Tobramycin gây độc cho phụ nữ mang thai trên

Tên quốc tế: Tobramycin.

Loại thuốc: Kháng sinh aminoglycosid.

Dạng thuốc và hàm lượng

Lọ 5 ml 0,3% để nhỏ mắt; tuýp 3,5 g mỡ tra mắt 0,3%.

Thuốc tiêm: Lọ 20 mg/2 ml, 60 mg/6 ml, 80 mg/8 ml, 80 mg/2 ml, 1,2 g/30 ml.

Lọ 1,2 g bột tobramycin sulfat vô khuẩn để pha tiêm.

Tác dụng

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí. In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với Ps.aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này. Nhưng ở Việt Nam sự nhạy cảm của vi khuẩn này đối với thuốc đã thay đổi (xem số liệu về sự kháng thuốc dưới đây).

Tobramycin rất giống gentamicin về tính chất vi sinh học và độc tính. Chúng có cùng nửa đời thải trừ, nồng độ đỉnh trong huyết thanh, ít liên kết với protein, thể tích phân bố và sự bài tiết chủ yếu qua lọc ở cầu thận. Không phải những chủng vi khuẩn kháng gentamicin đều kháng tobramycin.

Chỉ định

Ðược chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt với các bệnh mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm. Trong các trường hợp khác phải theo dõi kháng sinh đồ. Trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng, tobramycin được dùng phối hợp với 1 kháng sinh nhóm beta - lactam.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas spp. gây ra, tobramycin có thể dùng phối hợp với một kháng sinh nhóm beta - lactam chống Pseudomonas. Trong bệnh viêm nội tâm mạc do Streptococcus faecalis hoặc alpha - Streptococcus gây ra có thể dùng tobramycin phối hợp với ampicilin hoặc benzyl penicilin nhưng phải tiêm riêng rẽ.

Tobramycin có thể dùng dưới dạng thuốc nước hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh nhiễm khuẩn ở mắt, và trước đây đã được dùng để xông cho người bệnh xơ nang tụy.

Chống chỉ định

Với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycosid, người nghe kém và có bệnh thận.

Thận trọng

Trong quá trình điều trị, cần định kỳ đo nồng độ đỉnh và đáy của thuốc trong huyết thanh. Tobramycin làm tăng khả năng độc về thính giác trong trường hợp phối hợp với cephalosporin. Người ta đã chứng minh không phải nồng độ đỉnh cao gây ra độc tính với cơ quan thính giác và với thận. Ðộc tính có lẽ liên quan đến diện tích dưới đường cong chứ không phải đỉnh đường cong. Vì vậy dùng 1 liều duy nhất/ngày tiêm tĩnh mạch có thể tốt hơn là dùng liều chia nhỏ.

Trẻ sơ sinh chỉ được dùng tobramycin khi mắc bệnh nặng đe dọa tính mạng. Tobramycin phải dùng thận trọng đối với phụ nữ mang thai, người bệnh bị thiểu năng thận từ trước, bị rối loạn tiền đình, bị thiểu năng ở ốc tai, sau phẫu thuật và các điều kiện khác làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ.

Thời kỳ mang thai

Tobramycin tập trung ở thận thai nhi và đã được chứng minh gây điếc bẩm sinh cả hai bên tai không hồi phục. Vì vậy phải cân nhắc lợi hại thật cẩn thận khi phải dùng thuốc này trong những tình trạng đe dọa tính mạng hoặc trong những bệnh nặng mà các thuốc khác không dùng được hoặc không có hiệu lực.

Thời kỳ cho con bú

Tobramycin được tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Tuy nhiên thuốc rất ít được hấp thu qua đường uống và chưa có vấn đề gì đối với trẻ đang bú được thông báo.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Ðau và phản ứng tại chỗ tiêm.

Tăng bạch cầu ưa eosin.

Viêm tĩnh mạch huyết khối.

Transaminase tăng.

Chức năng thận xấu đi với những người đã có chức năng thận suy giảm trước khi bắt đầu điều trị.

Ðộc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm.

Ít gặp

Ðau đầu.

Buồn nôn, nôn.

Phosphatase kiềm và lactat dehydrogenase tăng.

Suy giảm chức năng thận ở người bệnh trước đó có chức năng bình thường.

Ðộc tính với tiền đình và ốc tai ở những người bệnh có thận bình thường.

Hiếm gặp

Sốt, ngủ lịm.

Ca, Mg, Na và K huyết giảm, thiếu máu; giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Lú lẫn.

Ỉa chảy.

Phản ứng độc hại ở cơ quan thính giác có thể vẫn phát triển sau khi đã ngừng dùng tobramycin.

Xử trí

Ngừng dùng thuốc.

Liều lượng và cách dùng

Thuốc tiêm tobramycin

Tobramycin có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch. Cũng giống như gentamicin, tobramycin nên dùng cùng với penicilin hoặc cephalosporin. Phải tiêm các thuốc riêng rẽ.

Người lớn:

Nhiễm khuẩn nặng: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 liều bằng nhau, cách 8 giờ một lần.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ và vừa: đáp ứng tốt với liều 2 - 3 mg/kg/ngày, mỗi ngày tiêm bắp một lần.

Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Có thể dùng tới 5 mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 lần. Liều cần phải giảm xuống tới 3 mg/ngày, ngay khi lâm sàng chỉ định.

Ðể đạt nồng độ điều trị trong huyết thanh ở người bệnh xơ nang tụy, có thể cần phải dùng tới liều 8 - 10 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần. Phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.

Trẻ em:

Trẻ em: 6 - 7,5 mg/kg/ngày, chia làm 3 hoặc 4 lần.

Trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh đủ tháng từ một tuần tuổi trở xuống có thể dùng tới 4 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ.

Thời gian điều trị thường kéo dài 7 - 10 ngày.

Người bệnh suy giảm chức năng thận:

Sau khi tiêm 1 liều 1 mg/kg, liều lượng tiếp theo ở những người bệnh này phải được điều chỉnh với liều thấp hơn và khoảng cách tiêm 8 giờ một lần hoặc với liều bình thường nhưng kéo dài khoảng cách.

Ðối với các nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng, có thể dùng gấp rưỡi các liều khuyến cáo. Liều phải giảm xuống càng sớm càng tốt sau khi bệnh đỡ.

Pha chế dung dịch tiêm

Ðể chuẩn bị dung dịch pha loãng truyền tĩnh mạch, cho mỗi liều vào từ 50 đến 200 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5% tiêm, để có nồng độ không vượt quá 1 mg (base) cho một ml (0,1%). Với dung dịch thu được, tiêm chậm trong vòng 30 - 60 phút để tránh chẹn thần kinh - cơ. Ðối với trẻ em, cần pha loãng với thể tích nhỏ hơn theo tỷ lệ tương ứng.

Tra mắt

Tobramycin tra mắt được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn mắt do các chủng nhạy cảm: Viêm mi mắt, viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm giác mạc...

Mỡ tra mắt

Các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: Tra vào kết mạc một dải thuốc mỡ (khoảng 1,25 cm), cứ 3 đến 4 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra.

Dung dịch tobramycin tra mắt

Tra 1 giọt vào kết mạc, 4 giờ một lần khi bị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa. Với nhiễm khuẩn nặng, tra vào kết mạc 1 giọt, cứ 1 giờ một lần. Tiếp tục điều trị cho tới khi đỡ, sau đó giảm số lần tra.

Tương tác thuốc

Giống như gentamicin, nếu sử dụng đồng thời hoặc tiếp theo với các chất khác gây độc cơ quan thính giác và thận, có thể làm tăng tính độc của các aminoglycosid. Sử dụng đồng thời tobramycin với các chất chẹn thần kinh - cơ sẽ phong bế thần kinh - cơ và gây liệt hô hấp.

Bảo quản

Bảo quản trong lọ kín ở nhiệt độ phòng không quá 25 độ C. Tránh để đông lạnh.

Tương kỵ

Trộn đồng thời các kháng sinh beta - lactam (penicilin và cephalosporin) với tobramycin có thể gây mất hoạt tính lẫn nhau một cách đáng kể. Nếu dùng đồng thời các thuốc này, phải tiêm ở các vị trí khác nhau. Không trộn những thuốc này trong cùng một bình hoặc túi để tiêm tĩnh mạch.

Quá liều và xử trí

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, việc điều trị quá liều hoặc phản ứng độc của tobramycin nhằm chữa triệu chứng và hỗ trợ.

Cách điều trị như sau:

Lọc máu hoặc thẩm tách phúc mạc để loại aminoglycosid ra khỏi máu của người bệnh suy thận.

Dùng các thuốc kháng cholinesterase, muối calci, hoặc hô hấp nhân tạo cơ học để điều trị chẹn thần kinh - cơ gây yếu cơ kéo dài và suy hoặc liệt hô hấp (ngừng thở) có thể xảy ra khi dùng đồng thời hai aminoglycosid.

Quy chế

Thuốc dạng kê đơn và bán theo đơn.

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt luôn cần được quan tâm khi quyết định dùng bất kì loại thuốc nào. Vậy việc sử dụng thuốc nhỏ mắt ở đối tượng này có được không? Trường hợp trong tình trạng bệnh đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc hoặc tắc mạch máu võng mạc thì cần dùng những loại thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu nào?

1. Mang thai có dùng được thuốc nhỏ mắt không?

Nguyên tắc khi dùng thuốc trên các đối tượng phụ nữ mang thai: không nên dùng bất kỳ thuốc gì trong thời kỳ mang thai trừ khi đã được chỉ định. Những thuốc được chỉ định có thể bao gồm vaccin phòng uốn ván, viên sắt, axit folic…

Thuốc nhỏ mắt cho bà bầu

Đối với thuốc nhỏ mắt, rất nhiều thuốc ảnh hưởng không tốt cho thai. Lưu ý đặc biệt nhất là thai ở giai đoạn từ 0-3 tháng. Do đó, nên tránh hoặc hạn chế tối đa dùng thuốc đối với bệnh nhân đang có thai trong 3 tháng đầu.

Tuy nhiên trong những tình huống cụ thể như mẹ bầu bị đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc hoặc tắc mạch máu võng mạc… thì vẫn phải dùng thuốc.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí là bất khả kháng cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Vì bệnh có thể gây giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mù. Do đó, thăm khám với bác sĩ sẽ giúp bạn có lời khuyên và yên tâm với việc dùng thuốc hơn.

Đối với độc tính của thuốc nhỏ mắt trên thai nhi, sắp xếp theo độc tính tăng dần thì cụ thể:

Kháng sinh < thuốc kháng viêm corticoid < thuốc kháng viêm không steroid < thuốc điều trị glaucom < thuốc kháng nấm < thuốc kháng vi-rút

2. Các loại thuốc nhỏ mắt dành cho bà bầu theo nhóm bệnh

2.1. Đau mắt đỏ

2.1.1. Thuốc nhỏ mắt Hylene

Thuốc nhỏ mắt Hylene trị đỏ mắt cho bà bầu
  • Hyaluromat Natri……………………………………………….1mg/ ml
  • Tá dược……………………………………………………………vừa đủ

  • Điều trị tổn thương biểu mô giác, kết mạc do nội tại do các hội chứng
    + Sjogren
    + Stevens-Johnson
    + Khô mắt
    + Và các bệnh lí khác
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị khi mắt bị các tác động bên ngoài
    + Do dùng thuốc
    + Phẫu thuật
    + Mắt bị chấn thương
    + Đeo kính áp tròng

  • Liều lượng sử dụng: nhỏ mắt với liều 1 giọt/ lần, có thể dùng từ 5 – 6 lần/ ngày.
  • Có thể thay đổi tùy triệu chứng bệnh.
  • Thuốc có thể gây ra các triệu chứng không mong muốn như rát mắt, chảy nước mắt do kích ứng,… Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì nên báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Toeyecin là loại thuốc nhỏ mắt dành cho các đối tượng đang mắc các vấn đề về mắt như

  • Các tình trạng viêm ở các vị trí như mi mắt túi lệ, kết mạc, giác mạc
  • Người bệnh bị loét giác mạc
  • Hoặc còn dùng để trị lẹo mắt
Thuốc nhỏ mắt điều trị đỏ mắt cho bà bầu

1. Thành phần trong công thức của thuốc nhỏ mắt Toeyecin

  • Tobramycin với hàm lượng 3 mg
  • Tá dược vừa đủ

2. Công dụng của thuốc nhỏ mắt Toeyecin

  • Thuốc nhỏ mắt giúp đieiêm mi mắt, viêm túi lệ, lẹo mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc

3. Liều dùng và cách dùng

  • Mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt
  • Số lần sử dụng: 5 – 6 lần/ ngày (mỗi lần nhỏ cách 4 giờ)
  • Nên nhỏ thuốc vào mắt bị viêm

Nơi sản xuất: Nhật Bản

Công ty sản xuất: Công ty Santen Pharmaceutical. Co

Dung tích: 5 ml

Giá tham khảo: khoảng 48.000 VNĐ

Thuốc nhỏ mắt Sancoba 5ml trong điều trị viêm loét giác mạc
  • Trong thành phần thuốc nhỏ mắt Sancoba có chứa hoạt chất Cyanocobalamin hay còn gọi là Vitamin B12
  • Vitamin B12 đóng vai trò hỗ trợ tăng trưởng, giúp tái tạo tế bào. Đồng thời giúp tạo máu, nucleoprotein và tổng hợp myelin.
  • Không những vậy, vitamin B12 cũng đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo, chuyển hóa carbohydrate, cũng như tổng hợp protein.
  • Chỉ định trong điều trị: sử dụng nếu viêm loét giác mạc, giác mạc bị tổn thương, mỏi mắt, khô mắt. Không những vậy, thuốc còn giúp phòng ngừa các bệnh về mắt.
  • Dung dịch nhỏ mắt Sancoba tương đối an toàn và lành tính.

2.3. Tắc mạch máu võng mạc

Trước hết, tình trạng tắc mạch máu võng mạc được hiểu là bệnh lý mạch máu võng mạc biểu hiện sự ngừng trệ tuần hoàn trở về ở võng mạc.

Khi điều trị có rất nhiều hướng và tùy vào từng đối tượng cụ thể và đặc điểm của bệnh mà được điều trị theo các hướng khác nhau. Phương pháp điều trị tình trạng tắc tĩnh mạch thể lành tính được đề cập dưới đây chỉ liên quan đến can thiệp về thuốc.

  • Thuốc tăng cường tuần hoàn như Ginkgo biloba
  • Sử dụng thuốc giảm tình trạng phù nề: Alphachymotripsin
  • Kháng kết tập tiểu cầu và giảm độ quánh của máu: Acid Acetyl salicylic
  • Tăng cường bền vững thành mạch máu như Vitamin C
  • Các thuốc kháng viêm chứa Cortisol
  • Thuốc tiêu huyết khối (Streptokinase, Urokinase) hay thuốc tan huyết khối (Thrombolytic Agents)

Lưu ý tình trạng tắc mạch máu võng mạc rất khó phát hiện vì không gây đau hay nhức mắt. Đặc biệt đối tượng là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế các sự can thiệp nội khoa. Do đó, nếu mẹ bầu nghi ngờ mắc bệnh cần phải đến trực tiếp gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, sẽ được bác sĩ chỉ định việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn sau khi đã cân nhắc cẩn thận.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trên đối tượng phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bài viết có cung cấp các thông tin về các loại thuốc nhỏ mắt đang được dùng cho đối tượng mang thai được tin dùng phổ biến ngày nay để người dùng tham khảo và lựa chọn.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng nào bất thường khi dùng thuốc nhỏ mắt để có thể được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!

Video liên quan

Chủ đề