Tại sao bé ngủ hay trằn trọc

Trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của đồng thời làm cho cha mẹ mệt mỏi. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nên người mẹ cần tìm hiểu kỹ để giúp con yêu có giấc ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc

Trẻ quấy khóc có nhiều nguyên nhân mà khi mẹ nắm được ác nguyên nhân có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Nguyên nhân trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Trẻ trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu và thường cáu gắt, quấy khóc là biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Hiện tượng này thường xảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi khiến nhiều cha mẹ mệt mỏi và lo lắng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, táo bón,… 

- Thiếu hụt dưỡng chất: hấp thu dưỡng chất không đầy đủ, thiếu hụt Canxi, Vitamin D khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ. 

- Trẻ bị kích thích thần kinh: tiếng ồn, nhiệt độ phòng, ánh sáng hoặc một nỗi sợ hãi từ ban ngày khiến thần kinh trẻ bị kích thích.

- Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, ho, có đờm,… gây khó thở khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác: trẻ bị đói, bị khát nước, bị ướt tã, trẻ ăn quá no, đang bị bệnh, quần áo làm trẻ không thoải mái, sạch sẽ,... cũng gây trằn trọc khó ngủ cho trẻ và nhiều nguyên nhân khác...

Hậu quả khi trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Theo nghiên cứu, giấc ngủ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ ngon, sâu giấc sẽ phát triển tốt, ngược lại khó ngủ, trằn trọc diễn ra liên tục và thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và quá trình phát triển của trẻ.

- Trẻ ngủ không ngon giấc làm quá trình trao đổi chất kém, dễ gây biếng ăn, cơ thể thiếu dưỡng chất, sức đề kháng giảm. Đặc biệt, khó ngủ, ngủ ít làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao, vì hormone tăng trưởng được giải phóng nhiều nhất là khi bé ngủ say, ngủ ngon giấc.

- Làm cho trẻ luôn có tâm trạng khó chịu, hay cáu gắt, quấy khóc và không vui vẻ. Trẻ thiếu ngủ thường dễ bị kích động tâm lý, dễ trầm cảm hơn trẻ ngủ đủ giấc.

- Ngủ không ngon dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng đến tư duy và phát triển trí não của trẻ sau này.

Theo nghiên cứu, trẻ ngủ đủ phải ngủ từ 14-18 tiếng/ngày (với trẻ dưới 1 tuổi), 11-13 tiếng/ngày (với trẻ 1-5 tuổi) và ít nhất 9 tiếng/ngày (với trẻ trên 6 tuổi). Các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có thể ngủ đủ giấc và ngon giấc.

Cách khắc phục trẻ quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ

Lời khuyên dành cho cha mẹ có con quấy khóc, trằn trọc, khó ngủ :

- Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa nếu đó là nguyên nhân gây trằn trọc khó ngủ.

- Nếu trẻ khó ngủ do thiếu hụt canxi hay vitamin D thì cần bổ sung thêm canxi, vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

- Trẻ bị kích thích do tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ thì cần điều chỉnh lại độ ồn, nhiệt độ, ánh sáng cho phù hợp với trẻ.

-  Nếu do trẻ mắc các bệnh hô hấp thì phải điều trị cho hết bệnh.

- Ngoài ra cần phải chú ý: cho trẻ ăn đủ no, uống đủ nước, không để tã bẩn, ướt tràn ra gây khó chịu, chăm sóc và nuôi dưỡng cho trẻ khỏe mạnh, tiêm vacxin đầy đủ. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, mềm mại, thoáng, để tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Xây dựng cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ, để đảm bảo ngủ đủ. Ngủ trước 21h hoặc 22h (tùy theo độ tuổi của trẻ) là thời gian lý tưởng để trẻ đi vào giấc ngủ ngon. Không nên để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ của bé như: tivi, máy tính, điện thoại di động… cũng có ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ bú mẹ thì bà mẹ cũng lưu ý tránh những thực phẩm, đồ uống, thuốc có thể gây khó ngủ cho trẻ như: thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, rượu, trà, cà phê, nước ngọt có ga,...

Ngoài ra, việc lựa chọn một số hoạt chất tốt cho giấc ngủ như: Lutein, Cholin trong sữa công thức hay tăng cường một số thực phẩm: sữa nóng, chuối, bột yến mạch, quả óc chó, hạt sen,… cũng góp phần cho bé ngủ ngon.

Nếu tình trạng khó ngủ kéo dài, cha mẹ đã sử dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn không cải thiện thì nên đưa trẻ đi khám và điều trị.

Bài viết liên quan:

Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn, vì sao? Câu hỏi chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Tất tần tật về táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mua ngay Tại đây!

Chắc hẳn các mẹ đều biết giấc ngủ đối với trẻ nhỏ rất quan trọng, nên khi thấy con ngủ không yên giấc, trằn trọc, khó ngủ về đêm… bạn sẽ thấy rất lo lắng.

Hơn nữa, tình trạng này kéo dài khiến bậc cha mẹ vô cùng mệt mỏi. Hãy cùng Hoby xem 7 cách ứng phó khi trẻ sơ sinh ngủ hay trằn trọc, lăn lộn nhé.

1. Những yếu tố khiến trẻ khó ngủ, lăn lộn

1.1. Không gian, môi trường ngủ không thoải mái

Vì em bé khá nhạy cảm với môi trường xung quanh nên yếu tố trước hết để bé có được giấc ngủ ngon là không gian ngủ phải hợp lý như: 

  • Phòng ngủ yên tĩnh
  • Ánh sáng ở mức thấp
  • Nhiệt độ phòng 26 – 28 độ C
  • Giường nệm sạch sẽ.

Nếu những điều này bạn đã làm rồi mà bé vẫn trằn trọc khó ngủ thì mới xét đến những nguyên nhân khác.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Bé ngủ đêm hay lăn lộn, trằn trọc

Một trong những lý do phổ biến làm bé khó ngủ là do hệ thần kinh bị kích thích, gây nên các biểu hiện dư âm tương tự trong giấc ngủ bởi các hoạt động vui chơi của trẻ vào ban ngày.

1.3. Tâm lý bị ảnh hưởng tiêu cực

Càng lớn trẻ càng biết giao tiếp với mọi người xung quanh, có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, bất an, hồi hộp… làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn quấy khóc.

1.4. Trào ngược dạ dày hoặc đầy hơi

Trước khi ngủ trẻ ăn quá no sẽ khiến bụng căng trướng, đầy hơi, quá trình tiêu hóa kích thích dạ dày tiết ra dịch vị, thời gian nhu động ruột sẽ kéo dài khiến trẻ trằn trọc. Thậm chí, nếu trẻ ngủ ngay sau khi no, thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng nôn ói.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Bé ngủ hay quơ tay chân

Việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, magie, photpho… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp. Từ đó, bé có cảm giác nhức mỏi chân tay và hay lăn lộn khi ngủ, ngủ không ngon giấc.

1.6. Vấn đề về sức khỏe 

Trẻ trằn trọc, khó ngủ còn có thể do mắc phải một số bệnh như sốt, đau nhức, dị ứng da, suy nhược cơ thể…

Nếu trẻ có biểu hiện như mệt mỏi, không tỉnh táo, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám.

2. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh trằn trọc khó ngủ

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Giải pháp cho trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm

Nếu trẻ có thói quen hất tung chăn khi ngủ, túi ngủ, khăn quấn sẽ là lựa chọn phù hợp đối với trẻ. Cách quấn khăn đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Quấn khăn sẽ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn và dễ ngủ hơn.

Mẹ nên chọn túi ngủ chất lượng tốt, độ dày và độ rộng phù hợp.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Bé nằm túi ngủ

Một căn phòng không có tiếng ồn, mát mẻ và ánh sáng thấp sẽ là không gian thích hợp để bé có được giấc ngủ ngon. Ngoài ra, bạn có thể bật nhạc êm dịu để bé giải tỏa căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ hơn

2.3. Thoải mái tâm lý

Trẻ con hay nghịch ngợm, quậy phá nên nhiều lúc bị ba mẹ la rầy, quát mắng… Điều này vô tình ảnh hưởng nặng lên tâm lý của bé.

Nếu trước khi đi ngủ trẻ được thắt chặt tình cảm với ba mẹ bằng việc nghe một câu chuyện thú vị hoặc được vỗ về bằng bài hát ru, bé sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái, áp lực tâm lý được giải tỏa giúp bé dễ dàng tiến vào giấc ngủ sâu.

2.4. Hạn chế vận động trước khi ngủ

Để não bộ của con không bị phấn khích ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bé nên hạn chế những hoạt động quá mức vào ban đêm. Thay vào đó bé có thể hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ như tắm nước ấm, được mẹ massage hoặc nghe kể chuyện.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Bé ngủ đêm hay lăn lộn

Bé có thể trằn trọc, khó chịu do bụng “kêu đói” lúc nửa đêm. Vì vậy bạn hãy cho bé ăn trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để thức ăn được tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

2.6. Vệ sinh cơ thể con sạch sẽ

Bạn có biết rằng trẻ tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có giấc ngủ ngon và sâu hơn?

Một cơ thể sạch sẽ là yếu tố góp phần giúp bé ngủ ngon, không quấy khóc lăn lộn khi ngủ. Ba mẹ cũng nên lưu ý không tắm cho bé quá lâu để tránh cảm cúm, nhiễm lạnh.

Tại sao bé ngủ hay trằn trọc
Tắm rửa sạch sẽ giúp bé dễ ngủ hơn

Trẻ gặp các vấn đề khi ngủ một phần là do thiếu chất dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega 3, vitamin nhóm B, protein…. để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Để biết được trẻ cần bổ sung dinh dưỡng bao nhiêu là đủ, bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ để biết được chính xác. Ngoài ra, nên phơi nắng cho trẻ mỗi ngày khoảng 30 phút để hấp thụ vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe.

Hy vọng rằng qua bài viết này ba mẹ đã tìm được nguyên nhân và có thể khắc phục được tình trạng trẻ ngủ không yên giấc, hay lăn lộn.

Tuy rằng giấc ngủ của bé có thể sẽ gặp nhiều vấn đề, nhưng chỉ cần bạn nắm bắt được thông tin và nhẫn nại áp dụng thì rắc rối về giấc ngủ sẽ được giải quyết thôi.

Tài liệu tham khảo:

  • 11 Reasons Your Baby Won’t Sleep and How to Cope (1)
  • Why is my baby very restless when he sleeps? (2)