Tab ẩn danh có bị theo dõi không

Khi duyệt web trên máy tính hoặc các thiết bị Android, bạn có thể yêu cầu trang web không thu thập hoặc theo dõi dữ liệu duyệt web của bạn. Theo mặc định, tính năng "Không theo dõi" bị tắt.

Tuy nhiên, điều xảy ra với dữ liệu sẽ phụ thuộc vào cách trang web phản hồi yêu cầu này. Nhiều trang web sẽ vẫn thu thập và sử dụng dữ liệu duyệt web của bạn để tăng cường tính bảo mật, cung cấp nội dung và dịch vụ, phân phát quảng cáo, hiển thị nội dung đề xuất trên trang web của họ, và tạo số liệu thống kê báo cáo.

Hầu hết các trang web và dịch vụ web, bao gồm cả của Google, không thay đổi hành vi của họ khi nhận được yêu cầu Không theo dõi. Chrome không cung cấp thông tin về trang web và dịch vụ web nào đáp ứng đầy đủ yêu cầu Không theo dõi cũng như cách các trang web diễn giải yêu cầu đó.

  1. Trên máy tính, hãy mở Chrome.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm
    Tab ẩn danh có bị theo dõi không
    Tab ẩn danh có bị theo dõi không
    Cài đặt.
  3. Nhấp vào Quyền riêng tư và bảo mật 
    Tab ẩn danh có bị theo dõi không
     Cookie và các dữ liệu khác của trang web
  4. Bật hoặc tắt chế độ Gửi yêu cầu "Không theo dõi" kèm theo lưu lượng duyệt web của bạn

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Nhắc đến "Incognito Mode" là ai cũng biết ngay đó là chế độ duyệt web ẩn danh của Google, hay cụ thể hơn là Google Chrome - trình duyệt được tin dùng nhiều nhất thế giới. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu nếu bạn muốn hoạt động truy cập của mình không bị lưu lại và bị ai đó phát hiện, rảnh tay rảnh chân làm điều gì đó "mờ ám" mà không lo bố mẹ hay bạn trai bạn gái biết chẳng hạn...

Nội dung chính

  • Ẩn danh không có nghĩa rằng làm gì cũng không lo bị theo dõi và phát hiện
  • Ẩn danh nhưng sếp vẫn có thể thấy bạn...
  • Chế độ ẩn danh không sinh ra để phục vụ bảo mật
  • Chế độ riêng tư có thể làm gì?
  • Một vài thông tin vẫn có thể bị lộ
  • Nhưng rốt cuộc thì chúng ta vẫn nên dùng chế độ riêng tư
  • Chế độ ẩn danh cũng có trên những ứng dụng khác

Nhưng có thật là bạn sẽ hoàn toàn che giấu được hết hành tung bí ẩn của mình khỏi tất cả mọi thứ được không?

Tin buồn cho bạn đây: Không có năng lực ẩn danh thần pháp 100% được đâu! Vì chính Google Chrome cũng đã tự thừa nhận điều đó ngay ở giao diện chính của Incognito Mode rồi đây:

Tại sao lại vẫn có những ngoại lệ như thế này, lại còn bao gồm cả... chủ lao động và trường học của mình nữa?

Theo những thông tin chia sẻ trước đây từ chính lập trình viên làm việc cho Chrome - anh Darin Fisher - thực chất Google không gọi trực tiếp đó là "Privacy Mode" (chế độ riêng tư) là vì có lý do cả. Đơn giản, họ không muốn người dùng nghĩ rằng chế độ đó riêng tư tuyệt đối, hoặc chí ít là hiểu lầm nó có tác dụng như vậy.

Ẩn danh không có nghĩa rằng làm gì cũng không lo bị theo dõi và phát hiện

Đúng là nó có tác dụng phòng ngừa dữ liệu bị ghi lại và phát hiện, nhưng ý nghĩa cốt lõi của nó không phải "thần thánh" đến nỗi được thiết kế để chống lại tác động xâm nhập cao siêu nào cả. Thực chất, đây là chế độ hỗ trợ những ai có máy tính cho mượn hoặc dùng chung lẫn nhau, muốn tránh người kia xem được hoạt động trước đó của mình khu duyệt web.

Cách Google triển khai có thể giải thích nôm na như sau: Mọi hoạt động lưu dữ liệu duyệt web của trình duyệt sẽ bị tạm dừng, vô hiệu hóa khi Incognito Mode được mở, không có dấu hiệu nào được ghi lại.

Ẩn danh nhưng sếp vẫn có thể thấy bạn...

Bất ngờ chưa, khi mà đã chuẩn bị kỹ càng để che đậy đến thế rồi mà sao vẫn có khả năng bị theo dõi? Câu trả lời nằm ở việc: Incognito Mode chỉ ngăn chính trình duyệt trên thiết bị bạn đang dùng ghi lại dữ liệu mà thôi - còn đối với những trường hợp ngoại lệ khác vẫn có thể có những yếu tố vượt qua được cơ chế này.

Bạn có chắc là ẩn danh sẽ giúp giấu hết mọi thứ trong tầm tay?

Một trang web không có định dạng kết nối bảo mật, hay bắt chung một đường mạng Wi-Fi nhưng lại không biết rằng nó có chế độ công khai dữ liệu chia sẻ giữa các máy cùng kết nối với nhau... Tất cả đều sẽ khiến bạn há hốc mồm vì ngạc nhiên nếu một ngày phát hiện ra mình không quá kín kẽ như đã hình dung.

Chế độ ẩn danh không sinh ra để phục vụ bảo mật

Nếu cho rằng Incognito Mode sẽ đảm đương được nhiệm vụ che giấu dữ liệu và bảo vệ chúng khỏi những tác động từ bên ngoài thì bạn lầm to rồi. Như đã đề cập từ đầu, Google không kèm bất kỳ từ khóa nào liên quan đến "sự riêng tư" vào trong tên gọi của chế độ này là có lý do tính toán hết rồi.

"Ngay từ khi bật chế độ ẩn danh lên, chúng tôi sẽ lập tức công khai rằng hoạt động duyệt web của bạn vẫn có thể bị truy cập xem từ một số nguồn nhất định," Fisher chia sẻ.

Tuy nhiên, mục đích chính của Incognito Mode thì lại rất hữu dụng nếu được gọi ra đúng lúc. Nó sẽ ngăn trang web hiện thời trong chế độ khỏi việc ghi lại dữ liệu truy cập của bạn trên thiết bị đang dùng. Vì thế, đây là điều nên làm khi đang chuẩn bị truy cập một trang web không đáng tin lắm, hoặc có thể là tránh được rủi ro một phần về lỗ hổng rò rỉ dữ liệu như scandal Facebook vừa qua chẳng hạn.

Bạn có thường sử dụng Chế độ ẩn danh khi lướt web? Thật ra thì chế độ này cũng không hoàn toàn an toàn như bạn hằng nghĩ đâu.

Chế độ ẩn danh trên các thiết bị Android đều tương tự nhau: đó là một cách để bạn che dấu danh tính của bạn trong khi đang lướt web. Khi bạn vào Chế độ riêng tư trên Google Chrome, lịch sử trình duyệt của bạn sẽ được ẩn đi và không có ai khác có thể thấy những site mà bạn đã vào.

Chế độ riêng tư có thể làm gì?

Chế độ riêng tư hay lướt web ẩn danh là một biện pháp bảo vệ dành riêng cho một thiết bị. Tức là nếu bạn dùng chế độ ẩn danh trên một thiết bị, mà thiết bị thứ hai với cùng một tài khoản không sử dụng thì lịch sử trình duyệt của thiết bị thứ hai cũng có thể bị xâm nhập.

Nói đơn giản hơn, Chế độ ẩn danh ngăn cản những người vô tình cầm điện thoại của bạn có thể thấy lịch sử trình duyệt của bạn. Ở chế độ này, Chrome sẽ không lưu lịch sử trình duyệt của bạn hay bất kỳ dữ liệu nào bạn nhập lên web. Google Chrome cũng sẽ không đồng bộ dữ liệu của bạn với tài khoản, nếu nó đã được đăng nhập vào Chrome.

Chrome vẫn sẽ nhớ cookies, dữ liệu trang, và quyền được cấp trong khi bạn duyệt, nhưng thông tin này sẽ bị xóa sao khi bạn đóng tab lại (đương nhiên là bạn có thể xóa thủ công lịch sử trình duyệt của bạn bất cứ khi nào bạn muốn).

Nếu bạn dùng chế độ ẩn danh, không ai có thể biết website ngân hàng của bạn hay những trang bạn truy cập mà không muốn cho người khác biết.

Một vài thông tin vẫn có thể bị lộ

Như đã đề cập ở trên, chế độ ẩn danh có thể ngăn Chrome ghi nhật ký các phiên lướt web của bạn nhưng nó không ngăn chặn toàn bộ những người khác, ứng dụng khác nhìn thấy hoạt động trực tuyến của bạn.

Ví dụ như, bạn truy cập trang web nào thì trang web đó cũng biết bạn đã truy cập, và cả những nhà quảng cáo trên website đó. Ngoài ra bất kỳ website nào bạn đăng nhập cũng sẽ ghi nhận sự đăng nhập của bạn, với vì nó có lưu giữ lịch sử đăng nhập. Hay nếu bạn dùng máy tính công cộng như ở trường hay công ty, những người có quyền truy cập vào mạng cũng có thể xem lịch sử trình duyệt của bạn. Tương tự, mấy công ty cấp internet cho nhà bạn cũng sẽ kiểm soát được lịch sử truy cập của bạn.

Thật ra những trang này lấy thông tin từ IP Address của bạn, cũng là một cách để xác định vị trí của bạn đang ở đâu, bạn đang làm gì khi trên web, danh tính của bạn là ai, bao gồm cả trang của Google như Gmail. 

Chế độ ẩn danh không che giấu bạn khỏi cơ quan thực thi pháp luật, có thể đề nghị nhà cung cấp internet của bạn xác định địa chỉ IP và tiết lộ lịch sử trình duyệt của bạn (với điều kiện là phải có văn bản chính thức).

Còn nữa.

Bản thân Chrome không lưu trữ bất kỳ tệp nào bạn có thể tải xuống trong khi duyệt ở chế độ ẩn danh; tuy nhiên, các tệp đó được lưu vào thư mục tải xuống chính. Các tập tin vẫn ở đó trong máy bạn ngay cả sau khi bạn đóng phiên duyệt web riêng tư của bạn. Điều này có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể tìm và mở chúng.

Mọi dấu trang bạn tạo ở chế độ riêng tư đều được lưu vào Chrome. Điều đó có nghĩa là nếu bạn lưu dấu trang cho một trang web hoặc dịch vụ dành cho người lớn, nó sẽ hiển thị trong thư mục dấu trang của bạn. Ngoài ra, mọi tùy chọn, cài đặt và điều chỉnh khả năng truy cập bạn thực hiện trong quá trình duyệt riêng tư cũng có thể được lưu vào Chrome.

Nhưng rốt cuộc thì chúng ta vẫn nên dùng chế độ riêng tư

Có một vài lý do đặc biệt để sử dụng chế độ này, dù về cơ bản nó không bảo vệ được hoàn toàn thông tin của bạn.

Ít nhất thì khi bạn sử dụng chung một chiếc máy tính bảng hay PC với gia đình,đặc biệt là ở nhà bạn có trẻ em nữa, thì bạn nên sử dụng chế độ này.

Ngoài ra khi bạn sử dụng máy tính công cộng như ở trường, tiệm in ấn, công ty… và bạn phải điền một số thông tin hay đăng nhập vào gmail để lấy lại file thì bạn cũng nên vào chế độ ẩn danh để tránh việc thiết bị đó có thể bí mật thu thập được dữ liệu của bạn.

Cuối cùng, nếu đơn giản là bạn không muốn người khác biết bạn làm gì khi online, trình duyệt ẩn danh cũng là cách tốt nhất để bạn giữ kín thông tin của mình.

Chế độ ẩn danh cũng có trên những ứng dụng khác

Ứng dụng Play Store, Maps của Google đều có chế độ riêng tư. Thực ra chế độ riêng tư trên Play Store vẫn đang được thử nghiệm và chưa được ra mắt. Dự kiến là chế độ ẩn danh trên Playstore sẽ dấu lịch sử tìm Apps của bạn, còn trên Google Maps nó sẽ cho phép bạn giấu lịch sử di chuyển và những nơi bạn tìm. Lưu ý là những tính năng này sẽ không thể giúp bạn dấu thông tin của bạn khỏi những ứng dụng khác.

YouTube cũng có Chế độ ẩn danh, cũng giúp ngăn cản người khác biết lịch sử tìm kiếm và clip bạn đã xem. Trình duyệt của Samsung cũng hỗ trợ chế độ ẩn danh, thật ra hầu hết trình duyệt ngày nay đều có chế độ này.

Dù tính năng này vẫn chưa là một giải pháp hoàn hảo nhưng vẫn có tác dụng riêng của nó. Vậy nên cho dù bạn có hay không có điều gì để che dấu thì khi lướt web cũng hãy nhớ luôn phải chú trọng về việc an toàn thông tin và bảo mật cá nhân nhé!

VPN