Suy thượng thận là gì

I. ĐẠI CƯƠNG :

- Suy thượng thận là rối loạn chức năng vỏ tuyến thuọng thận làm giảm sản xuất corticoid chuyển hóa đường ( glucocorticoid), corticoid chuyển hóa muối nước và androgen.

- Nguyên nhân của suy TT được chia làm 2 loại:

+ Nguyên nhân tại tuyến ( nguyên phát ) : viêm TT tự miễn, nhiễm khuẩn, nhồi máu hoặc xuất huyết tuyến TT, phá hủy TT 2 bên, thâm nhiễm, ung thư xâm lấn tuyến TT, loạn dưỡng chất trắng vỏ thượng thận, suy TT có tính chất gia đình, hội chứng đề kháng corticoid, các thuốc làm giảm tổng hợp cortisol như ketoconazol, aminoglutethimid…

+ Nguyên nhân suy TT tại tuyến yên hay vùng dưới đồi: do uống glucocorticoid liều cao, kéo dài…là nguyên nhân hay gặp nhất, ngoài ra suy TT do tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên như hoại tử tuyến yên sau đẻ mất máu, khối u, viêm, nhiễm khuẩn, tự miễn, thâm nhiễm hạt, chấn thương, teo, phẫu thuật, xạ trị…

II. CHẨN ĐOÁN :

1. Chẩn đoán xác định suy TT:

a. Suy TT mạn

- Lâm sàng có các triệu chứng biểu hiện của thiếu glucocorticoid, corticoid chuyển hóa muối nước và androgen của suy TT nguyên phát mạn tính:

+ Mệt: thể chất, tinh thần và sinh dục.

+ Gầy từ từ do mất nước, mất muối, kém ăn.

+ Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

+ Sạm da ( chỉ có trong suy TT nguyên phát ): gặp vùng hở, vùng tiếp xúc với ánh nắng, sẹo, mặt, cổ, nếp gấp bàn tay, núm vú, sạm niêm mạc má, lợi, lưỡi, sàn miệng…

+ HA thấp, hạ HA tư thế.

+ Hạ đường huyết, chuột rút, thèm ăn muối…

- XN chứng tỏ tiết không đủ cortisol.

- Cortisol máu nền 8h thấp : nếu < 83nmol/l(3mcg/dl) gợi ý suy TT.

Nghiệm pháp kích thích ACTH (test Synacthene ) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 ống Synacthene 250 mcg, định lượng cortosol máu sau 30, 60 phút. Nếu cortosol > 550nmol/l ( 20mcg/dl): loại trừ suy TT nguyên phát và hầu hết là suy TT thứ phát.

b. Suy TT cấp :

- Triệu chứng suy TT cấp : xuất hiện trên nền suy TT mạn tính có tăng nhu cầu corticoid như: nhiễm khuẩn nặng, stress cấp tính hay xuất huyết TT 2 bên, dừng corticoid đột ngột, các bệnh nhân có bệnh lí tuyến yên, tiền sử mổ u tuyến yên…nên nghĩ đến suy TT cấp.

+ Sốt, trụy mạch không li giải được do các bệnh lí khác.

Triệu chứng thần kinh hay tâm thần do hạ đường huyết, hạ natri máu, mất nước như: suy nhược, kích động, lú lẫn, tăng nhiệt, đau cơ, chuột rút,…

+ Bệnh cảnh viêm dạ dày- ruột cấp như buồn nôn, nôn, hay đau bụng cấp.

- XN:

+ Cần định lượng cortisol máu nền và ACTH. Khi nghi ngờ suy TT cấp cần điều trị tiêm TM deexamethason để tránh phản ứng chéo cới XN cortisol.

+ Cortisol máu nền > 700 nmol/l(25mcg/dl) thường không nghĩ đen suyTT cấp. khi tình trạng bệnh qua giai đoạn cấp tính cần làm thêm test Synacthene nhanh như trên để khẳng định chẩn đoán.

+ Các rối loạn khác như : rối loạn điện giải nặng, có cô đặc máu, protid máu tăng, Hct tăng, suy thận chức năng, toan chuyển hóa.

III. CẬN LÂM SÀNG :

1. XN đặc hiệu

Cortisol máu nền,nghiệm pháp kích thích ACTH.

2. XN khác:

- CTM thiếu máu nhược sắc, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan.

- Đường huyết đói có thể thấp.

- Điện giải đồ: natri máu giảm, natri niệu tăng, kali máu tăng.

- Tăng ure, creatinin do suy thận chức năng, toan máu nhẹ, tăng calci máu từ nhẹ đến trung bình.

3. Chẩn đoán hình ảnh( chỉ tiến hành khi đã có các xét nghiệm nội tiết và đã có chẩn đoán ).

- MRI sọ não, CT scan : tiến hành khi nghi ngờ u tuyến yên ( nên chụp MRI sọ não hơn là CT scan ).

- Siêu âm ổ bụng và CT thượng thận : phát hiện ra u thượng thận, kích thước và tính chất khối u: calci hóa thường do lao, u do nấm, di căn ung thư, u lympho hay AIDS.

- Xquang tim phổi thẳng : phát hiện có lao phổi kèm theo, u hay ung thư gây di căn.

IV. ĐIỀU TRỊ :

1. Điều trị tại tuyến tỉnh và trung ương:

a. Khẩu phần ăn muối bình thường:

b. Glucocorticoid liều thay thế

- Hydrocortison : là thuốc điều trị tốt nhất. liều từ 10-30 mg/ngày chia 2 lần ( 2/3 tổng liều sau ăn sáng và 1/3 sau ăn chiều )

- Hoặc prednisone 5mg- 7,5mg 1 lần/ngày

c. Corticoid chuyển hóa muối nước

Fludrocortison 50- 300 mcg 1 lần/ngày.

Điều trị suy TT thứ phát hoặc tam phát tương tự như suy TT nguyên phát ít khi cần bù corticoid chuyển hóa muối nước.

d. Khi ốm hoặc phẫu thuật:

- Điều chỉnh điện giải, HA, bù đủ dịch.

- Tiêm hydrocortisone natri succinat TM 50- 100mg mỗi 6-8h. giảm dần liều trong 1-3 ngày và chuyển dần thành liều uống. duy trì hoặc tăng liều hydrocortisone đến 200-400mg/ngày nếu có sốt, hạ HA hay biến chứng khác xảy ra. Nếu không có hydrocortisone natri succinat, có thể dùng thay thế bằng methylprednisolon 40mg tiêm TM.

2. Điều trị suy TT cấp:

- Bù nước và điện giải để hồi phục thể tích dịch thiếu : 2-3 lít NaCl 0,9% hoặc G 5% pha thêm NaCl nếu đường huyết thấp.

- Khi chẩn đoán chưa rõ dexamethason 4mg trước khi làm nghiệm pháp Synacthene, hydrocortisone natri succinat : tiêm TM 50-100 mg mỗi 6-8h ngay khi chẩn đoán, giảm liều dần trong 1-3 ngày và chuyển thành đường uống duy trì nếu có thể.

- Mineralocorticoid : thường ít dùng trong suy TT cấp. Bù natri đủ có thể chỉ bằng truyền muối TM, cũng có thể dùng khi hết truyền muối.

- Theo dõi đường máu và truyền glucose ưu trương nếu cần.

- Điều trị nguyên nhân gây khởi phát suy TT cấp.

Tuyến thượng thận nằm trên đỉnh của mỗi quả thận và thường sản xuất ba loại hormone: glucocorticoids, mineralocorticoids và androgen. Suy thượng thận xảy ra khi tuyến thượng thận sản xuất không đủ các hormone trên. Thường khá khó khăn để phát hiện sớm bệnh lý này. Tuy nhiên việc điều trị thường thành công. Với phương pháp điều trị thích hợp và các biện pháp phòng ngừa, những người bị suy tuyến thượng thận có thể có một cuộc sống ổn định và khỏe mạnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về bệnh lý này. 

Các loại hormone của tuyến thượng thận

Glucocorticoid

Cortiosol là glucocorticoid chính được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Cortisol có nhiều chức năng quan trọng bao gồm:

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Tăng mỡ trong cơ thể.
  • Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
  • Giúp cơ thể đáp ứng lại với stress.

Mineralocorticoids

Aldosterone giúp điều chỉnh nồng độ natri và kali của cơ thể, lượng máu và huyết áp.

Androgens

Ở phụ nữ, androgen thúc đẩy sự phát triển của các đặc điểm giới tính. Ví dụ như lông nách và lông mu. Ở nam giới, hầu hết androgen (ví dụ testosterone) được sản xuất trong tinh hoàn. Còn androgen sản xuất do tuyến thượng thận không có chức năng quan trọng trong điều hòa sinh sản.

Suy thượng thận là gì
Vị trí của suy tuyến thượng thận trong cơ thể

Xem thêm: Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Để tìm hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh này. 

Suy thượng thận nguyên phát

Suy thượng thận nguyên phát hay còn được gọi là bệnh Addison. Bệnh xảy ra khi tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ lượng hormone mà ACTH vẫn đủ (một loại hormone do tuyến yên tiết ra để điều hòa tuyến thượng thận). Đây là một căn bệnh hiếm gặp, trong khoảng 1 triệu người thì có khoảng 35-120 người mắc bệnh.

Hầu hết, bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi, suy nhược toàn thân, chán ăn, sụt cân. Những triệu chứng suy thượng thận phổ biến khác bao gồm:

  • Sậm da, đặc biệt ở mặt, cổ và mu bàn tay
  • Triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn và nôn
  • Huyết áp thấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Đau nhức cơ, khớp
  • Thèm muối
  • Ở phụ nữ, giảm lông nách, lông mu và giảm ham muốn tình dục

Suy thượng thận thứ phát

Suy thượng thận thứ phát do giảm sản xuất ACTH, dẫn đến tuyến thượng thận giảm sản xuất các hormone.

Nguyên nhân của suy giảm tuyến thượng thận thứ phát thường gặp

  • Dùng corticoid ngoại sinh kéo dài (ví dụ như sử dụng thuốc corticoid)
  • U tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (một vùng ở não bộ)
  • Nhiễm trùng
  • Ung thư
  • Nhồi máu não
  • Chấn thương sọ não
  • Bất thường tuyến yên do đột biến gen

Triệu chứng suy tuyến thượng thận thứ phát

Bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát cũng có triệu chứng tương tự như suy thượng thận nguyên phát. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt như

  • Sậm da ít khi xảy ra
  • Triệu chứng dạ dày ruột ít gặp
  • Những triệu chứng hạ đường huyết như vã mồ hôi, hồi hộp, run, nôn nói, tim đập nhanh thường gặp hơn.
Suy thượng thận là gì
Triệu chứng dạ dày ruột ít gặp là dấu hiệu của suy tuyến thượng thận thứ phát

U tuyến yên hoặc ở hạ đồi có thể gây ra những triệu chứng khác như đau đầu và rối loạn về nhìn. Khi hormone ở tuyến yên thấp có thể gây vô sinh, rối loạn cương, mệt mỏi, khàn tiếng, táo bón, chậm dậy thì hoặc lùn ở trẻ em.

Xét nghiệm suy tuyến thượng thận

Chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận là một quá trình gồm 4 bước

  • Đo mức cortisol trong máu
  • Các xét nghiệm khác cần để xác định lại chẩn đoán suy thượng thận
  • Xét nghiệm để phân biệt xem đây là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát
  • Khi đã biết được là suy thượng thận nguyên phát hay thứ phát sẽ có những xét nghiệm khác để đánh giá thêm

Xét nghiệm đo cortisol và ACTH máu

Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, khoảng 8 giờ sáng

  • Nếu mức độ cortisol rất thấp, người đó gần như bị suy thượng thận
  • Nếu mức độ cortisol máu trên mức bình thường thì người đó gần như không bị suy thượng thận
  • Đôi khi nhiều người có kết quả nằm trong vùng trung gian, chưa rõ ràng thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác.

Đo nồng độ ACTH trong máu có thể giúp phân biệt được suy thượng thận nguyên phát hoặc thứ phát:

  • Nếu mức ACTH cao, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Nếu mức ACTH thấp, người đó có thể bị suy tuyến thượng thận thứ phát.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân cơ bản

Bác sĩ sẽ dựa vào tuổi, giới tính, bệnh sử và các vấn đề khác để xác định. Các bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính bụng (CT-scan bụng) để đánh giá tuyến thượng thận. Trong một số trường hợp có thể yêu cầu chụp X-quang ngực, cộng hưỡng từ não (MRI não)…

Điều trị suy tuyến thượng thận

Rất nhiều người thắc mắc rằng suy tuyến thượng thận có chữa được không? Điều trị suy thượng thận bằng cách thay thế hormone bị thiếu. Mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng do thiếu hụt hormone, đồng thời không làm phát sinh ra các triệu chứng do dư thừa hormone. Việc điều trị thường đòi hỏi dùng hormone thay thế cả đời.

Suy thượng thận là gì
Bệnh suy tuyến thượng thận có thể được điều trị

Suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp thường nặng về và có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu thường gặp của suy thượng thận cấp là sốc, mất nước, hôn mê. Trong một số trường hợp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi, lú lẫn có thể xảy ra trước sốc. Suy thượng thận cấp thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc stress. Và đây là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được điều trị khẩn cấp.

Suy thượng thận là một bệnh lý khó phát hiện sớm, tuy nhiên nếu được phát hiện kịp thời và nhận được điều trị thích hợp có thể giúp ổn định lại sức khỏe của bạn. Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh.