Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi Lớp 7

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Công nghệ 7 do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi?

- Khi đưavắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng . Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh , vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.

Kiến thức tham khảo về Vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.

1. Vacxin là gì?

Vắc-xin(tiếng Pháp:vaccin,tiếng Anh:vaccine) là một chế phẩm sinh học cung cấpkhả năng miễn dịch thu đượcchủ động đối với mộtbệnh truyền nhiễmcụ thể.Vắc xin thường chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh và thường được tạo ra từ các dạng vi sinh vật, độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã bị làm suy yếu hoặc bị giết chết. Tác nhân này kích thíchhệ thống miễn dịchcủa cơ thể, sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai. Vắc xin có thể mang tínhdự phòng(để ngăn ngừa hoặc cải thiện ảnh hưởng của mộtchứng lây nhiễmtrong tương lai bởi mộtmầm bệnh "hoang dã" trong tự nhiên), hoặc mang tínhđiều trị(để chống lại một căn bệnh đã xảy ra, chẳng hạn nhưung thư)

2. Phân loại Vacxin

- Trước đây vacxin được chia thành 3 loại: vacxin giải độc tố, vacxin chết, vacxin sống giảm độc lực. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ sinh học chúng ta có thêm 2 loại: vacxin chiết tách và vacxin tái tổ hợp.

Vacxin giải độc tố

- Được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vacxin giải độc tố, chúng học cách chống lại độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể trung hòa độc tố

- Ví dụ: vacxin bạch hầu, vacxin uốn ván…

Vacxin bất hoạt (chết)

- Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh đã chết. Các vacxin này an toàn và ổn định hơn vacxin sống, các vi sinh vật gây bệnh đã chết không thể đột biến trở lại. Các kháng nguyên chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch.

- Tuy nhiên vacxin chết đáp ứng miễn dịch yếu hơn vacxin sống nên được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Điều này có thể hạn chế cho những người dân sống ở vùng không có điều kiện về chăm sóc y tế thường xuyên, không thể tiêm nhắc lại đúng lịch.

- Ví dụ: vacxin ho gà, vacxin thương hàn, vacxin tả, vacxin Salk (phòng bại liệt), vacxin viêm não Nhật Bản…

Vacxin sống giảm độc lực

- Được sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống với vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Do vacxin sống, giảm độc lực gần giống như đáp ứng với nhiễm trùng tự nhiên nên chúng tạo ra đáp ứng miễn dịch và sinh kháng thể mạnh, thường gây ra miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều.

- Ví dụ: vacxin BCG sống, vacxin thương hàn, vacxin Sabin (phòng bại liệt), vacxin sởi…

- Khi sử dụng cần phải hết sức đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của vacxin sống, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.

Vacxin tách chiết

- Kháng nguyên được tách chiết từ vi sinh vật.

- Ví dụ: kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của phế cầu…

Vacxin tái tổ hợp

- Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật cần có để làm vacxin được tách và tái tổ hợp vào E. coli hoặc một dòng tế bào thích hợp.

- Ví dụ: vacxin tả, vacxin thương hàn…

- Các nhà khoa học đang nghiên cứuvacxin tái tổ hợp cả trên vi khuẩn và virus cho HIV, dại và sởi.

3. Tác dụng của Vacxin

- Khi đưa Vắc xinvào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thểchống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch .

4. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vacxin

- Khi sử dụng vắc xin cần chú ý:

+ Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.

+ Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.

+ Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.

+ Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.

Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi Lớp 7

Lớp 7

Công nghệ

Công nghệ - Lớp 7

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Hay nhất

Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin. Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút)gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.

Ví dụ:vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn; vắc xin đóng dấu lợn được chế từ chính vi khuẩn gây bệnh đóng dấu lợn.

Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng càch sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.

^...^ ^_^

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 123 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát hình 73 về cách xử lí mầm bệnh để chế vắc xin và trả lời câu hỏi: Thể nào là vắc xin chết và vắc xin nhược độc?

    Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi Lớp 7

    Trả lời:

    – Vắc xin nhược độc: vắc xin sử dụng chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia.

    – Vắc xin chết: Vắc xin được tạo thành bằng cách giết chết mầm bệnh.

    (trang 124 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát hình 74 rồi điền vào vở bài tập các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống sao cho phù hợp với tác dụng phòng bệnh của vắc xin:

    Các từ và cụm từ: vắc xin, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.

    Khi đưa (1) vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra (2) chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh xâm nhập trở lại, cơ thể vật nuôi có khả năng (3).Vật nuôi không bị mắc bệnh vì đã có khả năng (4).

    Trả lời:

    1. Vắc xin.

    2. Kháng thể.

    3. Tiêu diệt mầm bệnh.

    4. Miễn dich.

    Câu 1 trang 124 sgk Công nghệ 7: Em cho biết văc xin là gì? Lấy 1 ví về loại vắc xin mà em biết?

    Lời giải:

    Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm được gọi là vắc xin. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virut) gây bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Có 2 loại vắc xin là vắc xin nhược độc và vắc xin chết.

    Ví dụ: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ virut gây bệnh dịch tả lợn.

    Câu 2 trang 124 sgk Công nghệ 7: Em cho biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi?

    Lời giải:

    Vắc xin giúp cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch. Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.

    Câu 3 trang 124 sgk Công nghệ 7: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì?

    Lời giải:

    Khi sử dụng vắc xin cần chú ý:

    + Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

    + Vắc xin đã pha phải dùng ngay.

    + Sau khi dùng vắc-xin còn thừa phải xử lí theo đúng qui định.

    + Sau khi được tiêm vắc-xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch.

    + Sau khi tiêm vắc-xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng (phản ứng thuốc) phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.