Tại sao bị mỏi quai hàm

Đau quai hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau nên chẩn đoán chính xác là điều rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau quai hàm, thường là chấn thương, các bệnh lý về thần kinh hoặc các vấn đề ở mạch máu. Trong đó rối loạn thái dương hàm chính là nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng này. Thói quen nghiến răng, viêm tủy răng, các bệnh liên quan đến răng miệng… cũng nằm trong danh sách các nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau quai hàm.

Tại sao bị mỏi quai hàm
Tại sao bị mỏi quai hàm

Đau quai hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau.

Cách giảm đau quai hàm nhanh chóng

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: có tác dụng làm giãn các cơ hàm đang co thắt và giảm đau.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Massage vùng quai hàm bị đau: dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào các vùng đau của hàm, rồi xoay tròn với lực ấn vừa phải, sau đó mở miệng và lặp lại bài tập. Massage các cơ ở hai bên cổ cũng có thể làm giảm căng thẳng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như tập yoga, thiền…để làm giảm đau quai hàm do stress.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm quá dai hoặc quá giòn như kẹo cao su, nước đá, táo, thịt bò…để tránh tạo ra áp lực quá mức trên khớp hàm, sẽ dẫn đến khó chịu và đau quai hàm sau đó.
  • Tránh các loại đồ uống có chứa caffeine: một cốc cà phê buổi sáng có thể góp phần làm căng cơ. Vì thế tránh tiêu thụ cà phê và trà (hai thức uống phổ biến có chứa caffeine) có thể giúp là giảm đau quai hàm theo thời gian.

Tại sao bị mỏi quai hàm

Nếu tình trạng đau quai hàm không thuyên giảm cho dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau, tự chăm sóc tại nhà, người bệnh nên tới bệnh viện để được kiểm tra, tư vấn cách điều trị phù hợp.

Điều trị y tế cho đau quai hàm

Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên nhưng tình trạng đau quai hàm vẫn không cải thiện, người bệnh nên tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách điều trị khác.

  • Đeo dụng cụ bảo vệ hàm: đây là một dụng cụ nha khoa bằng nhựa dẻo được đeo vào răng để ngăn chặn tình trạng nghiến răng có thể gây đau quai hàm ở những người có thói quen này vào buổi tối.
  • Thuốc giãn cơ: nếu triệu chứng đau quai hàm không đáp ứng với phương pháp đeo dụng cụ bảo vệ hàm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ để làm giảm bớt tình trạng căng cơ hàm.
  • Tiêm botox: tiêm box vào các cơ hàm có khả năng giảm đau do rối loạn thái dương hàm trong lúc nhai.
  • Phẫu thuật hàm: trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thực hiện phẫu thuật để điều trị rối loạn thái dương hàm. Cách điều trị này áp dụng cho những người bệnh bị đau quai hàm nghiêm trọng do vấn đề trong cấu trúc của khớp hàm.

Đau quai hàm để càng lâu, khả năng chữa khỏi càng ít, do đó người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau quai hàm và tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe.

Việc không lưu ý đúng mức dấu hiệu này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là không cứu chữa kịp thời. Nhiều bạn hỏi về vấn đề há miệng hạn chế và rối loạn khớp thái dương hàm, nên trong bài viết này Nha Khoa Ocare xin trả lời chung cho các bạn. Sau đây là 3 cảnh báo mong mọi người cần lưu ý nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc do không hiểu rõ về vấn đề.

Tại sao bị mỏi quai hàm

TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi khám tư vấn một bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi quai hàm, há miệng lớn không được

 Nguyên nhân có thể là do bệnh uốn ván

Khi có tình trạng há miệng hạn chế, đầu tiên nên nghĩ đến uốn ván nếu thời gian há miệng hạn chế trong vòng 3 tuần. Làm thế nào để biết uốn ván? Trước hết xem có liên quan đến một vết thương bẩn do đạp gai, đạp đinh hay không. Nhiều trường hợp không phát hiện được vết thương liên quan. Dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán uốn ván là tình trạng tăng mức há miệng hạn chế khi kích thích. Đơn giản là đưa cái muỗng vào trong miệng vùng răng sau và quay cái muỗng tạo kích thích lên răng, có thể sẽ cắn chặt trên cái muỗng. Hoặc sờ nắn vùng góc hàm hay vùng môi sẽ thấy cơ cứng hơn so với bình thường. Có thể sờ một người bình thường để thấy sự khác biệt. 

 Há miệng hạn chế liên quan đến vùng hàm mặt hoặc hầu họng

Nếu há miệng hạn chế trên 3 tuần hoặc dưới 3 tuần, nhưng đã loại trừ uốn ván hãy nghĩ đến ung thư vùng hàm mặt hoặc hầu họng. Nhiều trường hợp ung thư với dấu há miệng hạn chế nhưng để kéo dài nên không cứu được. Làm sao biết là ung thư? Dấu hiệu đơn giản là há miệng lệch về phía lành với mức độ ngày càng tăng. Ví dụ bệnh nhân đau bên trái, nhưng há miệng lệch sang bên phải. Những dấu hiệu kèm theo có thể là nghẹt mũi cùng bên, ù tai cùng bên hoặc tê môi, má cùng bên. 

Tại sao bị mỏi quai hàm
 Há miệng hạn chế, đau mỏi quai hàm thường gặp nhất là do rối loạn khớp thái dương hàm

Há miệng hạn chế do rối loạn khớp thái dương hàm. Đây là trường hợp phổ biến và là dấu hiệu tiến triển sang giai đoạn nặng. Làm thế nào để biết là há miệng hạn chế do rối loạn khớp thái dương hàm. Những trường hợp này hầu hết là có tiếng kêu khớp trước đó. Sau khi hết tiếng kêu khớp thì sẽ há miệng hạn chế. Như vậy, hết tiếng kêu khớp không phải là hết bệnh mà là bệnh diễn tiến nặng hơn. Thời gian vàng để điều trị là 3 tuần. Quá 3 tuần, không có khả năng nắn đĩa được và điều trị sẽ trở nên rất phức tạp.

Video: Tìm hiểu bệnh rối loạn khớp thái dương hàm và cách điều trị

Tại sao bị mỏi quai hàm
Tại sao bị mỏi quai hàm

Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải. Đau quai hàm hay sái quai hàm là gì? Một vài triệu chứng sái quai hàm dễ nhận thấy nhất bao gồm đau bên trong hoặc xung quanh vùng tai, cứng quai hàm, cảm thấy đau khi nhai thức ăn hoặc nhức đầu.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân đưa đến cơn đau ở vùng mặt. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và đưa ra chính xác phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp bị sái quai hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, bao gồm cả chỉ định bệnh nhân chụp X-quang nha khoa nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra cơn đau.

Dấu hiệu bạn bị đau quai hàm

Bạn thường bị đau quai hàm gần tai bên trái hay bị đau quai hàm gần tai bên phải? Đôi khi bạn cảm thấy há miệng bị đau quai hàm trái hoặc đau hàm phải khi nhai? Đó có thể là triệu chứng của sái quai hàm.

Các dấu hiệu của bệnh sái quai hàm bao gồm:

  • Hàm bị đau (đau hàm phải, đau hàm trái) hoặc bị cứng hàm
  • Đau nhức ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai
  • Gặp khó khăn hoặc khó chịu khi nhai thức ăn (đau hàm khi nhai)
  • Đau nhức vùng mặt
  • Khớp bị cứng, rất khó để há miệng ra hoặc khép miệng lại

Bật mí mẹo chữa đau quai hàm tức thì cho bạn

Trong trường hợp đau nhẹ hoặc cơn đau không kéo dài, bạn có thể chưa cần phải đi khám ngay. Thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những biện pháp đơn giản sau để giảm đau. Cách trị sái quai hàm tại nhà là:

  • Mẹo chữa đau quai hàm: Thử phương pháp chườm nóng vì nhiệt độ giúp thư giãn cơ bắp, từ đó giảm cảm giác đau và cứng khớp hiệu quả. Riêng cách chườm lạnh chỉ hữu ích nếu đau kèm biểu hiện sưng, viêm.
  • Cách trị đau quai hàm tại nhà: Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như paracetamol (acetaminophen), ibuprofen… Tuy nhiên, hãy chắc chắn sử dụng đúng theo liều đã được hướng dẫn. Nếu vẫn không giải quyết triệu chứng đau xương quai hàm hoặc bạn cần phải dùng thuốc giảm đau dài ngày, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Cách trị sái quai hàm tại nhà: Dùng ngón trỏ và ngón giữa để nhấn vào khu vực đau và xoa bóp theo chuyển động tròn khoảng 5 – 10 vòng rồi cử động miệng. Lặp lại các thao tác trên cho đến khi cơn đau xương quai hàm bớt hẳn.
  • Cách trị đau quai hàm tại nhà: Nếu bạn luôn nằm nghiêng một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ thì nên thay đổi thói quen này. Bởi những tư thế ngủ trên có thể gây áp lực lên cơ hàm, dẫn đến tình trạng đau nhức một bên hàm (đau hàm trái hoặc đau hàm phải). Lời khuyên là nên nằm nghiêng ở bên không bị đau.
  • Cách trị sái quai hàm tại nhà: Tránh xa các loại thực phẩm dễ dính và dai cũng như không nên nhai kẹo cao su. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm hoặc cắt thực phẩm ra thành từng miếng nhỏ.

Khi nào nên đi khám?

Mặc dù đau quai hàm bên phải hay đau quai hàm bên trái không phải ca nào cũng nguy hiểm nhưng nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì buộc phải có biện pháp can thiệp ngay. Lúc này, bạn có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn vài ngày hoặc thuyên giảm nhưng tái trở lại.

Dưới đây là một vài biểu hiện đi kèm báo hiệu đã đến lúc bạn cần đi khám:

  • Gặp khó khăn khi ăn, uống, nuốt hay thở
  • Cơn đau khiến bạn khó cử động miệng như bình thường
  • Vùng bị ảnh hưởng bị viêm, sưng tấy hoặc xuất hiện cơn sốt
  • Cơn đau nghiêm trọng biến mất sau khi có sự xuất hiện đột ngột của một thứ dịch lỏng vị mặn như muối và có mùi khó chịu trong miệng.

Mách bạn các biện pháp phòng ngừa sái quai hàm hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp ngăn ngừa tình trạng bị đau quai hàm gần tai bên phải hoặc bị đau quai hàm gần tai bên trái:

  • Nếu thỉnh thoảng bạn bị đau hàm phải hoặc đau hàm trái, hãy tránh nhai kẹo cao su hoặc cắn các vật cứng (như bút bi hoặc móng tay). Đồng thời cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai
  • Khi ngáp, hãy dùng tay để đỡ hàm dưới
  • Hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu phát hiện bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ
  • Tránh nhai ở một bên hàm, hãy nhai đều hai bên khi ăn
  • Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi, học cách thư giãn cơ quai hàm

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.