân số thế giới, câu trả lời, phục hồi kinh tế, chịu trách nhiệm, người thất nghiệp, thói quen xấu

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ đề