T and c là gì

Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi trong hoạt động mua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, 2 bên đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty mẹ - con.

Vậy thanh toán TT là gì và quy trình làm thanh toán T/T như thế nào? Cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh

>>>> Xem thêm: Tổng hợp các website B2B mua bán quốc tế lớn nhất trên thế giới

Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T là gì?

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) hay phương thức thanh toán T/T: là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.

Quy trình chuyển tiền (t/t): kết chuyển thuế gtgt

(1). Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận

(2). Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài.

(3). Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền

(4). Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi

(5). Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.

(6). Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi

Đặc điểm phương thức chuyển tiền T/T

Có 2 hình thức chuyển tiền: nên học kế toán thực hành ở đâu

+ Chuyển tiền trả trước (TTR): là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.

+ Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng

Tham khảo: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán chuyển tiền T/T

Phương thức thanh toán này cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện được liệt kê dưới đây:

Ưu điểm

- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng (nếu thực hiện bằng thanh toán T/T ).

  • Chỉ phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC
  • Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC
  • Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiến hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền .

- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.

- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng .

- Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả .

Hạn chế

- Phương thức thanh toán T/T chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vảo thiện chí của người mua. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua - bán đã có sự tin cậy , hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước,...

- Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động. Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

- Đối với phương thức chuyển tiền trả sau: khóa học quản trị nhân sự

  • Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi .
  • Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất .
  • Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gi để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

 - Đối với phương thức chuyển trả trước:

  • Bất lợi cho nhà nhập khẩu vị đã chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao hàng.
  • Nếu vì lí do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.

Như vậy, phương thức thanh toán này dù theo cách thức nào cũng đều gây rủi ro cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, cần cân nhắc kĩ khi sử dụng phương thức thanh toán này và nếu cần đảm bảo an toàn, nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)

>>>>> Bài viết liên quan: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Xuất nhập khẩu – Logistics

Bài viết được chia sẻ bời đội ngũ chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Mong rằng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về phương thức thanh toán T/T và quy trình thực hiện một cách thành thạo.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

Testing & Commissioning (T&C) là quá trình chạy thử, cân chỉnh hệ thống cơ điện cuối cùng để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng thông số kỹ thuật và ổn định trước khi bàn giao. Công tác T&C tại dự án dự kiến kéo dài từ 2-3 tháng với các hệ thống chính: Điện & Điện nhẹ, HVAC, Cấp thoát nước và PCCC.

Hệ thống cơ:

  • Testing and balancing cho hệ thống gió, nước của điều hòa không khí, thông gió.
  • Kiểm tra thiết kế, bản vẽ thi công để đảm bảo hệ thống có thể được cân chỉnh.
  • Test áp lực cho các loại bình chứa.
  • Test áp lực cho hệ thống đường ống (HVAC, nhiên liệu, cứu hỏa, nước cấp, nước thải, nước mưa..)
  • Test các tính năng, điều khiển cho các thiết bị.

Hệ thống điện:

  • Test thông mạch.
  • Test cách điện.
  • Test các tính năng cho tủ điện, bộ điều khiển, data, điện thoại, các thiết bị khác.
  • Test an toàn.
  • Đo thông số hoạt động của đèn, tính hiệu, vôn, công suất.

Từ những công trình của Hoàng Sa, khách hàng có thể an tâm rằng Hệ thống sẽ vận hành ổn định và an toàn Testing and Commissioning tiêu chuẩn GMP do Hoàng Sa đem lại. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội T&C của Hoàng Sa luôn có mặt để vận hành, chạy thử trước khi đưa vào hoạt động, đảm bảo hệ thống vận hành bình thường theo đúng thiết kế và biện pháp thi công.

Sự am hiểu hệ thống, bề dày kinh nghiệm với những công trình lớn, đa dạng cho phép chúng tôi thao tác nhanh, xử lý nhạy với mọi tình huống xảy ra, thực hiện tốt các khâu vận hành, bảo trì, đem lại sự tin cậy cho khách hàng

.

Cách thực hiện đơn giản, nhanh cho kết quả, test nhanh Covid là phương pháp được nhiều người áp dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Vậy, vạch C và T trên que thử Covid là gì? Hãy cùng chúng tôi giải thích những ký hiệu này để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bộ kít nhé!

1. Ký hiệu C và T trên que thử covid là gì?

Test nhanh Covid là phương pháp mang đến sự tiện lợi và cho kết quả khá chính xác trong việc phát hiện virus SARS-CoV-2. Bạn có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần đến máy móc phức tạp. Điều này làm giảm bớt gánh nặng lên các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm.

Mặc dù test nhanh được ứng dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Đặc biệt, hai vạch C và T trên que thử Covid là gì? Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa biết được ý nghĩa thực sự của chúng.

Khay test Covid được dùng để hiển thị kết quả, giúp người dùng nhận biết mình có nhiễm virus hay không. Khay có dạng hình chữ nhật, phía trên có ký hiệu 2 vạch C và T.

Vạch C:

Được biết vạch C (Control line) là vạch chứng, nếu sau khi nhỏ mẫu vạch này hiển thị màu đỏ thì chứng tỏ kit test hoạt động bình thường. Do đó, vạch C sẽ luôn hiển lên khi khay test đã thấm đủ lượng dịch mẫu. Đồng thời nếu kết quả xét nghiệm chỉ hiển thị ở vị trí C thì có nghĩa là bạn âm tính tại thời điểm thực hiện, tức không bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trường hợp vạch C mờ thì lượng dịch chiết mà bạn nhỏ vào ô nhận mẫu (S) là chưa đủ. Lúc này, kết quả ở vạch T có thể bị ảnh hưởng nếu lượng dịch chiết quá ít, không thể thấm và di chuyển đến vị trí này để phản ứng.

Vạch C (Control line) là vạch chứng, nếu sau khi nhỏ mẫu vạch này hiển thị màu đỏ thì chứng tỏ kit test hoạt động bình thường

Vạch T:

Đối với vạch T (Test line) là vạch thử, nếu bạn mắc Covid thì vạch này sẽ hiển thị màu đỏ và cho kết quả dương tính. Vạch T càng đậm hoặc càng nhạt đều không thể hiện số lượng virus trong cơ thể nhiều hay ít. Do đó, bạn nên hiểu đúng ý nghĩa của ký hiệu này.

Lưu ý: Trên khay test không hiện 2 vạch hoặc chỉ hiện 1 vạch T thì bạn nên thực hiện lại, hoặc que test không chuẩn. Bởi vì lúc này kết quả không có giá trị, quá trình thực hiện có thể mắc phải sai sót.

Cũng có trường hợp, nồng độ virus trong cơ thể còn thấp (giai đoạn sớm của bệnh), khay test không thể phát hiện nên chỉ hiện thị vạch C và không có vạch nào ở vị trí T. Do đó, bạn nên theo dõi sức khỏe và tự test lại sau đó vài ngày.

Vạch T (Test line) là vạch thử, nếu bạn mắc Covid thì vạch này sẽ hiển thị màu đỏ và cho kết quả dương tính

2. Hướng dẫn cách test nhanh Covid chính xác

Vạch C và T trên que thử Covid là gì, chắc hẳn bạn đã biết được ý nghĩa của những ký hiệu này. Để nhận được kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên thực hiện đúng các bước test nhanh theo hướng dẫn của nhà sản xuất bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước hết bạn nên chuẩn bị đầy đủ một bộ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Nếu thực hiện cùng lúc nhiều người, bạn nên ghi tên mình lên khay test để tránh bị nhầm lẫn với người khác.

Trước khi thực hiện, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đồng thời, người lấy mẫu cũng nên tiến hành sát khuẩn tay, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.

Người lấy mẫu nên tiến hành sát khuẩn tay, đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn

Bước 2: Trước khi lấy mẫu

Lấy khay thử ra khỏi túi đựng và đặt lên một mặt phẳng sạch nằm ngang. Để mang lại kết quả chính xác, bạn chỉ nên sử dụng khay test đã mở trong vòng không quá 1 giờ.

Sau đó, lấy que ngoáy tỵ hầu ra khỏi túi đựng và thực hiện các bước lấy mẫu tiếp theo.

Bước 3: Lấy mẫu

Nếu người thực hiện lấy không đủ mẫu hoặc thao tác sai thì độ chính xác của kết quả sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước lấy mẫu dịch tỵ hầu và dịch mũi:

- Lấy mẫu dịch tỵ hầu:

Áp dụng đối với những bộ kit lấy mẫu dịch tỵ hầu. Lúc này, bạn nên ngồi yên ở tư thế đầu hơi nghiêng ra sau một góc 700. Trường hợp lấy mẫu là trẻ nhỏ thì bố mẹ nên đặt con ngồi lên đùi, ôm và giữ chặt cơ thể, tay và ngả đầu trẻ về phía sau.

Tiếp đó, cầm que lấy mẫu nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi. Để di chuyển dễ dàng vào sâu 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai, bạn nên vừa đẩy vừa xoay que hoặc đến vạch chỉ điểm có sẵn trên que lấy mẫu, sau đó nên xoay que 3 lần và giữ yên trong vòng 5 giây nhằm lấy đủ dịch thấm.

Cuối cùng bạn nên xoay và rút que mẫu ra từ từ, rồi cho ngay vào ống chứa dung dịch đệm.

Khi lấy mẫu dịch tỵ hầu, bạn nên ngồi yên ở tư thế đầu hơi nghiêng ra sau một góc 70 độ

- Lấy mẫu dịch mũi:

Áp dụng đối với những bộ test cần lấy dịch mũi. Tương tư như cách lấy trên, bạn cũng nên ngồi ở tư thế đầu hơi nghiêng một góc 700. Sau đó, người lấy mẫu sẽ đưa que qua lỗ mũi thứ nhất, khi đạt độ sâu khoảng 2cm thì xoay que 3 lần và giữ yên khoảng 10 giây.

Tiếp theo, dùng que lấy mẫu này để lấy mẫu bệnh phẩm với bên mũi thứ hai. Sau khi thực hiện xong, xoay và rút que ra ngoài rồi cho ngay vào ống chứa dung dịch đệm.

Bước 4: Tách chiết mẫu

Bước này có tác dụng hòa mẫu bệnh phẩm vào dung dịch đệm. Do đó, bạn nên nhúng đầu que lấy mẫu vào ống chiết, thực hiện xoay và miết đầu que vào thành, đáy ống nhiều lần.

Tiến hàng ngâm đầu que lấy mẫu trong dung dịch 1 phút, rồi dùng tay bóp hai thành ống ép vào đầu que, xoay và ép đầu qua để thu được nhiều dịch nhất. Sau đó, đậy chặt nắp nhỏ giọt và lắc mạnh ống theo chiều ngang ít nhất 10 lần. Khi mẫu và dung dịch đệm đã trộn đều, bạn chỉ cần nhỏ 3 giọt vào ô nhận mẫu (S) của khay thử và đợi kết quả sau 15 phút.

Bước 5: Đọc kết quả

Nếu đã hiểu được ký hiệu C và T trên que thử Covid là gì thì bạn sẽ dễ dàng đọc được kết quả. Kết quả âm tính khi khay test chỉ xuất hiện vạch C. Ngược lại cả hai vạch C và T đều hiển thị trên khay thì kết quả là dương tính, bạn đã mắc bệnh.

Bước 6: Xử lý vật liệu xét nghiệm

Khay test, que lấy mẫu đã qua sử dụng được xem là những chất thải lây truyền virus. Do đó bạn nên bỏ tất cả vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi rồi cho vào một túi màu vàng khác và buộc kín.

Để người khác có thể nhận biết được chất thải nguy hiểm đang đựng bên trong, bạn nên ghi nhãn trên các túi là “chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”. Sau đó để túi ở nơi cố định và thông báo với cơ sở y tế tại địa phương đến thu gom, xử lý theo quy định.

Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa của ký hiệu C và T trên que thử Covid. Dựa vào đây bạn sẽ đọc được kết quả xét nghiệm của mình. Để đảm bảo độ chính xác, bạn nên thực hiện đúng thao tác theo quy định của Bộ Y tế.

Để chắc chắn hơn bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thực hiện xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán và phát hiện virus SARS-CoV-2 khi cơ thể có triệu chứng nghi nhiễm. Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC hiện là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam vinh dự được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm hàng đầu thế giới (CAP). Cùng với chứng chỉ ISO 15189:2012 - tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về năng lực và chất lượng đối với các phòng xét nghiệm y tế đã được cấp trước đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm về mức độ chính xác của kết quả khi thực hiện tại đây.

Để chủ động đặt lịch xét nghiệm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 56, truy cập vào website: medlatec.vn hoặc đăng ký qua ứng dụng MedOn.

Video liên quan

Chủ đề